14/01/2018, 19:41

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 Phòng GD&ĐT Nam Trực, Nam Định năm học 2015 - 2016

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 Phòng GD&ĐT Nam Trực, Nam Định năm học 2015 - 2016 Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn lớp 6 có đáp án Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 Để hỗ trợ ...

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 Phòng GD&ĐT Nam Trực, Nam Định năm học 2015 - 2016

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6

Để hỗ trợ các bạn học sinh lớp 6 trong việc ôn tập chuẩn bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải đề thi chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 đang đến rất gần, VnDoc.com đã sưu tầm và xin được gửi tới bạn: .

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 Phòng GD&ĐT Bình Giang, Hải Dương năm học 2015 - 2016

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Mạc Đĩnh Chi, Hà Nội năm 2015 - 2016

PHÒNG GD&ĐT NAM TRỰC
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II
Năm học 2015 - 2016
Môn: Ngữ văn 6
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (1,0 điểm): Xác định các phó từ có trong đoạn văn sau:

"Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng"

(Bài học đường đời đầu tiên - Tô Hoài )

Câu 2. (4,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:

"Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...'

a, Đoạn thơ trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả bài thơ?

b, Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật tu từ nào? Chép lại những dòng thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật ấy và nêu tác dụng.

c, Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

Câu 3. (5,0 điểm)

Hãy tả lại cảnh quê hương em vào một buổi sáng đẹp trời.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6


Câu 1. Yêu cầu học sinh tìm được các phó từ sau, tìm được mỗi từ cho 0,25 điểm: "Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng."

-> Các phó từ: Được, rất, ra, rất

Câu 2

* Yêu cầu học sinh làm được như sau:

a, Đoạn thơ trích trong bài thơ "Lượm". Tác giả bài thơ là Tố Hữu.

b,

  • Trong đoạn thơ, tác giả đó sử dụng thành công nghệ thuật so sánh
  • Những dòng thơ trực tiếp có hình ảnh so sánh: 'Mồm huýt sáo vang/ Như con chim chích'
  • Tác dụng: Tác giả so sánh chú bé liên lạc với con chim chích nhỏ bé, nhanh nhẹn, hữu ích khiến người đọc hình dung cụ thể và rất ấn tượng về hình ảnh một chú bé Lượm nhỏ nhắn, hoạt bát mà đáng yêu.

c. Cảm nhận: HS cần trình bày các ý sau:

  • Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm và hình ảnh Lượm trong đoạn trích
  • Cảm nhận hình ảnh đặc sắc nhất: Xuyên suốt hai khổ thơ là hình ảnh Lượm - một chú bé liên lạc thật xinh xắn, hồn nhiên và đáng yêu:
    • Ngoại hình: Lượm xuất hiện với dáng hình nhỏ nhắn, đáng yêu, thể hiện qua từ láy tượng hình " loắt choắt".
    • Trang phục: Gọn gàng, giản dị, xinh xắn, phù hợp với dáng người, công việc của chú bé "Cái xắc xinh xinh/Ca lô đội lệch".
    • Cử chỉ, hoạt động, tính cách: Chú bé rất nhanh nhẹn, thể hiện qua từ láy gợi hình" thoăn thoắt". Sự hồn nhiên của chú bé bộc lộ rõ hơn khi tác giả khéo léo sử dụng nghệ thuật so sánh: "Mồm huýt sáo vang/ Như con chim chích...". Qua đó, hình ảnh Lượm tự tin, hồn nhiên, yêu đời, yêu công việc của mình.

-> Với nhịp thơ 2/2, kết hợp các từ láy tượng hình cùng nghệ thuật so sánh, nhà thơ đã khắc hoạ chân dung chú bé liên lạc thật sống động khiến người đọc vô cùng yêu mến, cảm phục Lượm - một thiếu niên tuổi còn trẻ nhưng rất anh dũng, không sợ nguy hiểm, bom đạn của kẻ thù.

