Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 trường THCS Tân Ước, Thanh Oai năm 2014 - 2015
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 trường THCS Tân Ước, Thanh Oai năm 2014 - 2015 Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 ...
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 trường THCS Tân Ước, Thanh Oai năm 2014 - 2015
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 trường THCS Tân Ước, Thanh Oai năm học 2014 - 2015 là đề thi thử học kì II môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh để tham khảo, ôn tập, luyện đề chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 8 môn Văn được tốt nhất.
Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 8 quận Bình Thạnh, TP. HCM năm học 2014 - 2015
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 8 trường THCS Thăng Bình, Bình Dương năm học 2014 - 2015
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI TRƯỜNG THCS TÂN ƯỚC |
ĐỀ KIÊM TRA HK II Môn: NGỮ VĂN 8 Năm: 2014 - 2015 Thời gian: 90 phút. |
Câu 1: Em hãy chép lại bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" của Nguyễn Ái Quốc, cho biết bài thơ thuộc thể thơ gì, ra đời trong hoàn cảnh nào? (2đ)
Câu 2: Em hiểu gì về ý nghĩa nhan đề "Thuế máu" của Nguyễn Ái Quốc. (1đ)
Câu 3: Hãy cho biết đặc điểm, chức năng của câu nghi vấn. (1đ)
Câu 4: Xác định chức năng của những câu sau: (1đ)
a. Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
b. Bạn làm bài tập chưa?
Câu 5: Hãy chọn một trong hai đề bài sau: (5đ)
Đề 1: Việt Nam có truyền thống " Lá lành đùm lá rách" bằng hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ vấn đề trên.
Đề 2: Hiện nay có một số bạn học sinh đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi, với truyền thống văn hóa dân tộc, với hoàn cảnh gia đình. Em hãy viết bài nghị luận để thuyết phục các bạn thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn.
Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
Câu 1:
- HS ghi đúng bài thơ (1,0đ)
- Tháng 2/1941, sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài Bác về nước và làm việc tại hang Pác Bó. (0,5đ)
- Bài thơ thuộc thể thơ tứ tuyệt (0,5đ)
Câu 2: Nhan đề thuế máu: tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp và cho thấy số phận bi thảm của ngưới dân bản xứ (1,0đ)
Câu 3:
- Đặc điểm của câu nhgi vấn: Trong câu có tứ nghi vấn: ai, gì, thế nào... Kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi. (0,5đ)
- Chức năng: Dùng để hỏi, ngoài ra câu nghi vấn còn dùng để bộc lộ cảm xúc, cầu khiến. (0,5đ)
Câu 4:
a. Bộc lộ cảm xúc: sự cảm thương, nuối tiếc (0,5đ)
b. Hỏi (0,5đ)
Câu 5:
Đề 1
Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Người Việt Nam có truyền thống yêu thương, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn. (1,0đ)
Thân bài: trình bày các luận điểm để làm sáng tỏ vấn đề: (1,5đ)
Ý nghĩa của câu tục ngữ
Trong thực tế ta chứng kiến rất nhiều những gương sáng luôn giúp đỡ ngưới gặp khó khăn, hoạn nạn:
- Toàn dân quyên góp giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt.
- Các mạnh thường quân giúp đỡ các gia đình nghèo: Xây nhà, tặng quà...
- Trên tivi có rất nhiều chương trình giúp người nghèo khó: mái ấm tình thương, vòng tay nhân ái...
- Ở trường cũng nhiều lần phát động phong trào tấm áo tặng bạn, tết vì bạn nghèo...
Nhận định chung và kêu gọi mọi người hãy phát huy truyền thống tốt đẹp này. (0,5đ)
Kết bài: Khẳng định lại truyền thống tốt đẹp của người VN. (1,0đ)
Lời hứa và quyết tâm của bản thân.
Đề 2
Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Thuyết phục các bạn HS thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn. (1,0đ)
Thân bài: trình bày các luận điểm:
- Gần đây cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn lành mạnh như trước nữa. (0,75đ)
- Các bạn lầm tưởng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành người văn minh, sành điệu. (0,75đ)
- Việc chạy theo mốt ăn mặc ấy có nhiều tác hại: làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến chất lượng học tâp, tốn kém tiền của của cha mẹ. (0,75đ)
- Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng phải lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi, với hoàn cảnh sống, với truyền thống văn hóa của dân tộc. (0,75đ)
Kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm. (0,75đ)
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. Lời khuyên, lới hứa của bản thân (1,0đ)