Đề kiểm tra học kì I lớp 8 môn Hóa học - THCS Phan Chu Trinh, Khánh Hòa
Đề kiểm tra học kì I lớp 8 môn Hóa học - THCS Phan Chu Trinh, Khánh Hòa Đề kiểm tra môn Hóa Đề kiểm tra học kì I lớp 8 môn Hóa học được VnDoc sưu tầm và giới thiệu dành cho các em học sinh luyện đề, tự ...
Đề kiểm tra học kì I lớp 8 môn Hóa học - THCS Phan Chu Trinh, Khánh Hòa
Đề kiểm tra học kì I lớp 8 môn Hóa học
được VnDoc sưu tầm và giới thiệu dành cho các em học sinh luyện đề, tự kiểm tra kiến thức cũng như ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra cuối học kì 1 sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 8 môn Hóa học năm 2014 - 2015 huyện Hải Lăng, Quảng Trị
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 8 năm học 2015 - 2016 trường TH&THCS Hương Nguyên, Thừa Thiên Huế
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 trường THCS Thành Long, Châu Thành năm 2016 - 2017
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm học 2014 - 2015 Phòng GD-ĐT Thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk
TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH DIÊN KHÁNH – KHÁNH HOÀ |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN HOÁ HỌC LỚP 8 |
I - Trắc nghiệm khách quan (5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ A hoặc B, C, D trước phương án chọn đúng để trả lời từ câu 1 đến câu 9.
Câu 1. Trong những hiện tượng sau, đâu là hiện tượng hoá học?
a) Về mùa hè thức ăn dễ bị ôi thiu.
b) Các quả bóng bay lên trời rồi nổ tung.
c) Nhiệt độ trái đất nóng lên làm tan băng ở 2 vùng cực trái đất.
d) Cháy rừng gây ô nhiễm rất lớn cho môi trường.
A. a, b. B. b, d. C. b, c. D. a, d.
Câu 2. Cho sơ đồ phản ứng sau: Fe(OH)y + H2SO4 → Fex(SO4)y + H2O
Hãy chọn cặp nghiệm x, y sao cho phù hợp ?
A. x = 3 ; y = 2 B. x = 2 ; y = 3 C. x = 4 ; y = 2 D. x = 2 ; y = 4
Câu 3. Giải thích về định luật bảo toàn khối lượng có phát biểu sau:
Trong phản ứng hoá học chỉ diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử (I) nên tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng (II).
A. I đúng, II sai
B. I sai, II đúng
C. I và II đúng, ý I giải thích cho ý II
D. I và II đúng, ý I không giải thích cho ý II
Câu 4. Trong 4,4 g CO2 có số mol là
A. 0,4 mol. B. 0,3 mol. C. 0,2 mol. D. 0,1 mol.
Câu 5. 0,2 mol CO2 (đktc) có thể tích là
A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 3,36 lít.
Câu 6. Cho tỉ khối của khí A với khí B là 2,125 và tỉ khối của khí B đối với khí oxi là 0,5. Khối lượng mol của khí A là
A. 43 g. B. 34 g. C. 17 g D. 7 1 g.
Câu 7. (Biết S = 32 ; O = 16). Số mol của khí sunfurơ (SO2) có trong 6,4g là
A. 0,1 mol. B. 0,2 mol. C. 0,3 mol. D. 0,4 mol.
Câu 8. Có một hỗn hợp gồm: 48 g khí Oxi (O2) và 22 g khí cacbon đioxit (CO2). (Biết O = 16, C = 12). Thể tích hỗn hợp khí trên ở đktc là
A. 22,4 lít. B. 33,6 lít. C. 11,2 lít. D. 44,8 lít.
Câu 9. Oxit của kim loại A có công thức là A2O3. Công thức muối sunfat của A là
A. ASO4. B. A3(SO4)2. C. A2(SO4)3. D. A2SO4.
Câu 10. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Chất được chia làm 2 loại lớn là ....(1)....... và ......(2)...... Đơn chất được tạo nên từ một
.......(3).......; còn ...(4)...... được tạo nên từ hai nguyên tố hoá học trở lên.
- Khí hiđro (H2), sắt (Fe), khí nitơ (N2) là : .....(5).....
- Muối ăn (NaCl), nước (H2O), axit sunfuric (H2SO4) là :......(6).............
II. Tự luận (5điểm)
Câu 11. (1 điểm) Khối lượng mol là gì ? Thể tích mol chất khí là gì ? Mỗi trường hợp cho một ví dụ ?
Câu 12. (2 điểm) Phải lấy bao nhiêu gam kim loại sắt để có số nguyên tử nhiều gấp đôi số nguyên tử có trong 8 gam lưu huỳnh?
Câu 13. (2 điểm) Cho 11,2 gam kim loại sắt tác dụng hết với axit clohiđric (HCl) tạo thành 25,4 gam sắt(II) clorua (FeCl2) và 0,4 gam khí hiđro.
a) Lập phương trình hoá học.
b) Tính khối lượng axit clohiđric cần dùng?
(Biết Fe = 56, S = 32, Cl = 35,5, H = 1).