  • Ý nghĩa hình ảnh Lượm:
    • Hình ảnh Lượm làm ta nhớ tới biết bao tấm gương những anh hùng không ngại gian khổ, hiểm nguy, không quản hi sinh thân mình trong cuộc kháng chiến chống Pháp để góp phần bảo vệ Tổ quốc.
    • Lượm là tấm gương sáng cho thế hệ mai sau noi theo.
  • Khái quát lại suy nghĩ, tình cảm về hình ảnh Lượm qua đoạn trích.

* Lưu ý:

  • Về hình thức: HS có thể trình bày bố cục là một bài văn cảm nhận dạng ngắn (Mở bài, thân bài, kết bài), hoặc là một đoạn văn, giám khảo vẫn cho điểm.
  • Về nội dung: HS cần trình bày đủ các ý chính ở trên, thiếu mỗi ý trừ theo điểm.
  • Về diễn đạt: Lời văn trong sáng, giàu cảm xúc; bài viết thể hiện rõ được tình cảm, cảm xúc của bản thân đối với đối tượng cảm nhận -> cho điểm tối đa.
  • Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo trình tự khác, song vẫn đảm bảo đủ các ý và lời văn giàu cảm xúc, giáo viên vẫn cho điểm tối đa.
  • Tuỳ theo chất lượng bài làm của HS, giám khảo cho điểm hợp lý. 

Câu 3: Yêu cầu HS viết bài theo bố cục sau:

1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về một buổi sáng đẹp trời trên quê hương em.

2. Thân bài: Kết hợp tả theo trình tự thời gian và không gian

* Cảnh quê hương lúc trời vừa hửng sáng:

  • Cảnh bao quát: Trời chưa sáng hẳn, không gian còn khoác trên mình màn sương mỏng...
  • Cảnh chi tiết:
    • Bầu trời: Cao và thoáng đãng, ... phía chân trời, mây, gió...
    • Làng xóm, quê hương: Từ trên cao trông những ngôi nhà mọc san sát như những cây nấm đủ màu sắc ...
    • Vài tiếng gà gáy sáng báo hiệu một ngày mới bắt đầu...

=> Cảnh đẹp thơ mộng, yên bình.

* Cảnh quê hương khi ông mặt trời bắt đầu lên:

  • Cảnh bao quát: quê hương như bừng tỉnh sau một giấc ngủ say. Nắng vàng trải lên khắp mọi nơi...
  • Cảnh chi tiết:
    • Trên các ngả đường: từng tốp học sinh...; mấy bác nông dân ra đồng ... xe cộ đi lại nườm nượp, tiếng người, tiếng xe ...
    • Những hàng cây bên đường..., vài chú chim hót líu lo vang trời...

=> Cảnh đẹp với không khí sôi động, náo nhiệt.

* Cảnh quê hương khi nắng đã lên cao:

  • Cảnh bao quát: Nắng lấp lánh những ánh bạc phủ lên vạn vật...
  • Cảnh chi tiết, tiêu biểu:
    • Cánh đồng lúa: ... Dòng sông: ...
    • Khu chợ: Ồn ào, tấp nập...

=> Cảnh đẹp trù phú, đầm ấm, yên vui.

3. Kết bài: Khái quát suy nghĩ, tình cảm của em khi được ngắm quê hương vào buổi sáng đẹp trời.

* Lưu ý:

  • Hành văn lưu loát, đủ ý, biết miêu tả bằng những hình ảnh so sánh, nhân hoá; biết kết hợp miêu tả với cảm nhận của bản thân. Bố cục rõ, không mắc lỗi diễn đạt mới cho điểm tối đa các ý
  • Học sinh có thể trình bày bố cục thân bài theo trình tự khác hợp lí, sáng tạo vẫn cho điểm.
  • Điểm trừ:
    • Sai từ 3 đến 5 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt: Trừ 0,25 điểm
    • Sai trên 5 lỗi trừ 0,5 điểm. 
0