13/01/2018, 20:09

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 trường TH Đồng Kho có đáp án 2016

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 trường TH Đồng Kho có đáp án 2016 Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu Học Đồng Kho 1: Hãy tả ngôi trường thân yêu mà em đã gắn bó trong nhiều năm qua. TRƯỜNG TH ĐỒNG KHO 1 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN I Môn: Tiếng Việt (Phần ...

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 trường TH Đồng Kho có đáp án 2016

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu Học Đồng Kho 1: Hãy tả ngôi trường thân yêu mà em đã gắn bó trong nhiều năm qua.

TRƯỜNG TH ĐỒNG KHO 1 

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN I

Môn: Tiếng Việt (Phần đọc)

Thời gian: 25 phút

ĐỀ:

A.Đọc hiểu: (5 điểm)

1.Đọc bài văn sau:

NHỮNG TRANG SÁCH ĐẦU TIÊN

Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách, chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn như: “Tứ thư”, “Ngũ kinh”. Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều.

Bên cạnh những lời dạy của cổ nhân trong kinh thư, có lẽ còn có những trang sách từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương đã dạy Nguyễn Sinh Cung biết phải làm gì và bài học làm người có ích mà Nguyễn Sinh Cung đã nhận thấy để tự răn mình là: Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, thì một đấng nam nhi không thể lấy văn chương làm con đường tiến thân, không nên chỉ biết lo cuộc sống của riêng mình.

Vậy là trong tâm trí của cậu bé Làng Sen đã sớm xuất hiện tình yêu quê hương, để từ đó hình thành tình yêu Tổ quốc.

                                                                                             Trần Viết Lưu

2.Dựa vào bài đọc trên, em hãy khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng.

1:Chi tiết nào trong bài cho ta biết Nguyễn Sinh Cung rất ham học.

A. Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều.

B.Nguyễn Sinh Cung còn học từ cuộc sống, từ người thân…

C.Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách. chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn như: “Tứ Thư”, “Ngũ kinh”

2: Ngoài việc học trên lớp, học sách người lớn, Nguyễn Sinh Cung còn học ở đâu?

A.Học từ cuộc sống thiên nhiên.

B.Học từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương.

C.Học từ người thân như bố, mẹ…

3: Nhân vật Nguyễn Sinh Cung trong câu chuyện là ai?

A.Anh Kim Đồng.
B.Lê Quí Đôn.
C.Bác Hồ.

4:  Dòng nào dưới đây là nhóm các từ đồng nghĩa ?

A.lung linh, long lanh, lóng lánh, mênh mông.

B.vắng vẻ, hiu quạnh, vắng ngắt, lung linh.

C.bao la, mênh mông, thênh thang, bát ngát.

5: Trong câu: “Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều”. Từ tiền bối thuộc từ loại:

A.Danh từ
B.Động từ
C.Tính từ

6:  Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, Nguyễn Sinh Cung đã tự răn mình điều gì?

7: Em hãy tìm một từ trái nghĩa với từ “chiến tranh” và đặt câu với từ vừa tìm được.


B.Đọc thành tiếng:
(5 điểm)

Học sinh bốc thăm và đọc kết hợp trả lời câu hỏi do Giáo viên chọn một trong các đoạn văn dưới đây: (Thời gian đọc khoảng 1,5 phút).

Đoạn 1: “Các em học sinh,……………Vậy các em nghĩ sao”. Bài Thư gửi các học sinh sách TV5 tập 1 trang 4.

Đoạn 2: “Trong năm học,……………của các em”. Bài Thư gửi các học sinh sách TV5 tập   1 trang 4, 5.

Đoạn 3: “Màu lúa chín,……………vàng giòn”. Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa sách TV5 tập 1 trang 10.

Đoạn 4: “Quanh đó,……………ra đồng ngay”. Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa sách TV5 tập 1 trang 10.

Đoạn 5: “Ngót 10 thế kỉ……………văn hiến lâu đời”. Bài Nghìn năm văn hiến sách TV5 tập 1 trang 15.

Đoạn 6: “Chiếc máy xúc của tôi……….giản dị, thân mật”. Bài Một chuyên gia máy xúc (TV 5 tập 1 trang 45)

Đoạn 7:  “Từ đầu………….dân chủ nào ?”. Bài “Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai” (TV 5 tập 1 trang 54)

Đoạn 8: “Từ đầu………….. đất liền”. Bài Những người bạn tốt (TV5 tập 1 trang 64)

Phần viết:

1. Viết chính tả: Nghe viết (Thời gian: 15 phút)

NHỮNG CÁNH BUỒM

Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về.

Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm.

Băng Sơn

2. Tập làm văn:

Hãy tả ngôi trường thân yêu mà em đã gắn bó trong nhiều năm qua.


