Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 Sở GD&ĐT Quảng Bình năm học 2016 - 2017
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 Sở GD&ĐT Quảng Bình năm học 2016 - 2017 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Địa lớp 9 có đáp án Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 . Đề thi giúp các ...
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 Sở GD&ĐT Quảng Bình năm học 2016 - 2017
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9
. Đề thi giúp các em học sinh lớp 9 đang trong quá trình ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh củng cố lại kiến thức, nâng cao kỹ năng giải đề thi, biết cách sắp xếp, phân bổ thời gian làm bài thi hợp lý để đạt được thành tích cao.
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 thành phố Hải Dương năm học 2016 - 2017 vòng 2
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 tỉnh Phú Thọ năm học 2016 - 2017
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 tỉnh Bắc Ninh năm học 2016 - 2017
SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH Họ và tên:..................... |
KỲ THI CHỌN HSG TỈNH NĂM HỌC Môn: ĐỊA LÍ, LỚP 9 THCS Khóa ngày 22/3/2017 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) |
Câu 1 (2,0 điểm)
a. Vào ngày 21/3 và 23/9 tất cả mọi nơi trên Trái Đất có số giờ chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được như nhau không? Vì sao?
b. Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật.
Câu 2 (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Nhận xét và giải thích ảnh hưởng của gió mùa mùa đông đến chế độ nhiệt của nước ta.
b. Trình bày, giải thích sự khác biệt về khí hậu giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
Câu 3 (1,5 điểm)
a. Tại sao hiện nay tốc độ gia tăng dân số đã giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng?
b. Giải thích về sự khác nhau giữa mật độ dân số của Tây Nguyên và Đồng bằng sông Hồng.
Câu 4 (2,5 điểm)
a. So sánh tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, thủy điện giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng Tây Nguyên.
b. Vì sao vùng Bắc Trung Bộ cần phải sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên vùng biển, đảo. Liên hệ Quảng Bình?
Câu 5 (2,0 điểm) Cho bảng số liệu:
MỘT SỐ SẢN PHẨM CÂY CÔNG NGHIỆP XUẤT KHẨU CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
(Đơn vị: Nghìn tấn)
Mặt hàng |
2010 |
2012 |
2014 |
2015 |
Hạt tiêu |
117,0 |
117,8 |
155,0 |
131,5 |
Cà phê |
1218,0 |
1735,5 |
1691,1 |
1341,2 |
Cao su |
779,0 |
1023,5 |
1071,7 |
1137,4 |
a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm cây công nghiệp xuất khẩu chủ yếu của nước ta giai đoạn 2010 - 2015.
b. Nhận xét tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm cây công nghiệp xuất khẩu trên và giải thích.
...................Hết.................
(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam - NXBGD)
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9
Câu 1
a. Vào ngày 21/3 và 23/9 tất cả mọi nơi trên Trái Đất có số giờ chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được như nhau không? Vì sao?
* Giờ chiếu sáng
- Vào ngày 21/3 và 23/9, tất cả mọi nơi trên Trái Đất có số giờ chiếu sáng bằng nhau.
- Nguyên nhân: Mặt Trời lên thiên đỉnh ở xích đạo, đường phân chia sáng tối đi qua hai cực của Trái Đất.
* Lượng nhiệt nhận được
- Vào ngày 21/3 và 23/9, lượng nhiệt khác nhau, có xu hướng giảm dần từ Xích đạo về hai cực.
- Nguyên nhân: Lượng nhiệt nhận được trên Trái Đất không chỉ phụ thuộc vào số giờ chiếu sáng mà còn phụ thuộc vào các yếu tố: góc chiếu sáng, tính chất bề mặt đệm, các nhân tố khác (lượng mây...)
b. Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật.
- Giữa sinh vật và đất: mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại. Sinh vật có vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất.
- Sinh vật cung cấp chất hữu cơ, rễ thực vật phá hủy đá, động vật sống trong đất thay đổi tính chất lí, hóa của đất, vi sinh vật phân giải hữu cơ và tổng hợp mùn...
