Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2015 - 2016 Đề kiểm tra học kì I lớp 12 môn Hóa có đáp án Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 là đề kiểm tra học kì I lớp 12 được ...
Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12
là đề kiểm tra học kì I lớp 12 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tài, hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm nhiều đề luyện tập nhằm củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi học kì 1 đang diễn ra.
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2014 - 2015
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2015 - 2016
Trường THPT Đa Phúc Năm học: 2015-2016 MÃ ĐỀ 121 |
KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Hóa học - Lớp 12 Thời gian: 45 phút |
Câu 1: Hợp chất HCOOCH2CH3 có tên gọi là:
A. Metyl axetat B. Metyl propionat C. Etyl axetat D. Etyl fomat
Câu 2: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo este có cùng CTPT C3H6O2?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,33g một este đơn chức thu được 0,66g CO2 và 0,27g H2O. Vậy CTPT của ancol và axit tạo este là công thức nào sau đây?
A. CH4O, CH2O2 B. CH4O, C3H4O2 C. C2H6O, C2H4O2 D. C2H6O, CH2O2
Câu 4: Cho 12g este X no, đơn chức phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 43,2g kết tủa. CTPT của X là:
A. HCOOCH3 B. HCOOCH(CH3)CH3 C. HCOOC2H5 D. HCOOCH2CH2CH3
Câu 5: Thuỷ phân hoàn toàn 11,44g este đơn chức, mạch hở X bằng 130ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được 5,98g một ancol Y. Tên gọi của X là:
A. Metyl propionat B. Etyl axetat C. Etyl fomat D. Propyl axetat
Câu 6: Este no, đơn chức mạch hở có công thức tổng quát là:
A. CnH2n+1O2 (n≥1) B. CnH2n+1O2 (n≥2) C. CnH2nO2 (n≥1) D. CnH2nO2 (n≥2)
Câu 7: Thuỷ phân 1,72g este X đơn chức, mạch hở (xúc tác axit) đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp 2 chất hữu cơ Y và Z. Cho Y, Z phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 8,64g bạc. CTCT của X là
A. CH3COOCH=CH2 B. HCOOCH2 –CH=CH2
C. HCOO-CH=CH-CH3 D. HCOOCH(CH3)=CH2
Câu 8: Trong các chất sau: glucozơ, axit axetic, tinh bột, saccarozơ, ancol etylic. Số chất không hoà tan được Cu(OH)2 là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 9: Để đốt cháy hoàn toàn 15,6g một este X (M < 180) cần 15,68 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch nước vôi trong dư thấy có m gam kết tủa, khối lượng dung dịch nước vôi trong giảm 32g. CTPT của X là:
A. C4H6O2 B. C7H10O2 C. C7H10O4 D. C7H8O4
Câu 10: Có các chất béo: (1) (C17H33COO)3C3H5; (2) (C15H31COO)3C3H5; (3) (C17H35COO)3C3H5; (4) (C17H31COO)3C3H5. Các chất béo rắn (ở điều kiện thường) là:
A. (1), (3), (4) B. (2), (3) C. (1), (4) D. (2), (3), (4)
Câu 11: Cho 0,15mol phenyl axetat tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 3,37 B. 8,2 C. 33,7 D. 39,7
Câu 12: Dãy các chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
A. Glucozơ, fructozơ B. Glucozơ, saccarozơ C. Tinh bột, saccarozơ D. Xelulozơ, tinh bột
Câu 13: Để phân biệt các dung dịch etyl axetat, glucozơ, saccarozơ có thể dung thuốc thử nào?
A. AgNO3/NH3 B. Cu(OH)2/OH- C. Nước brom D. NaOH
Câu 14: Từ 10 kg gạo nếp (có 80% tinh bột), khi lên men sẽ thu được bao nhiêu lít cồn 96o? Biết hiệu suất quá trình lên men đạt 90% và khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8g/ml.
