14/01/2018, 20:06

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 trường THCS Vĩnh Khánh, An Giang năm học 2015 - 2016

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 trường THCS Vĩnh Khánh, An Giang năm học 2015 - 2016 Đề kiểm tra giữa học kì II môn Sinh học lớp 6 có đáp án Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 Để đạt được ...

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 trường THCS Vĩnh Khánh, An Giang năm học 2015 - 2016

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6

Để đạt được điểm số cao trong bài thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 các bạn học sinh hãy nhanh tay tải ngay tài liệu: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 trường THCS Vĩnh Khánh, An Giang năm học 2015 – 2016. Tài liệu giúp các bạn học sinh củng cố lại kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải đề thi.

Đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Sinh học lớp 6 trường THCS Lý Tự Trọng, Quảng Nam năm 2015 - 2016

Đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Sinh học lớp 6 trường THCS Hưng Trạch, Bố Trạch năm 2013 - 2014

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6

Mời làm:  Online

TRƯỜNG THCS VĨNH KHÁNH ĐỀ THI GIỮA HK2 NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: SINH HỌC LỚP 6
Thời gian làm bài: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Dương xỉ được xếp vào nhóm:

A. Rêu        B. Hạt trần       C. Hạt kín         D. Quyết

Câu 2. Cây rêu phát triển tốt ở môi trường nào?

A. Ở cạn                                    B. Ở nước
C. Ở cạn nhưng cần đủ độ ẩm     D. Cả ở nước và cạn

Câu 3. Quan sát lá thông ta nhận thấy chúng có hình dạng:

A. Hình thoi              B. Hình kim
C. Hình bầu dục        D. Hình cung

Câu 4. Đặc điểm giúp nhận biết cây hai lá mầm:

A. Phôi của hạt có hai lá mầm        B. Phôi của hạt có lá mầm
C. Phôi của hạt có một lá mầm       D. Phôi của hạt có ba lá mầm

Câu 5. Cấu tạo nón đực của thông có màu:

A. Trắng         B. Đỏ       C. Tím         D. Vàng

Câu 6. Thực vật được phân loại từ cao đến thấp theo thứ tự gồm những bậc nào?

A. Ngành - Loài - Lớp - Bộ - Họ - Chi
B. Loài - Lớp - Bộ - Họ - Chi - Ngành
C. Ngành - Lớp - Bộ - Họ - Chi - Loài
D. Ngành - Lớp - Bộ - Họ - Loài - Chi

Câu 7. Cây thuộc lớp hai lá mầm:

A. Ngô            B. Đậu           C. Lúa           D. Dừa

Câu 8. Cây thuộc lớp một lá mầm:

A. Ngô             B. Đậu             C. Me              D. Mận

Câu 9. Cắt dọc nón cái thông quan sát, ta thấy cấu tạo gồm:

A. Trục nón, vảy, túi phấn
B. Trục nón, túi phấn, noãn
C. Trục nón, noãn
D. Trục nón, vảy, noãn

Câu 10. Cơ quan sinh sản của thông:

A. Túi bào tử                 B. Hạt
C. Nón đực, nón cái       D. Nón đực

Câu 11. Cơ quan sinh sản của rêu:

A. Nón            B. Túi bào tử           C. Bào tử            D. Hạt

Câu 12. Thực vật có cấu tạo cơ quan sinh dưỡng là rễ giả:

A. Cây rêu             B. Cây dương xỉ
C. Cây thông         D. Cây bàng

Câu 13. Hiện tượng nào mô tả tác hại của tảo?

A. Cung cấp khí ôxi
B. Là thức ăn của cá và động vật ở nước
C. Làm phân bón, thuốc
D. Sinh sản quá nhanh gây hiện tượng "nước nở hoa"

Câu 14. Em hiểu thế nào về tảo đơn bào?

