Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 10 trường THPT Nguyễn Du, TP Hồ Chí Minh năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 10 trường THPT Nguyễn Du, TP Hồ Chí Minh năm học 2016 - 2017 Đề kiểm tra học kì I môn GDCD lớp 10 có đáp án Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 10 có ...
Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 10 trường THPT Nguyễn Du, TP Hồ Chí Minh năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 10
có đáp án đi kèm, giúp các bạn học sinh nâng cao kỹ năng giải đề để chuẩn bị thật tốt kiến thức cũng như kỹ năng cho bài kiểm tra học kì I môn GDCD. Mời các bạn tham khảo.
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 10
Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 trường THPT Vĩnh Cửu, Đồng Nai năm học 2014 - 2015
Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 10 trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam năm học 2014 - 2015
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU ĐỀ CHẴN |
KỲ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn GDCD - LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 phút |
Câu 1. (3 điểm)
a. Trình bày khái niệm và đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng.
b. Học sinh phải học tập như thế nào để phù hợp với quan điểm của phủ định biện chứng?
Câu 2. (3 điểm)
a. Trình bày khái niệm nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính trong quá trình nhận thức.
b. Trong 2 giai đoạn của quá trình nhận thức: nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính thì giai đoạn nào quan trọng hơn? Vì sao?
Câu 3. (4 điểm)
a. Thế nào là chất và lượng của sự vật hiện tượng? Cho ví dụ.
b. Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào?
c. Cho hình chữ nhật chiều dài 80cm, chiều rộng 60cm, người ta có thể tăng hoặc giảm chiều rộng về hai phía để giải thích sự biến đổi của hình. Hỏi:
- Lượng thay đổi của hình chữ nhật như thế nào?
- Độ của chiều rộng là bao nhiêu để nó còn tồn tại là hình chữ nhật?
- Nút của nó là bao nhiêu? Chất mới của hình chữ nhật là gì?
- Qua đó, em rút ra kết luận gì?
Đáp án đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 10
Đáp án đề chẵn
Câu 1 (3đ)
a/ (2đ)
- Khái niệm: PĐBC là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới. (1đ)
- PĐBC có hai đặc điểm cơ bản: (1đ)
- Tính khách quan: Nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng. PĐBC tạo điều kiện, làm tiền đề cho sự phát triển.
- Tính kế thừa là tất yếu khách quan, đảm bảo cho sự vật, hiện tượng giữ lại yếu tố tích cực, gạt bỏ các tiêu cực, lỗi thời để sự vật, hiện tượng phát triển liên tục, không ngừng.
b/ Học sinh phải: (1đ)
- Luôn luôn suy nghĩ để đổi mới phương pháp học tập cho phù hợp để đạt kết quả cao.
- Phê phán cái cũ nhưng không phủ định tất cả, tiếp thu cái mới có chọn lọc.
- Giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa.
Câu 2 (3đ)
a/ (1đ)
- Nhận thức cảm tính là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với svht, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng.
- Nhận thức lý tính là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính mang lại, nhờ các thao tác của tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa,... tìm ra bản chất, quy luật của svht.
b/ Trong 2 giai đoạn của quá trình nhận thức: nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính thì cả 2 giai đoạn đều quan trọng như nhau. Vì: (2đ)
- Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu của nhận thức, cho biết vẻ bề ngoài của svht, cung cấp thông tin, tài liệu cho nhận thức lí tính, không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lí tính.
- Nhận thức lí tính là giai đoạn sau của nhận thức, cho biết bản chất, quy luật của svht, giúp con người nhận biết sâu sắc và đầy đủ hơn về svht, củng cố, kiểm chứng nhận thức cảm tính.
Câu 3 (4đ)
a/ (1đ) Khái niệm:
- Chất là khái niệm chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của svht, tiêu biểu cho svht đó, phân biệt nó với các svht khác. Nêu 1 ví dụ:...
- Lượng là khái niệm chỉ những thuộc tính vốn có của svht về trình độ phát triển, qui mô, tốc độ vận động, số lượng,... của svht. Nêu 1 ví dụ:...
b/ (1đ)
- Cách thức biến đổi của lượng:
- Lượng biến đổi trước.
- Sự biến đổi về chất của các svht bắt đầu từ lượng.
- Lượng biến đổi từ từ, dần dần.
- Cách thức biến đổi của chất:
- Chất biến đổi sau.
- Chất biến đổi nhanh chóng, đột biến.
- Chất mới ra đời thay thế chất cũ và khi chất mới ra đời, lại hình thành một lượng mới phù hợp với nó.
c/ (2đ)
- Lượng thay đổi phụ thuộc vào chiều rộng từ 0cm đến 80cm.
- Độ của chiều rộng: 0cm < Độ < 80cm.
- Nút: 80cm và 0cm.
- Chất mới là hình vuông hoặc đường thẳng, tùy theo chiều biến đổi của chiều rộng HCN.
- KL: Thay đổi về lượng đến giới hạn nhất định thì sự vật biến đổi.
Mời các bạn tải tài liệu về tham khảo.