Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 tỉnh Bắc Ninh năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 tỉnh Bắc Ninh năm học 2015 - 2016 Đề kiểm tra học kì I lớp 10 môn Ngữ văn có đáp án Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 là đề kiểm tra học kì I lớp 10 môn Văn có kèm ...
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 tỉnh Bắc Ninh năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10
là đề kiểm tra học kì I lớp 10 môn Văn có kèm đáp án cụ thể được VnDoc.com sưu tầm vằ đăng tải. Đây là tài liệu tham khảo hay, giúp các bạn cùng ôn tập và củng cố kiến thức vững chắc cho kỳ thi học kỳ 1.
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Tôn Đức Thắng, Gia Lai năm học 2015 - 2016
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH
Đề Thi Học Kì 1
Môn: Ngữ Văn - Lớp 10
Thời gian làm bài 90 phút
I. Phần đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Thêm một tuổi đời, vậy là cái tuổi ba mươi đâu còn xa nữa. Vài năm nữa thôi mình sẽ trở thành một chị cán bộ già dặn đứng đắn. Nghĩ đến đó mình thoáng thấy buồn. Tuổi xuân của mình đã qua đi trong lửa khói, chiến tranh đã cướp mất hạnh phúc trong tình yêu và tuổi trẻ. Ai lại không tha thiết với mùa xuân, ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và trên đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi? Nhưng... tuổi hai mươi của thời đại này đã phải dẹp lại những ước mơ hạnh phúc mà lẽ ra họ phải có...
(Nhật kí Đặng Thùy Trâm – NXB Hội Nhà Văn, 2005)
Câu 1: Đoạn văn trên diễn tả tâm sự gì của tác giả?
Câu 2. Trong hai câu văn Ai lại không tha thiết với mùa xuân? Ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi 20? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 3: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
Câu 4: Viết đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về nội dung: Sống để tuổi thanh xuân có ý nghĩa?
Đọc bài thơ sau và trả lời từ câu 5 đến câu 8:
Chót trên cành cao vót
Mấy quả sấu con con
Như mấy chiếc khuy lục
Trên áo trời xanh non.
Trời rộng lớn muôn trùng
Đóng khung vào cửa sổ
Làm mấy quả sấu tơ
Càng nhỏ xinh hơn nữa.
Trái con chưa đủ nặng
Để đeo oằn nhánh cong.
Nhánh hãy giơ lên thẳng
Trông ngây thơ lạ lùng.
Cứ như thế trên trời
Giữa vô biên sang nắng
Mấy chú quả sấu non
Giỡn cả cùng mây trắng
(Quả sấu non trên cao – Xuân Diệu – Thơ chống Mĩ cứu nước 1965 – 1967, nxb Văn học 1968, tr83)
Câu 5. Nêu nội dung chính của văn bản trên?
Câu 6: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 7: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ đầu, phân tích ý nghĩa của biện pháp đó?
Câu 8. Viết đoạn văn từ 5 – 7 dòng trình bày cảm nhận của anh chị về sự kì diệu của thiên nhiên.
II. Phần làm văn (7 điểm)
Trong truyện cổ tích "Tấm Cám" tác giả dân gian đã kể lại những chặng đường đời của Tấm (trước khi vào cung, sau khi vào cung) đều bị mẹ con nhà Cám nhiều lần hãm hại, nhưng lần nào cũng vậy Tấm đều vượt qua.
- Bằng lời văn của mình em hãy kể lại quá trình của Tấm đấu tranh để giành sự sống vì hạnh phúc.
- Từ đó em có suy nghĩ gì về triết lý sống "Ở hiền gặp lành"?
Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10
I. Phần đọc hiểu
Câu 1: Đó là tâm sự của một bác sĩ trẻ giữa chiến trường ác liệt trong thời khắc của năm mới. Một tâm sự tiếc nuối tuổi thanh xuân nhưng cũng sẵn sàng hiến dâng tuổi xuân. (0,25đ)
Câu 2: Hai câu: Ai lại không tha thiết với mùa xuân? Ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắ và đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi sử dụng câu hỏi tu từ. Mục đích: Nhấn mạnh, khẳng định và làm nổi bật khát vọng, sự tha thiết với mùa xuân, với tuổi trẻ ở mỗi người. (0,5đ)
Câu 3. Đoạn văn chủ yếu sử dụng phương pháp tự sự kết hợp với biểu cảm. (0,25đ)
Câu 4. Học sinh có thể trình bày tự do, sáng tạo nhưng phải phù hợp với đoạn văn và yêu cầu (Khẳng định vẻ đẹp của mùa xuân, ý nghĩa của tuổi trẻ. Từ đó nhận thức và hành động đúng đắn để sống có ích, tận hưởng và tận hiến cho cuộc đời. (0,5đ)
Câu 5. Nội dung văn bản: Miêu tả một cách chân thực và sinh động hình ảnh chùm quả sấu non trên cao. (0,25đ)
Câu 6. Thể thơ 5 chữ (0,25đ)
Câu 7. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ đầu là: Biện pháp so sánh. Hiệu quả: so sánh liên tưởng đặc sắc giúp nhà thơ tạo ra hình ảnh độc đáo, bất ngờ, thú vị... (0,5đ)
Câu 8. Học sinh có thể trình bày tự do, sáng tạo nhưng phải phù hợp với bài thơ và yêu cầu. (Thiên nhiên luôn ẩn chứa những điều kì diệu. Một bông hoa, một nhánh cỏ, một chồi non, một tiếng chim buổi sớm, đều có những vẻ đẹp, sự quyến rũ riêng, độc đáo bất ngờ, cần có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, tình yêu với thiên nhiên, tạo vật.) (0,5đ)
II. Phần làm văn
A. Mở bài (0,75đ)
- Giới thiệu truyện cổ tích Tấm Cám
- Dẫn dắt yêu cầu đề.
B. Thân bài:
1. Giới thiệu hoàn cảnh của Tấm
- Mồ côi cha và mẹ, tuổi thơ bất hạnh khổ đau.
- Phải sống cuộc đời dì ghẻ con chồng (1đ)
2. Trước khi vào cung: (1,5đ)
- Sống cuộc đời khổ cực. Ngày đêm vất vả làm lụng.
- Bị mẹ con Cám lừa, ghét bỏ.
- Không được đi thi trẩy hội
3. Sau khi vào cung. (3đ)
- Luôn bị hãm hại, bị Cám giết, tấm liên tục hóa thân thành chim, thành cây xoan đào.....v..v nhưng đều bị mẹ con nhà Cám liên tục hãm hại tiếp đến tột cùng.
- Triết lí sống của nhân dân "Ở hiền gặp lành" kẻ xấu bị trừng trị ngày gieo gió sẽ gặp bão.
C. Kết bài
- Quá trình đấu tranh của Tấm là quá trình đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Từ đó rút bài học trong cuộc sống. (0,75đ)