A. 4,3 lít B. 4,5 lít C. 5,3 lít D. 5,1 lít
Câu 15: Số đồng phân amin bậc 2 ứng với CTPT C4H11N là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 16: Đun nóng dung dịch chứa 27g glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 vừa đủ thu được m gam kim loại Ag. Giá trị của m là:
A. 10,8 B. 16,2 C. 21,6 D. 32,4
Câu 17: Amin đơn chức bậc nhất X tác dụng vừa đủ với 120 ml dung dịch HCl 1M thu được 9,78g muối. Tên của X là:
A. Metyl amin B. Etyl amin C. Propyl amin D. Đimetyl amin
Câu 18: Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 là 18. Hỗn hợp khí Y gồm etylamin và propylamin có tỉ khối so với H2 là 26. Để đốt cháy hoàn toàn V1 lít Y cần vừa đủ V2 lít X (sản phẩm cháy gồm CO2, H2O, N2, các chất đo ở cùng đk). Tỉ lệ V1: V2 là:
A. 4 : 1 B. 1 : 2 C. 2 : 1 D. 1 : 4
Câu 19: Dãy chất nào sau đây sắp xếp theo thứ tự lực bazơ tăng?
A. C6H5NH2, CH3NH2, NH3, (CH3)2NH B. C6H5NH2, NH3, CH3NH2, (CH3)2NH
C. C6H5NH2, NH3, (CH3)2NH, CH3NH2 D. CH3NH2, NH3, C6H5NH2, (CH3)2NH
Câu 20: Hợp chất CH3-NH-CH2CH3 có tên là:
A. Etyl metyl amin B. Etyl metan amin C. Metyl etan amin D. Metyl etyl amin
Câu 21: Amino axit nào sau đây có tên thường là glixin?
A. CH2(NH2)CH2COOH B. CH3CH(NH2)COOH
C. NH2CH2COOH D. CH3CH2CH(NH2)COOH
Câu 22: Cho các chất: C2H5NH2, C6H5NH2, NH3, H2NCH2COOH, NaOH, H2N(CH2)4CH(NH2)COOH. Số chất làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 23: X là một α - amino axit có 1 nhóm -NH2, 1 nhóm -COOH và có mC : mO = 3 : 2. CTCT của X là:
A. CH2(NH2)CH2COOH B. CH3CH(NH2)COOH
C. CH2(NH2)CH2CH2COOH D. CH3CH2CH(NH2)COOH
Câu 24: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?
A. H2N-CH2CH2-CONH-CH2CH2COOH B. H2N-CH(CH3)-CONH-CH2COOH
C. H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2COOH D. H2N-CH2-CONH-CH(CH3)CH2-COOH
Câu 25: α – amino axit X chỉ chứa 1 nhóm – NH2. Cho 14,24 gam X tác dụng với dd HCl dư thu được 20,08 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. H2NCH2COOH. B. H2NCH2CH2COOH. C. CH3CH2CH(NH2)COOH. D. CH3CH(NH2)COOH.
Câu 26: Tơ visco thuộc loại tơ nào dưới đây?
A. Tơ nhân tạo B. Tơ thiên nhiên. C. Tơ tổng hợp D. Tơ polieste.
Câu 27: Chất nào dưới đây không tham gia phản ứng trùng hợp?
A. Stiren B. Axit α-aminopropionic C. Vinyl clorua D. Axit acrylic
Câu 28: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ 1 aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 65,88 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị m là:
A. 100 B. 140 C. 150 D. 120
Câu 29: Phân tử khối trung bình của cao su buna là 810000. Hệ số polime hoá của cao su buna là:
A. 12000 B. 13000 C. 15000 D. 17000
Câu 30: Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Muốn điều chế 29,7 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 90%) thì thể tích axit nitric 95% (D= 1,52 g/ml) cần dùng là:
A. 14,59 lít. B. 14,54 lít. C. 14,52 lít. D. 13,09 lít.
(Cho O = 16, H = 1, Ag = 108, Cl = 35,5, N = 14, C = 12, Ca = 40, Na = 23)
Đáp án đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12
Đáp án mã đề 121
1 |
D |
7 |
C |
13 |
B |
19 |
B |
25 |
D |
2 |
B |
8 |
A |
14 |
C |
20 |
A |
26 |
A |
3 |
C |
9 |
D |
15 |
A |
21 |
C |
27 |
B |
4 |
A |
10 |
B |
16 |
D |
22 |
C |
28 |
C |
5 |
B |
11 |
C |
17 |
B |
23 |
D |
29 |
C |
6 |
D |
12 |
D |
18 |
D |
24 |
B |
30 |
B |