15/01/2018, 14:07

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 trường THCS Nguyễn Hiền năm học 2017 - 2018

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 trường THCS Nguyễn Hiền năm học 2017 - 2018 Đề kiểm tra 1 tiết Sinh học lớp 9 có đáp án Đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh học 9 Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham ...

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 trường THCS Nguyễn Hiền năm học 2017 - 2018

Đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh học 9

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo bài , không chỉ là tài liệu tham khảo hỗ trợ quá trình ôn luyện kiến thức Sinh học 9 kì 1 mà còn làm quen nhiều dạng đề kiểm tra 1 tiết Sinh 9 khác nhau.

Câu 1: Đối tượng của Di truyền học là gì? 

A. Tất cả động thực vật và vi sinh vật.

B. Cây đậu Hà Lan có khả năng töï thụ phấn cao.

C. Cơ sở vật chất cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.

D. Các thí nghiệm lai giống động vật, thực vật.

Câu 2: Trong phép lai 2 cặp tính trạng của Menden ở cây đậu Hà lan, khi phân tích từng cặp tính trạng thì F2 tỉ lệ mỗi cặp tính trạng là:

A. 9 : 3 : 3 : 1

B. 3 : 1

C. 1 : 1

D. 1 : 1 : 1 : 1

Câu 3: Hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết được gọi là: 

A. Biến dị có tính quy luật trong sinh sản.

B. Biến dị không có tính quy luật trong sinh sản.

C. Biến dị .

D. Biến dị tương ứng với môi trường.

Câu 4: Căn cứ vào đâu mà Menden cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau?

A. tỉ lệ kiểu hình ở F1 

B. tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.

C. tỉ lệ kiểu gen ở F1

D. tỉ lệ kiểu gen ở F2

Câu 5: Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là gì? 

A. Thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính.

B. Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được.

C. Phương pháp phân tích các thế hệ lai.

D. Theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng.

Câu 6: Một khả năng của NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là :

A. biến đổi hình dạng                     B. tự nhân đôi

C. trao đổi chất                              D. co, duỗi trong phân bào

Câu 7: Theo Menđen, tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F1 gọi là gì? 

A. Tính trạng tương ứng.               B. Tính trạng trung gian.

C. Tính trạng trội.                           D. Tính trạng lặn.

Câu 8: Theo Menđen, tính trạng không được biểu hiện ở cơ thể lai F1 gọi là gì? 

A. Tính trạng tương phản.              B. Tính trạng trung gian.

C. Tính trạng lặn.                           D. Tính trạng trội.

Câu 9: Khi giao phấn giữa cây đậu Hà lan thuần chủng có hạt vàng, vỏ trơn với cây hạt xanh, vỏ nhăn thuần chủng thì kiểu hình thu được ở các cây lai F1 là: (biết vàng là trội hoàn toàn so với xanh, trơn là trội hoàn toàn so với nhăn)

A. hạt vàng, vỏ trơn                       B. hạt vàng, vỏ nhăn

C. hạt xanh, vỏ trơn                       D. hạt xanh, vỏ nhăn

Câu 10: Ý nghĩa của phép lai phân tích trong chọn giống là gì? 

A. Phát hiện được thể dị hợp trong thực tế chọn giống.

B. Phát hiện được tính trạng trội và tính trạng lặn sử dụng trong chọn giống.

C. Phát hiện được thể đồng hợp để sử dụng trong chọn giống.

D. Phát hiện được thể đồng hợp và thể dị hợp sử dụng trong chọn giống.

Câu 11: Mục đích của phép lai phân tích là gì? 