A. Cấu tạo cơ thể gồm nhiều tế bào
B. Cấu tạo cơ thể gồm nhiều tế bào, luôn có chất diệp lục
C. Cấu tạo cơ thể gồm một tế bào, luôn có chất diệp lục
D. Cấu tạo cơ thể gồm hai tế bào trở lên

Câu 15. Nhóm quả có đặc điểm thích nghi với cách phát tán nhờ động vật:

A. Quả khô, quả châm bầu, quả đậu
B. Quả ổi, quả xoài, quả mít
C. Quả đậu xanh, quả mận, quả mít
D. Quả sầu riêng, quả chò, quả đậu bắp

Câu 16. Khi quan sát đặc điểm của vỏ quả, hãy cho biết những quả thuộc nhóm quả hạch?

A. Quả bơ, quả táo, quả xoài, quả chôm chôm
B. Quả chôm chôm, quả đậu, quả cà chua
C. Quả chuối, quả đu đủ, quả chanh, quả dưa hấu
D. Quả bơ, quả sầu riêng, quả đu đủ

II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu 1/ (1,0 điểm) Quan sát cấu tạo hạt đậu đen và hạt ngô. Em hãy mô tả các bộ phận của chúng?

Câu 2/ (1,5 điểm) So sánh sự khác nhau giữa lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm?

Câu 3/ (1,5 điểm) Hãy phân tích đặc điểm của quả và hạt thích nghi với cách phát tán nhờ gió, nhờ động vật và tự phát tán?

Câu 4/ (1,0 điểm) Khi quan sát mặt dưới lá dương xỉ già. Hãy trình bày sự sinh sản và phát triển của cây dương xỉ.

Câu 5/ (1,0 điểm) Bạn Cát Tường nói "Khi thu hoạch đậu xanh phải thu hoạch trước khi quả chín khô". Theo em bạn Cát Tường nói đúng hay sai? Giải thích vì sao?

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6

I/ TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Mỗi câu đúng 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

ĐA

D

C

B

A

D

C

B

A

D

C

B

A

D

C

B

A

II/ TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)

Câu 1

  • Hạt gồm có vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ
  • Vỏ ở phía ngoài và chức năng bảo vệ
  • Phôi gồm rễ mầm, thâm mầm, chồi mầm và lá mầm, chức năng duy trì nòi giống
  • Chất dinh dưỡng dự trữ trong lá mầm ở hạt đỗ đen, chất dinh dưỡng dự trữ trong phôi nhũ ở hạt ngô có chức năng chứa chất dự trữ

Câu 2

Lớp một lá mầm

Lớp hai lá mầm

- Rễ chùm

- Gân lá hình song song hoặc hình cung

- Thân cỏ, một số ít thân cột

- Hoa có 6 hoặc 3 cánh

- Phôi có một lá mầm

- Rễ cọc

- Gân lá hình mạng

- Thân gỗ, thân cỏ, thân leo

- Hoa có 5 hoặc 4 cánh

- Phôi có hai lá mầm

Câu 3

  • Quả và hạt phát tán nhờ động vật có đặc điểm: Quả có hương vị thơm, vị ngọt, hạt có vỏ cứng là thức ăn cho động vật hoặc gai hay nhiều móc bám vào lông động vật,

VD: Quả xấu hổ, quả ké, quả ớt

  • Quả và hạt phát tán nhờ gió đặc điểm là quả có cánh hoặc túm lông nhẹ nên có thể bị gió thổi đi rất xa

VD: Quả trâm bầu, hạt hoa sữa, quả bồ công anh

  • Quả và hạt tự phát tán có đặc điểm: Vỏ quả có khả năng tự tách hoặc mở ra để cho hạt tung ra ngoài

VD: Quả chi chi, quả cải, quả đậu.

Câu 4

  • Dương xỉ sinh sản bằng bào tử, cơ quan sinh sản là túi bào tử.
  • Mặt dưới lá dương xỉ có những đốm chứa túi bào tử. Vách túi bào tử có 1 vòng cơ có tác dụng đẩy bào tử bay ra khi túi bào tử chín. Bào tử rơi xuống đất sẽ nảy mầm và phát triển thành nguyên tản rồi từ đó mọc ra cây dương xỉ con.

Câu 5

  • Bạn Cát Tường nói đúng.
  • Vì đậu xanh là quả khô nẻ, nếu thu hoạch sau khi quả chín hạt sẽ rơi ra ngoài.
0