15/01/2018, 13:53

Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 trường THCS Thành Long, Châu Thành năm 2016 - 2017

Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 trường THCS Thành Long, Châu Thành năm 2016 - 2017 Đề kiểm tra giữa học kì I môn Toán lớp 8 có đáp án Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 là đề kiểm tra giữa học kì ...

Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 trường THCS Thành Long, Châu Thành năm 2016 - 2017

Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 

 là đề kiểm tra giữa học kì I môn Toán lớp 8 dành cho các bạn học sinh và thầy cô tham khảo, làm tài liệu nghiên cứu, học tập môn Toán lớp 8 được chắc chắn nhất, làm cơ sở học lên chương trình học môn Toán lớp 9.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH
TRƯỜNG THCS THÀNH LONG

ĐỀ THAM KHẢO
KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2016 – 2017
MÔN: TOÁN 8 - THỜI GIAN: 45 PHÚT (không kể thời gian phát đề)


I. LÍ THUYẾT: (2đ)

1) Phát biểu định lí tổng các góc của một tứ giác.

2) Áp dụng: Tìm x trong hình bên:

Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8

II. BÀI TẬP:

Bài 1: (2.5đ) Phân tích đa thức thành nhân tử:

a) 3x2 - x

b) x2 + 2x + 1 - y2

c) xy + y2 – x – y

Bài 2: (2.5đ) Tìm x, biết:

a) x2 – 9 = 0

b) x2 - 10x + 25 = 0

Bài 3: (3đ) Cho tam giác ABC. Gọi D, E lần lượt là trung điểm của AB, BC.

a) Chứng minh tứ giác ADEC là hình thang.

b) Gọi F là điểm đối xứng với E qua D. Tứ giác AEBF là hình gì? Vì sao?

Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8

I. Lí thuyết:

1) Phát biểu đúng định lí tổng các góc của một tứ giác.

2) Tính đúng x = 40o

II. Bài tập:

Bài 1:

a) 3x2 - x = x(3x -1)

b) x2 + 2x + 1 - y2

= (x2 + 2x + 1) - y2

= (x + 1)2 - y2

= (x + 1 + y)(x + 1 - y)

c) xy + y2 – x – y

= y(x + y) – (x + y)

= (x + y)(y – 1)

Bài 2:

a) x2 – 9 = 0

↔ (x + 3)(x – 3) = 0

x + 3 = 0 hoặc x - 3 = 0

x = -3 hoặc x = 3

Vậy: x = -3; x = 3

b) x2 - 10x + 25 = 0

↔ (x - 5)2 =0

↔ x - 5 = 0

→ x = 5

Vậy: x = 5

Bài 3:

Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8

GT- KL

a) Xét ΔABC ta có:

EB = EC (gt)

DB = DA (gt)

→ DE là đường trung bình của ABC.

→  DE //AC

Tứ giác ADEC có DE //AC nên là hình thang.

b) Tứ giác AEBF có:

DA = DB (gt)

DE = DF (E, F đối xứng qua D)

Vậy: Tứ giác AEBF là hình bình hành.

0