- Thực vật còn có vai trò hạn chế sự xói mòn của nước, bảo vệ đất, điều hòa nhiệt độ không khí sát mặt đất.
- Giữa đất và sinh vật: đất là địa bàn sinh sống của nhiều loài sinh vật. Đặc tính lí hóa, độ phì của đất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố thực vật.
* Ảnh hưởng
- Gió mùa mùa đông làm cho nền nhiệt độ nước ta bị hạ thấp trong mùa đông. (diễn giải)
- Gió mùa mùa đông làm cho nhiệt độ miền Bắc thấp hơn miền Nam, tăng dần từ Bắc vào Nam.
- Gió mùa mùa đông góp phần làm biên độ nhiệt ở nước ta lớn và có xu hướng tăng dần từ Nam ra Bắc.
- Gió mùa mùa đông làm cho chế độ nhiệt ở nước ta có sự phân hóa phức tạp theo không gian.
* Giải thích
- Do lãnh thổ kéo dài nên càng vào Nam gió mùa Đông Bắc càng suy yếu.
- Do địa hình (hướng và độ cao) đã ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa xuống phía Nam và sang phía Tây.
b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam kết hợp với kiến thức đã học, hãy trình bày, giải thích khác biệt về khí hậu giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc
* Sự khác biệt:
- Tiểu vùng Đông Bắc:
- Mùa đông dài và lạnh nhất cả nước, mùa đông đến sớm và kết thúc muộn.
Vì: chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc: địa hình đồi núi thấp, các cánh cung có dạng nan quạt đón gió tạo điều kiện cho các đợt không khí lạnh dễ dàng tràn sâu vào vùng.
- Mùa hạ nóng ẩm (nhiệt độ tháng 7 từ 240C đến 280C), mưa nhiều.
Vì: chịu ảnh hưởng của gió đông nam từ biển Đông thổi vào mang theo nhiều hơi nước gây mưa lớn.
- Tiểu vùng Tây Bắc:
- Mùa đông đến muộn và kết thúc khá sớm, ảnh hưởng của gió mùa ĐB suy giảm (ngay ở miền núi cũng chỉ có ba tháng lạnh với nhiệt độ trung bình dưới 180C).
Vì: dãy Hoàng Liên Sơn cao trên 2000m chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam chắn gió mùa đông bắc, chỉ có những đợt gió mùa đông bắc với cường độ mạnh vào giữa đông mới vượt qua dãy núi cao này để tràn vào vùng.
- Mùa hạ đến sớm, chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng.
Vì: gió tây nam từ vịnh Ben - gan tới vượt qua các dải núi phía tây trên biên giới Việt - Lào bị biến tính.
Câu 3
a. Tại sao hiện nay tốc độ gia tăng dân số đã giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng?
- Hiện nay tốc độ tăng dân số đã giảm chỉ còn khoảng trên 1%/năm nhưng mỗi năm dân số vẫn tăng thêm gần 1 triệu người.
- Nguyên nhân:
- Do quy mô dân số nước ta lớn năm 2007 trên 85 triệu người
- Cơ cấu dân số trẻ đã để lại số người trong độ tuổi sinh đẻ lớn
b. Giải thích về sự khác nhau giữa mật độ dân số của Tây Nguyên và Đồng bằng sông Hồng.
- Tây Nguyên:
- MĐDS thấp (dẫn chứng)
- Nguyên nhân: Vị trí địa lí không thuận lợi, điều kiện tự nhiên khó khăn hơn, kinh tế chậm phát triển, sx cây công nghiệp, nghề rừng là chủ yếu, tập trung nhiều dân tộc ít người, lịch sử khai thác lãnh thổ muộn.
- ĐB sông Hồng:
- MĐDS cao nhất nước (dẫn chứng)
- Nguyên nhân: Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi, lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, kinh tế phát triển, nền nông nghiệp lúa nước đòi hỏi nhiều lao động.
Câu 4
a. So sánh tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, thủy điện giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng Tây Nguyên.