A. Phát hiện thể đồng hợp trội và thể đồng hợp lặn.

B. Phát hiện thể dị hợp và thể đồng hợp lặn.

C. Phân biệt thể đồng hợp trội với thể dị hợp.

D. Phát hiện thể đồng hợp trội, thể đồng hợp lặn và thể dị hợp .

Câu 12: Ở phép lai hai cặp tính trạng về màu hạt và vỏ hạt của Menden, kết quả ở F2 có tỉ lệ thấp nhất thuộc về kiểu hình

A. hạt vàng, vỏ trơn

B. hạt vàng, vỏ nhăn

C. hạt xanh, vỏ trơn

D. hạt xanh, vỏ nhăn

Câu 13: Di truyền là hiện tượng:

A. Con cái giống bố hoặc mẹ về tất cả các tính trạng.

B. Con cái giống bố và mẹ về một số tính trạng.

C. Truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.

D. Truyền đạt các tính trạng của bố mẹ cho con cháu.

Câu 14: Hình thức sinh sản tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ở sinh vật là:

A. sinh sản vô tính

B. sinh sản hữu tính

C. sinh sản sinh dưỡng

D. sinh sản nẩy chồi

Câu 15: Thế nào là tính trạng? 

A.Tính trạng là những kiểu hình biểu hiện bên ngoài của cơ thể.

B. Tính trạng là những biểu hiện về hình thái của cơ thể.

C. Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể.

D. Tính trạng là những đặc điểm sinh lí, sinh hóa của cơ thể.

Câu 16: Kiểu gen dưới đây được xem là thuần chủng về cả hai cặp tính trạng:

A. AABB                 B. AABb                         C. AaBB                         D. AaBb

Câu 17: Kiểu gen dưới đây được xem là không thuần chủng về cả hai cặp tính trạng:

A. AABb                  B. AaBb                         C. Aabb                          D. AaBb

Câu 18: Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở F1 tạo ra:

A. Hai loại giao tử với tỉ lệ 3A : 1a

B. Hai loại giao tử với tỉ lệ 2A : 1a

C. Hai loại giao tử với tỉ lệ 1A : 1a

D. Hai loại giao tử với tỉ lệ 1A : 2a

Câu 19: Đặc điểm của NST trong các tế bào sinh dưỡng là:

A. luôn tồn tại từng chiếc riêng rẽ

B. luôn tồn tại từng cặp tương đồng

C. luôn luôn co ngắn lại

D. luôn luôn duỗi ra

Câu 20: Cặp NST tương đồng là:

A. hai NST giống hệt nhau về hình thái và kích thước

B. hai crômatit giống nhau, dính nhau ở tâm động

C. hai NST có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc từ mẹ

D. hai crômatit có nguồn gốc khác nhau

Câu 21: ADN vừa có tính đa dạng, vừa có tính đặc thù vì:

A. Cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N, P.

B. Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, mà đơn phân là các axit amin

C. Cấu truùc theo nguyên tắc bán bảo toàn, có kích thước lớn và khối lượng lớn

D. Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân vôùi 4 loại đơn phân: A, T, G, X.

Câu 22: Một phân tử ADN có 8 .400.000 nuclêôtit. Vậy số nuclêôtit trong mỗi mạch đơn là :

A. 2.100.000          B. 4.200.000                    C. 8.400.000               D. 16.800.000

Câu 23: Một phân tử ADN có chiều dài 4080 A­­o. Phân tử đó có bao nhiêu chu kì xoắn?

A. 120                     B. 1.360                          C. 240                         D. 204

Câu 24: Trong thí nghiệm của Moocgan, nếu cho lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài, với thân đen, cánh cụt, sau đó cho ruồi ­F­1­ tạp giao với nhau, giả định có sự liên kết hoàn toàn thì kết quả phép lai ở F­2­ về kiểu hình là:

A. 1 thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh cụt

B. 2 thân xám, cánh dài: 1 thân đen cánh cụt

C. 3 thân xám, cánh dài: 1 thân đen cánh cụt

D. 1 thân xám, cánh dài: 3 thân đen, cánh cụt

Câu 25: Kết quả dưới đây xuất hiện ở sinh vật nhờ hiện tượng phân li độc lập của các cặp tính trạng và tổ hợp lại các tính trạng:

A. làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp

B. làm giảm xuất hiện biến dị tổ hợp

C. làm giảm sự xuất hiện số kiểu hình

D. làm tăng sự xuất hiện số kiểu hình

Câu 26: Ví dụ nào sau đây là đúng với cặp tính trạng tương phản? 

