14/01/2018, 21:41

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 12

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 12 Tài liệu ôn thi học kì 2 môn Vật lý lớp 12 Với mong muốn giúp các bạn học sinh lớp 12 dễ dàng hơn trong việc ôn tập môn Vật lý chuẩn bị cho kì thi ...

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 12

Với mong muốn giúp các bạn học sinh lớp 12 dễ dàng hơn trong việc ôn tập môn Vật lý chuẩn bị cho kì thi học kì 2 sắp đến. Thư viện đề thi VnDoc xin giới thiệu tới bạn: . Tài liệu sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức môn học như: Dao động và sóng điện từ, sóng ánh sáng, lượng tử ánh sáng, ...

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12

Trọn bộ công thức giải nhanh môn Vật lý lớp 12 cực đầy đủ

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN VẬT LÝ LỚP 12

CHƯƠNG IV: DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ

I. MẠCH DAO ĐỘNG:

1. Mạch dao động là một mạch kín gồm một tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp với một cuộn cảm có độ tự cảm L.

2. Mạch dao động lí tưởng là mạch dao động có điện trở của mạch bằng không và mạch không bức xạ sóng điện từ.

3. Định luật biến thiên điện tích, cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạch dao động lí tưởng.

  • Sự biến thiên điện tích của một bản tụ điện: q = q0cos(ωt + φ).
  • Sự biến thiên cường độ dòng điện trong mạch: i = -I0sin(ωt + φ) = I0cos(ωt + φ + π/2).

(Với I0 = ωq0)

  • Sự biến thiên hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện: 

q0: điện tích cực đại trên một bản tụ điện (đơn vị C).
I0: cường độ dòng điện cực đại trong mạch (đơn vị A).
U0: hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện (đơn vị V).

Độ tự cảm của cuộn cảm: 

(trong đó, N là số vòng dây quấn của ống dây điện chiều dài l, có tiết diện ống dây S)

Nhận xét: i nhanh pha π/2 so với q, và so với u. Và q cùng pha với u.

Chú ý:

5. Định nghĩa dao động điện từ tự do: là sự biến thiên điều hòa theo thời gian của điện tích q của một bản tụ điện và cường độ dòng điện i (hoặc của cường độ điện trường và cảm ứng từ ) trong mạch dao động.

6. Năng lượng điện từ trong mạch dao động lí tưởng.

- Năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện.

Nhận xét:

Năng lượng trong mạch dao động gồm năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm.

Mạch dao động có tần số góc ω, tần số f và chu kỳ T thì năng lượng điện trường và năng lượng từ trường cùng biến thiên tuần hoàn với tần số góc 2ω, tần số 2f và chu kỳ T/2.

Tại mọi thời điểm, tổng năng lượng điện trường và năng lượng từ trường luôn luôn không đổi. Nói cách khác, năng lượng điện từ trường của mạch dao động luôn bảo toàn.

Năng lượng điện trường cực đại = năng lượng từ trường cực đại = năng lượng điện từ trường.

II. ĐIỆN TỪ TRƯỜNG (TRƯỜNG ĐIỆN TỪ)

1. Giả thuyết của Mắc-xoen về mối quan hệ giữa điện trường và từ trường.

  • Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy, là điện trường có các đường sức điện là đường cong kín, bao quanh các đường sức từ.
  • Khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường, có các đường cảm ứng từ bao quanh các đường sức điện.

2. Điện từ trường là trường có hai thành phần biến thiên theo thời gian, liên quan mật thiết với nhau là điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về

Nguyễn Bảo viết 12:20 ngày 26/04/2020

tai sao

 

 

+1