* Giống nhau:
- Cả hai vùng đều có những loại tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn: Trung du miền núi Bắc Bộ có than, Tây Nguyên có bôxit.
- Đều có tiềm năng lớn về thủy điện.
* Khác nhau:
- Trung du và miền núi Bắc Bộ: là vùng giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước, nhiều loại có trữ lượng lớn:
- Than đá: tập trung ở Quảng Ninh (chiếm 90% trữ lượng cả nước), ngoài ra còn có ở Na Dương (Lạng Sơn)...
- Kim loại, phi kim: thiếc (Cao Bằng), sắt (Thái Nguyên, Yên Bái), chì, kẽm (Tuyên Quang); đồng, apatít (Lào Cai); sét cao lanh, đá vôi phân bố ở nhiều nơi...
- Thủy năng: là vùng có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (chiếm 37% trữ năng thủy điện của cả nước); có nhiều nhà máy thủy điện lớn như Hòa Bình, Sơn La...
- Tây Nguyên:
- Khoáng sản ít loại hơn, chủ yếu là bôxit với trữ lượng hàng tỉ tấn phân bố ở hầu khắp các tỉnh trong vùng.
- Thủy năng: đứng thứ hai sau Trung du và miền núi Bắc Bộ với các nhà máy như: Y-a-ly, Buôn Kuốp, Xê Xan...có công suất nhỏ hơn TDMNBB
b. Vì sao vùng Bắc Trung Bộ cần phải sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên vùng biển, đảo. Liên hệ Quảng Bình?
- Biển - đảo có tiềm năng lớn, mang lại nhiều giá trị kinh tế: thủy sản, khoáng sản, du lịch, GTVT..
- Môi trường biển - đảo đang có nguy cơ bị ô nhiễm nặng do chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa qua xử lý.
- Tài nguyên biển bị suy giảm do đánh bắt quá mức, chủ yếu đánh bắt gần bờ làm hủy diệt nguồn lợi ven bờ.
- Môi trường biển bị ô nhiễm, tài nguyên biển cạn kiệt làm suy giảm nguồn lợi hải sản, hủy diệt sinh vật biển, mất cân bằng và phá hủy nhiều môi trường sinh thái biển và ven bờ. Ảnh hưởng đến nhiều ngành kinh tế biển và đời sống nhân dân toàn vùng.
* Liên hệ ở Quảng Bình
Môi trường biển QB đang bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp Vũng Áng, các hoạt động kinh tế như nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch và các hoạt động kinh tế khác bị ngưng trệ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cần phải có kế hoạch nghiên cứu kĩ càng trong việc quy hoạch, phát triển các khu công nghiệp và kinh tế ven biển.
Câu 5
a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm cây công nghiệp xuất khẩu chủ yếu của nước ta giai đoạn 2010 - 2015.
- Xử lí số liệu:
Mặt hàng |
2010 |
2012 |
2014 |
2015 |
Hạt tiêu |
100 |
100,7 |
132,5 |
112,4 |
Cà phê |
100 |
142,5 |
138,8 |
110,1 |
Cao su |
100 |
131,4 |
137,6 |
146 |
- Vẽ biểu đồ: Biểu đồ đường (các dạng biểu đồ khác không cho điểm)
- Yêu cầu: Chính xác, có tên biểu đồ, chú giải, tỷ lệ. Thiếu mỗi ý trừ 0,25 đ
Nhận xét tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm cây công nghiệp xuất khẩu trên và giải thích.
* Nhận xét:
- Giai đoạn 2010 - 2015, các sản phẩm cây công nghiệp xuất khẩu đều tăng, tuy nhiên tốc độ tăng không giống nhau (DC).
- Cao su có tốc độ tăng nhanh nhất, tiếp đến là hạt tiêu và chè (DC)
* Giải thích:
- Các sp cây công nghiệp xuất khẩu đều tăng, sp cao su tăng nhanh nhất do nước ta tăng cường hội nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để sx cây công nghiệp nhiệt đới, đẩy mạnh công nghiệp chế biến, chính sách của nhà nước...