A. Hạt vàng và hạt trơn.

B. Quả đỏ và quả tròn.

C. Hoa kép và hoa đơn.

D. Thân cao và thân xanh lục.

Câu 27: Ý nghĩa của nguyên phân là gì?

A) Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể.

B) Nguyên phân duy trì sự ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng qua các thế hệ tế bào.

C) Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào.

D) Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể, đồng thời duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng qua các thế hệ tế bào.

Câu 28: Khi cho giao phấn giữa cây có quả tròn, chín sớm với cây có quả dài chín muộn, kiểu hình nào ở con lai dưới đây được xem là biến dị tổ hợp:

A. quả tròn, chín sớm

B. quả dài, chín muộn

C. quả tròn, chín muộn

D. quả dài, chín muộn vaø quả tròn, chín muộn

Câu 29: Phép lai nào sau đây có cặp bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng tương phản? 

A. P: Hạt vàng, vỏ xám x Hạt xanh, vỏ trắng

B. P: Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhăn

C. P: Hoa ở thân x Hoa ở ngọn

D. P: Qủa đỏ x Hạt vàng

Câu 30: Một hợp tử của ruồi giấm nguyên phân liên tiếp 4 lần. Xác định số tế bào con đã được tạo ra?

A. 4 tế bào con                            B. 8 tế bào con

C. 2 tế bào con                            D. 16 tế bào con

Câu 31: Một tế bào của ruồi giấm sau một lần nguyên phân tạo ra? 

A. 4 tế bào con                            B. 2 tế bào con

C. 8 tế bào con                            D. 6 tế bào con

Câu 32: Ở cải bắp có bộ nhiễm sắc thể 2n = 18. Hỏi ở kì sau của nguyên phân số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là bao nhiêu?

A. 9                          B. 18                          C. 72                                     D. 36

Câu 33: Diễn biến của nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của giảm phân I là

A. 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

B. 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

C. 2n nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

D. 2n nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Câu 34: Diễn biến của nhiễm sắc thể ở kì giữa của giảm phân II:

A. n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

B. n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

C. n nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

D. n nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Câu 35: Ở ruồi giấm 2n = 8 số lượng nhiễm sắc thể kép ở kì giữa của giảm phân I là bao nhiêu?

A. 4                           B. 8                              C. 16                                     D. 2

Câu 36: Ở ruồi giấm 2n = 8. Số lượng nhiễm sắc thể kép ở kì giữa của giảm phân II là? 

A. 2                           B. 4                              C. 8                                        D. 16

Câu 37: Trong quá trình phát sinh giao tử, từ 4 tế bào sinh tinh (tế bào mầm) sẽ tạo ra:

A. 4 tinh trùng                              C. 16 tinh trùng

B. 8 tinh trùng                              D. 12 tinh trung

Câu 38: Trong quaù trình phaùt sinh giao tử, từ 4 tế bào sinh tröùng (teá baøo maàm) seõ taïo ra:

A. 8 trứng và 8 thể cực thứ hai. 

B. 4 trứng và 12 thể cực thứ hai.

C. 4 trứng và 4 thể cực thứ hai.

D. 4 trứng và 8 thể cức thứ hai.

Câu 39: Khi lai phân tích cơ thể có 2 cặp gen dị hợp tử, di truyền liên kết, F­1­ có tỉ lệ kiểu hình và kiểu gen nào?

A. 1: 2: 1                      B. 1:1                        C. 1:1: 1: 1                              D. 2: 1: 2

Sinh học 9

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh học 9

Sinh học 9

0