Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 11 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017
Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 11 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017 Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 11 có đáp án Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 11 . Đề thi gồm 20 ...
Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 11 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017
Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 11
. Đề thi gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 45 phút. Đã có đáp án và thang điểm cho từng câu hỏi. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 11 trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai năm học 2016 - 2017
Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 11 trường THPT Thuận Thành số 3, Bắc Ninh năm học 2015 - 2016
SỞ GD&ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN: VẬT LÝ – LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 phút |
Câu 1. Hai bản tụ điện được nối vào nguồn điện có điện áp U = 4 V thì tụ được tích điện đến điện tích Q1 = 2.10-6 C. Nếu nối tụ đó vào nguồn điện có điện áp U' = 10 V thì điện tích của tụ bằng
A. 5.10-5 C. B. 1.10-6 C. C. 5.10-6 C. D. 0,8.10-6 C.
Câu 2. Năng lượng điện trường trong một tụ điện xác định sẽ tỉ lệ thuận với
A. Hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện.
B. Điện tích trên tụ.
C. Điện dung của tụ điện.
D. Bình phương hiệu điện thế giữa hai bản tụ.
Câu 3. Giữa hai bản tụ phẳng cách nhau 1 cm có một hiệu điện thế 10 V. Cường độ điện trường đều trong khoảng không gian giữa hai tụ là
A. 100 V/m. B. 1 kV/m. C. 10 V/m. D. 0,01 V/m.
Câu 4. Khi độ lớn điện tích thử đặt tại một điểm tăng gấp đôi thì điện thế tại điểm đó
A. Không đổi. B. Tăng gấp đôi.
C. Giảm một nửa. D. Tăng gấp bốn.
Câu 5. Chọn phát biểu sai. Công của lực điện triệt tiêu khi điện tích
A. Dịch chuyển dọc theo đường sức điện trường.
B. Dịch chuyển vuông góc với các đường sức trong điện trường đều.
C. Dịch chuyển trên quỹ đạo là một đường cong kín trong điện trường đều.
D. Dịch chuyển trên một quỹ đạo tròn trong điện trường.
Câu 6. Chọn phát biểu đúng. Khi thả một proton không vận tốc đầu vào một điện trường thì proton đó sẽ
A. Chuyển động dọc theo phương vuông góc với đường sức điện.
B. Chuyển động theo quỹ đạo tròn.
C. Chuyển động từ điểm có điện thế cao đến điểm có điện thế thấp hơn.
D. Đứng yên
Câu 7. Tại một điểm M trong điện trường do một điện tích điểm gây ra, người ta đặt một điện tích thử dương. Hỏi cường độ điện trường tại M thay đổi như thế nào nếu độ lớn điện tích thử tăng lên 2 lần?
A. Tăng lên 2 lần. B. Giảm đi 2 lần.
C. Tăng lên 4 lần. D. Không đổi.
Câu 8. Hai điện tích điểm có độ lớn không đổi được đặt cách nhau một khoảng nào đó thì lực tương tác giữa chúng có độ lớn F. Tăng khoảng cách giữa hai điện tích lên bốn lần thì độ lớn lực tương tác giữa chúng là F'. Liên hệ nào sau đây đúng?
A. F' = F/16. B. F' = F/2. C. F' = F/4. D. F' = F/8.
Câu 9. Khi tăng đồng thời độ lớn của mỗi điện tích lên gấp đôi và khoảng cách giữa hai điện tích cũng tăng lên gấp đôi thì độ lớn lực tương tác giữa chúng
A. Tăng lên hai lần. B. Không đổi
C. Giảm đi bốn lần. D. Giảm đi một nửa.
Câu 10. Khi nói về vecto cường độ điện trường do một điện tích điểm đứng yên gây ra, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tại mỗi điểm, vecto cường độ điện trường cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương, đặt tại điểm đó.
B. Tại mỗi điểm, vecto cường độ điện trường cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử, đặt tại điểm đó.
C. Vecto cường độ điện trường phụ thuộc vào độ lớn điện tích thử, đặt tại điểm đó.
D. Vecto cường độ điện trường tại mỗi điểm phụ thuộc nhiệt độ của môi trường.
Câu 11. Tại điểm O trong không khí, đặt điện tích q = 4.10-8 C. Cường độ điện trường tại điểm M cách O một đoạn OM = 3 cm là
A. 4.107 V/m. B. 4.105 V/m. C. 9.105 V/m. D. 9.107 V/m.
Câu 12. Điện tích q = 10-7 C đặt trong điện trường chịu tác dụng của lực F = 3.10-3 N. Cường độ điện trường tại điểm đặt điện tích q là
A. 3.104 V/m. B. 3.10-4 V/m. C. 6.104 V/m. D. 6.10-4 V/m.
Câu 13. Một tụ điện có điện dung C. Khi nạp điện cho tụ ở điện áp 16 V thì điện tích của tụ là 8 µC. Nếu tụ đó được nạp điện ở điện áp 40 V thì điện tích của tụ điện là
A. 60 µC. B. 40 µC. C. 20 µC. D. 80 µC.
Câu 14. Một quả cầu có bán kính 4 cm mang điện tích q = 5.10-8 C, cường độ điện trường bên trong quả cầu bằng
A. 2 V/m. B. 0 V/m. C. 6 V/m. D. 4 V/m.
Câu 15. Tại một điểm trong không khí có hai cường độ điện trường có phương vuông góc với nhau và có độ lớn lần lượt là E1 = 6.104 V/m; E2 = 8.104 V/m. Độ lớn của điện trường tổng là:
A. 10.104 V/m. B. 14.104 V/m. C. 2.104 V/m. D. 48.104 V/m.
Câu 16. Độ lớn của vecto cường độ điện trường tại một điểm do điện tích điểm gây ra không phụ thuộc vào
A. Độ lớn của điện tích gây ra điện trường.
B. Độ lớn điện tích thử.
C. Khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó.
D. Hằng số điện môi của môi trường.
Câu 17. Khi nói về đường sức của điện trường, phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Qua mỗi điểm trong điện trường có một đường sức đi qua và chỉ một mà thôi.
B. Đường sức điện trường là những đường có hướng, trùng với hướng của các vecto cường độ điện trường tại điểm đó.
C. Đường sức của điện trường là đường không khép kín. Nó xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
D. Đường sức điện trường tĩnh luôn là đường thẳng, không có hướng xác định.
Câu 18. Công của lực điện không phụ thuộc vào
A. Vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi.
B. Độ lớn của cường độ điện trường trong đó điện tích dịch chuyển.
C. Hình dạng của đường đi trong điện trường.
D. Độ lớn của điện tích dịch chuyển trong điện trường.
Câu 19. Khi nói về điện dung của tụ điện, phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện.
B. Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn.
C. Đơn vị đo điện dung là fara.
D. Điện dung của tụ điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai bản tụ.
Câu 20. Một tụ điện có điện dung C tích điện đến hiệu điện thế cực đại U0. Năng lượng của điện trường trong không gian giữa hai bản tụ có giá trị
A. W = ½CU0. B. W = ½CU20.
C. W = ½C2U0. D. W = ½U20/C.