14/01/2018, 20:00

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Hùng Vương năm học 2014 - 2015

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Hùng Vương năm học 2014 - 2015 Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Văn lớp 10 có đáp án Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 giúp học sinh nắm bắt ...

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Hùng Vương năm học 2014 - 2015

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10

giúp học sinh nắm bắt được cấu trúc đề thi cũng như thời gian và những nội dung chính được đưa ra trong đề thi để có kế hoạch ôn thi môn Văn lớp 10 một cách hiệu quả.

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Đào Duy Từ, Thanh Hóa năm học 2014 - 2015

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Hiệp Bình, Hồ Chí Minh năm 2014 - 2015

THPT Hùng Vương

Đề thi giữa học kì 2

Năm học 2014 - 2015

Môn: Ngữ văn - Lớp 10

Câu 1 (2 điểm):

Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó:

"Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn"

(Nguyễn Trãi - Bình Ngô đại cáo)

Câu 2 (8 điểm):

Anh (chị) hãy thuyết minh về núi Bà Đen. Qua đó anh (chị) có những hành động thiết thực nào để bảo vệ danh lam thắng cảnh ở địa phương.

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10

Câu 1

  • Biện pháp tu từ: nói quá
  • Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó:
    • Vũ khí (gươm) nhiều đến độ mài mòn cả đá núi. Phương tiện (voi) nhiều đến uống cạn cả nước sông.

=> Nói quá vũ khí và phương tiện để diễn tả sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.

Câu 2

Thuyết minh về núi Bà Đen

a. Mở bài:

  • Giới thiệu thắng cảnh quê hương Tây Ninh: Núi Bà Đen – cảnh đẹp, núi linh, cao nhất Đông Nam Bộ.

b. Thân bài:

  • Vị trí địa lý: thuộc xã Thạnh Tân, Hòa Thành, Tây Ninh, cách Thị Xã Tây Ninh 8 km chếch hướng Đông Bắc.
  • Quang cảnh: mây phủ quanh năm nên có tên gọi khác là Vân Sơn do 3 ngọn núi tạo thành: núi Phụng, núi Heo, núi Một. Nhìn từ xa như chiếc nón lá úp trên đồng bằng.
    • Sự tích: về nàng Lý Thị Thiên Hương.
    • Sự hấp dẫn: cảnh đẹp (cảnh thiên tạo, cảnh nhân tạo), núi linh (theo tín ngưỡng của nhân dân).
  • Giá trị phát triển du lịch, kinh tế.

c. Kết bài:

  • Ấn tượng đậm nét trong lòng du khách đến Tây Ninh, đặc biệt là danh thắng núi Bà.
  • Những hành động thiết thực để bảo vệ danh lam thắng cảnh ở địa phương.

Học sinh trình bày suy nghĩ về những hành động thiết thực để bảo vệ danh lam thắng cảnh ở địa phương theo nhiều hướng khác nhau, trong đó phải đảm bảo đầy đủ các nội dung:

  • Tại sao chúng ta phải bảo vệ danh lam thắng cảnh ở địa phương?
  • Những hành động thiết thực để bảo vệ danh lam thắng cảnh ở địa phương là gì?
0