Đáp án và thang điểm:

A. Phần đọc:

1. Đọc hiểu: (5 điểm)

Khoanh đúng mỗi câu từ câu 1-5 được 0,5 điểm.

Câu 1:  ý C           Câu 2:  ý B           Câu 3:  ý C           Câu 4: ý C            Câu 5: ý A

Câu 6: (1,5 điểm) Nguyễn Sinh Cung đã tự răn mình là: một đấng nam nhi không thể lấy văn chương làm con đường tiến thân, (0,75 điểm)  không nên chỉ biết lo cuộc sống của riêng mình (0,75 điểm).

Câu 7: (1 điểm)

– Tìm đúng từ: 0,5 điểm

– Đặt đúng câu: 0,5 điểm.

2. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

*Cách đánh giá, cho điểm :

+ Đọc đúng tiếng, đúng từ : 1 điểm.

(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng : 0,5 điểm ; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm )

+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm.

(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ : 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên : 0 điểm)

+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm : 1 điểm.

(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm : 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm : 0 điểm)

+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu : 1 điểm.

(Đọc quá 1 đến 2 phút : 0,5 điểm; đọc quá 2 phút : 0 điểm)

+ Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu : 1 điểm.

(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 điểm)


B.Phần viết:

1.Chính tả: 5 điểm

– Sai 1 lỗi ( âm đầu, vần, thanh, lỗi viết hoa…) trừ 0,5 điểm

– Đối với những bài không mắc lỗi chính tả mà trình bày dơ, chữ viết cẩu thả, không đúng mẫu chữ, cỡ chữ… trừ 1 điểm toàn bài.

2. Tập làm văn: 5 điểm

Hãy tả ngôi trường thân yêu mà em đã gắn bó trong nhiều năm qua

Bài làm

Thấm thoát đã hơn bốn năm học trôi qua dưới mái trường thân yêu, vậy mà giờ đây những kỉ niệm buồn vui của năm tháng học trò cũng sắp trôi đi. Ngôi trường vẫn còn đó, vẫn lặng lẽ dõi  theo từng lũ học trò chúng em học hành, đùa giỡn và cùng em bước đi trên con đường học tập .

Nhìn từ xa, ngôi trường như được khoác lên mình một chiếc áo màu màu vàng nhạt nhưng khi ánh nắng chiếu xuống làm cho chiếc áo ấy trở nên rực rỡ hơn. Mái tôn màu cam hòa lẫn với màu sơn hồng đậm của những bức tường tạo nên một phong cảnh đầy màu sắc. Khi đến gần, chúng ta sẽ bắt gặp ngay dòng chữ : “Trường tiểu học Nguyễn Văn Hưởng” được làm bằng đá hoa cương. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào , bao cái nắng nóng chói chang, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi  là bao. Chiếc cổng sắt màu xám lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng tay của một người mẹ lúc nào cũng sẵn sàng đón chào những đứa con thân yêu vào trường. Đối với em, ngôi trường này không nguy nga và tráng lệ như một tòa lâu đài mà chỉ đơn sơ nhưng vẫn giữ đầy nét trang nghiêm và thân thiện lạ thường. Sân trường được lát bằng đan, các bạn có biết, nơi đây chúng mình có thể chạy thỏa thích mà không sợ trượt chân đấy. Hai hàng cây xanh xoè tán rộng, làm bóng râm cho những bạn học sinh đứng chờ bố mẹ. Những chú chim từ phương nào bay đến đậu trên những cành cây hót líu lo chờ nắng sớm ban mai của ông mặt trời. Hàng ghế đá xếp dài gần các lớp học dể chúng em ngồi tâm sự với nhau sau mỗi tiết học căng thẳng , mệt mỏi . Sân trường còn là nơi các bạn học sinh và thầy cô sinh hoạt với nhau trong lễ chào cờ. Dãy hành lang xây dựng giống hình chữ U. Dọc các dãy hành lang, các lớp học được trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh và dễ thương. Các tủ sách di động được thầy Hiệu trưởng đặt để các em được đọc những quyển truyện rất hay và hấp dẫn. Mỗi phòng học được trang trí đẹp với nhiều sáng tạo và mang  phong cách riêng của mỗi lớp. Lớp thì treo những chậu cây lơ lửng trên cửa sổ , lớp thì trang trí những bông hoa và những hình dáng con cá trên bức tường  tạo nên một bức tranh sác màu rực rỡ làm cho ngôi trường thân thuộc đến lạ kì.

Em yêu ngôi trường này lắm . Mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Những  kỉ niệm, những khoảnh khắc đáng nhớ  về  ngôi trường  về bạn bè, thầy cô không bao giờ em quên. Rồi một ngày em sẽ phải đến một ngôi  mái trường mới nhưng ngôi trường Nguyễn Văn Hưởng vẫn không phai nhòa trong tâm trí em.

0