Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Văn trường THPT Ninh Hái năm 2015
- Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: (1) Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác! Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất, Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre ...
- Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: (1) Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác! Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất, Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre
Xem thêm:
Đề
I.Đọc –hiểu:HS đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau: (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
(1) Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác!
Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất,
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre.
(2) Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ?
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương!
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở,
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương!
…(3) Có nhớ chăng, hỡi gió rét thành Ba Lê?
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?
…(4) Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa….
(Trích Người đi tìm hình của nước - Chế Lan Viên)
Câu 1. Đoạn thơ gắn với sự kiện lịch sử nào? (0.5 điểm)
Câu 2. Tìm 01 bài thơ khác có cùng đề tài với đoạn thơ trên (Nêu rõ tên tác giả, tác phẩm – 0.5 điểm)
Câu 3. Đoạn thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào? (1.0 điểm)
Câu 4. Anh/chị hãy chỉ ra những tình cảm nhà thơ thể hiện trong khổ thơ thứ 3 (1.0 điểm)
II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1(2 điểm): Viết một đoạn văn ngắn với chủ đề : Một ngày không dùng điện thoại thông minh
Câu 2(5 điểm): Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp riêng của hai đoạn thơ sau:
Ta về mình có nhớ ta |
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi |
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1. Đoạn thơ gắn với sự kiện Bác lên đường cứu nước (1911).
- Điểm 0.5: Trả lời theo cách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 2. Bài thơ cùng đề tài viết về Bác, ví dụ: Bác ơi (Tố Hữu)
- Điểm 0.5 : Trả lời theo cách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 3. Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ: tự sự, miêu tả, biểu cảm
- Điểm 1.0: Trả lời theo cách trên
- Điểm 0.5 nếu nêu được 2 phương thức
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 4. Những tình cảm nhà thơ thể hiện trong khổ thơ thứ 3 là sự xót xa , niềm ngưỡng mộ khi nhắc tới những khó khăn, gian khổ và nghị lực phi thường của Bác trên đường cứu nước
- Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên
- Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Phần II: Làm văn ( 7.0 điểm)
Câu 1:
Yêu cầu:
- Biết viết một đoạn văn ngắn nhưng phải đầy đủ nội dung
- Biết dùng thao tác lập luận bác bỏ và cá thao tác khác để viết đoạn văn
Gợi ý nội dung: Đoạn văn đảm bảo những ý sau
- Việc dùng điện thoại ngày càng trở nên phổ biến và không thể thiếu trong đời sống. Vậy nếu không dùng điện thoại ( đặc biệt là điện thoại thông minh) một ngày thì sẽ ra sao?
- Một ngày không sử dụng điện thoại thông minh ta sẽ thấy thời gian dài hơn và nhờ vậy ta làm được nhiều việc có ích hơn.
- Một ngày không sử dụng điện thoại để lướt web, chơi game, lên các trang mạng xã hội ta sẽ có nhiều thời gian để chiêm nghiệm cuộc sống, có thời gian quan sát và trò chuyện với người bạn cùng lớp để thấy cuộc đời không thiếu sự sẻ chia ; sẽ có thời gian quan tâm đến gia đình để biết rằng cha mẹ nuôi ta cực khổ biết bao….
- Đôi khi trong cuộc sống bộn bề còn người cần tặng cho riêng mình một Khoảng lặng cần thiết…
Cho điểm:
2 điểm: Đảm bảo viết một đoạn văn đầy đủ, đúng yêu cầu, không mắc các lỗi chính tả và dùng từ
1 điểm: Đáp ứng được nửa yêu cầu trên
0 điểm: Lạc đề hoặc không viết gì
(Lưu ý: Giáo viên linh hoạt cho điểm tối đa với những bài viết có lập luận tốt và có ý tưởng mới)
Câu 2:
Yêu cầu:
- * Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp
- * Yêu cầu cụ thể:
1. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm và vấn đề
2. Phân tích 2 đoạn thơ để tìm những nét đẹp riêng
- Đoạn thơ của bài thơ Việt Bắc:
+ Vẻ đẹp của non sông đất nước được mô tả qua bức tranh nhiên nhiên nơi núi rừng Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp
+ Bức tranh bốn mùa được mô tả theo trật tự khác thường
+ Mỗi mùa thiên nhiên được miêu tả rất tươi đẹp và ấm áp
+Con người trong khung cảnh thiên nhiên đó vẫn hăng say lao động
+ Các biện pháp tu từ như điệp từ, điệp ngữ khiến cho thiên nhiên và con người Việt Bắc bừng sáng
- Đoạn thơ trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm
+ Chủ đề Đất nước được nhiều nhà thơ đề cập nhưng ít ai cảm nhận được như Nguyễn Khoa Điềm
+ Cách lí giải về nguồn gốc đất nước cũng rất ấn tượng khiến ta có thể liên tưởng đến những câu chuyện cổ tích, những truyền thuyết quen thuộc
+ Đất nước được cảm nhận ở chiều sâu văn hóa…
+ Đất nước hiện lên ở truyền thống đánh giặc giữ nước bao đời
+ Đất nước là của những con người thủy chung son sắt, của cư dân tròng lúa nước bao đời…
+ Viết hoa hai chữ Đất Nước để thấy được sự trân trọng, trang trọng trong suy nghĩ của tác giả
+ Các biện pháp nghệ thuật: Điệp từ, liệt kê…
3. Cảm nhận chung về hai đoạn thơ
Cho điểm
4 – 5 điểm: Bài biết lập luận và phân tích tốt, đảm bảo đúng yêu cầu của đề, đúng bố cục, không mắc các lỗi chính tả, ngữ pháp và dùng từ..
2 – 3 điểm: có chỉ ra được nét riêng của 2 đoạn thơ nhưng phân tích chưa sâu. Bài có mắc một số các lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp nhưng không nhiều
1 điểm: Viết sơ sài thiếu ý
0 điểm: Lạc đề, bỏ giấy trắng
zaidap.com