14/01/2018, 14:52

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 trường THCS Nguyễn Văn Tư, Bến Tre năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 trường THCS Nguyễn Văn Tư, Bến Tre năm 2015 - 2016 Đề kiểm tra học kì 1 môn Sử lớp 7 có đáp án Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2015 - 2016 được VnDoc.com sưu tầm ...

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 trường THCS Nguyễn Văn Tư, Bến Tre năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2015 - 2016

được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, đây là tài liệu ôn tập môn Sử hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 7, giúp các bạn củng cố và luyện tập môn Sử hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Bắc Trà My năm 2014 - 2015

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 7

Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 trường THCS Trần Cao Vân năm 2014 - 2015

PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC

TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TƯ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

Môn: Lịch Sử

Thời gian: 45 phút (Trắc nghiệm 15', tự luận 30')

I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm): Thời gian 15 phút học sinh nộp bài.

* Khoanh tròn một chữ cái đầu câu trả lời đúng

Câu 1: Lãnh địa phong kiến là

A. Vùng đất của lãnh chúa                          B. Vùng đất của nông dân
C. Vùng đất của nông nô                            D. Vùng đất của nô tì

Câu 2: Đông Nam Á hiện nay có mấy quốc gia?

A. 9                          B. 10                           C.11                          D. 12

Câu 3: Người đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng là ai?

A. Lê Hoàn              B. Ngô Quyền             C. Lý Kế Nguyên      D. Tông Đản

Câu 4: Người có công dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước là ai?

A. Đinh Bộ Lĩnh       B. Ngô Quyền             C. Thục Phán           D. Khúc Thừa Dụ

Câu 5: Cho các từ , cụm từ sau: "đợi giặc" ; "của giặc"; "tấn công";

"đem quân"; "để chặn". Hãy lựa chọn điền vào chỗ .... cho trọn ven chủ trương của Lý Thường Kiệt (Mỗi ý đúng 0,25đ)

"Ngồi yên............................... không bằng ........................đánh trước ............................ thế mạnh ............................"

Câu 6: Nối thời gian và sự kiện cho phù hợp (1đ – Mỗi ý đúng 0,25đ)

    Thời gian                                    Sự kiện

A. Năm 1009                      1. Nhà Trần thành lập

B. Năm 1010                      2. Nhà Lý thành lập

C. Năm 1075                      3. Chiến thắng Như Nguyệt

D. Năm 1077                      4. Tấn công vào đất Tống

                                           5. Dời đô về Đại La đổi tên là Thăng Long

A +..............; B +.................; C +.................; D +....................

II. TỰ LUẬN: (7 điểm): Thời gian 30 phút.

Câu 7: Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên? (2đ)

Câu 8: Nêu diễn biến, ý nghĩa cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt. Giải thích vì sao Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến (2đ)

Câu 9: Nhận xét nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt (2đ)

Đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 7

1. A                    2. C                    3. B                   4. A

Câu 5:

Đợi giặc - đem quân

Để chặn - của giặc

Câu 6:

A + 2                 B + 1                   C + 4                D + 5

Câu 7:

Nguyên nhân:

  • Có sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc
  • Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của nhà Trần
  • Tinh thần hi sinh quyết chiến, quyết thắng của quân dân ta
  • Đường lối chiến lược chiến thuật đúng đắn của vua Trần và các danh tướng

Ý nghĩa:

  • Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Nguyên
  • Góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam
  • Ngăn chặn mưu đồ bành trướng lãnh thổ của nhà Nguyên

Câu 8:

* Diễn biến:

  • Đêm tối mùa xuân 1077 Lý Thường Kiệt bất ngờ tấn công vào doanh trại giặc. Quân Tống thua to
  • Lý Thừng Kiệt chủ động giảng hòa. Tống rút quân về nước

* Ý nghĩa:

  • Buộc Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt
  • Nền độc lâp dân tộc được giữ vững

Giải thích: Vì sông Như Nguyệt có vị trí chiến lược đặc biệt – chặn ngang tất cả các ngả đường bộ đi từ Trung Quốc vào Thăng Long

Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt là

  • Chủ động tấn công để tự vệ
  • Phòng thủ đúng địa điểm
  • Tấn công kết hợp bạo lực và tinh thần
  • Kết thúc chiến tranh mềm dẻo
0