Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Lịch Sử tỉnh Đắc Nông năm 2015
Đề thi kì 1 lớp 12 môn lịch sử có đáp án chi tiết của Sở GD&ĐT tỉnh Đắc Nông năm học 2014 - 2015. ...
Đề thi kì 1 lớp 12 môn lịch sử có đáp án chi tiết của Sở GD&ĐT tỉnh Đắc Nông năm học 2014 - 2015.
Xem thêm:
Câu 1. (2,0 điểm)
Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế của nước Mĩ từ năm 1945 đến năm 1973 và nguyên nhân Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất của thế giới trong khoảng hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 2. (2,5 điểm)
Những sự kiện nào chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai siêu cường Liên Xô và Mĩ dẫn đến chấm dứt Chiến tranh lạnh?
Câu 3. (2,5 điểm)
Sự phân hóa giai cấp và thái độ các giai cấp trong xã hội Việt Nam dưới tác động cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp?
Câu 4. (3,0 điểm)
Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Sử 2015 Đắc Nông
CÂU |
NỘI DUNG |
Câu 1 |
Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế của nước Mĩ từ năm 1945 đến năm 1973 và nguyên nhân Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất của thế giới trong khoảng hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. |
|
+ Kinh tế: - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ. Công nghiệp: sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm hơn nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (hơn 56 % năm 1948). Nông nghiệp: Sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần sản lượng của các nước Anh + Pháp + Tây Đức + Italia + Nhật Bản cộng lại.Tài chính: Nắm ¾ trữ lượng vàng trên toàn thế giới. Là nước chủ nợ thế giới. Hơn 50% tàu bè đi lại trên biển. Nền kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới. |
- Trong khoảng hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. |
|
+ Nguyên nhân: -Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động, sáng tạo. |
|
-Mĩ còn lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ bán vũ khí và phương tiện chiến tranh. |
|
-Mĩ áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất. |
|
- Các tổ hợp công nghiệp- quân sự, các công ty, tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất cạnh tranh có hiệu quả ở trong và ngoài nước. |
|
-Các chính sách và hoạt động điều tiết của Nhà nước Mĩ đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển… |
|
Câu 2 |
Những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai siêu cường Liên Xô và Mĩ dẫn đến chấm dứt Chiến tranh lạnh: |
|
9/11/1972, hai nước Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức đã kí Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức. Theo đó, hai bên nên tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ của nhau, thiết lập quan hệ lánh giềng thân thiện, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. |
26/5/1972, Liên Xô và Mĩ kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM), sau đó Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT- 1). Theo đó, thế cân bằng chiến lược quân sự đã hình thành giữa Liên Xô và Mĩ. |
|
8/1975, 33 nước châu Âu, Mĩ vàCanadađã kí Định ước Henxinki, khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia: bình đẳng, chủ quyền....Định ước này đánh dấu sự chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai khối TBCN và XHCN. |
|
Từ đầu những năm 1970, hai siêu cường Xô - Mĩ đã tiến hành nhiều cuộc gặp gỡ cấp cao, giữa Goócbachop và G. Bush ( cha). Nhiều văn kiện hợp tác về kinh tế, khoa học – kĩ thuật đã được kí kết. |
|
Tháng 12/1989, tại cuộc gặp gỡ ở đảo Manta (Địa Trung Hải) giữa Goócbachop và G. Bush đã tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh. |
Câu 3
|
Sự phân hóa giai cấp và thái độ các giai cấp trong xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân pháp. |
|
Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa; một bộ phận không nhỏ tiểu, trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ, chống thực dân Pháp và tay sai. |
Giai cấp nông dân, bị đế quốc và phong kiến tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa, mâu thuẫn gay gắt với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai. |
|
Giai cấp tiểu tư sản tăng nhanh về số lượng, nhạy bén với thời cuộc có tinh thần dân tộc, chống thực dân Pháp và tay sai. |
|
Giai cấp tư sản số lượng ít, thế lực yếu, bị phân hóa thành tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Bộ phận tư sản dân tộc Việt Nam có khuynh hướng dân tộc dân chủ. |
|
Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị nhiều tầng áp bức, bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có tinh thần yêu nước mạnh mẽ, vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng. |
|
Câu 4 |
Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ? |
|
Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 |
* Nguyên nhân khách quan: Chiến thắng của quân Đồng minh và Hồng quân Liên Xô trong chiến tranh chống phát xít đã cổ vũ tinh thần, tạo thời cơ để nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa |
|
* Nguyên nhân chủ quan. |
|
- Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, khi Đảng và Việt Minh phất cao cờ cứu nước thì toàn dân nhất tề đứng lên cứu nước, cứu nhà |
|
- Đảng đã đề ra đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn trên cơ sở lí luận Mác – Lê-nin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh ViệtNam |
|
- Đảng có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm, qua các phong trào cách mạng 1930 – 1935, 1936 – 1939, đã đúc rút được những bài học kinh nghiệm thành công và thất bại, nhất là trong quá trình xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa trong thời kì vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945 |
|
- Toàn Đảng, toàn dân nhất trí, quyết tâm giành độc lập tự do. Các cấp bộ Đảng và Việt Minh từ Trung ương đến địa phương đã linh hoạt, sáng tạo chỉ đạo khởi nghĩa, chớp thời cơ phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền. |
|
Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945. |
|
- Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta, phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp – Nhật, lật nhào ngai vàng phong kiến, lập nên nước ViệtNamdân chủ Cộng hòa |
|
- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng ViệtNam, mở đầu kỉ nguyên mới: kỉ nguyên độc lập, tự do, nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng người lao động |
|
- Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai, cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng |
zaidap.com - Theo dethi.violet