14/01/2018, 18:19

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017 Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 có đáp án Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 . Đây là tài ...

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11

. Đây là tài liệu tham khảo hay dành cho quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 11 nhằm phục vụ cho việc ôn tập và củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai năm học 2016 - 2017

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai năm học 2016 - 2017

SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11
Thời gian làm bài: 90 phút

I. Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn.

(Tháng 4/2009, trích: Tổ Quốc nhìn từ Biển - Nguyễn Việt Chiến)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ.

Câu 3: Xác định hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? Nêu tác dụng?

Câu 4: Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của thanh niên với biển đảo quê hương.

II.  Làm văn (7.0 điểm)

Lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ qua "Bài ca ngất ngưởng".

Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11

SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ
ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1
NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1. Phương thức biểu đạt: Phương thức biểu cảm/biểu cảm. 0.5

Câu 2. Nội dung chính: Sự trăn trở, lo lắng về tình hình biển đảo đang bị đe dọa bởi các thế lực xâm lăng và sự biết ơn với biển đảo quê hương. 0.5

Câu 3.

  • Hai biện pháp tu từ: Điệp từ, so sánh..... 0.5
  • Tác dụng: 0.5
    • Điệp từ: Sự trăn trở, lo âu về tình hình biển đảo
    • So sánh: Sự biết ơn với biển đảo 

Câu 4. Học sinh viết đoạn văn theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được các ý sau: 1.0

  • Khẳng định vai trò biển đảo. 
  • Hiện nay tình hình biển đông đang diễn biến phức tạp.
  • Suy nghĩ về trách nhiệm công dân của mỗi người.
  • Kể ra những hành động cụ thể, thiết thực. 

Phần II. Làm văn

1. Yêu cầu về kĩ năng. 1.0

  • Hiểu đề, nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học.
  • Bố cục hợp lý, diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. 

2. Yêu cầu về kiến thức

a. Giải thích: "Ngất ngưởng" là ở thế cao, không vững, lắc lư, nghiêng ngả. Nhưng trong bài thơ từ ngất ngưởng còn hàm nghĩa vượt ra ngoài khuôn khổ, tự do hành xử theo đòi hỏi của cá nhân dẫn đến những thành công đáng tự hào và vượt lên trên thiên hạ. 0.5

b. Ngất ngưởng là một lối sống:

  • Người sống ngất ngưởng phải gồm đủ hai điều kiện: Khác đời và hơn đời. Thiếu một trong hai điều kiện này không thể ngất ngưởng được. Nguyễn Công Trứ đã đáp ứng hai điều kiện ấy. 0.5
  • Ngất ngưởng khi làm quan. 2.0
    • Nguyễn Công Trứ là người khác đời bởi ông quan niệm: "Vũ trụ nội mạc phi phận sự". Câu thơ chữ Hán trang trọng như một tuyên ngôn nhận lãnh trách nhiệm với đời của kẻ sĩ tự tin ở tài năng của mình. Sau này ta bắt gặp lại quan niệm ấy ở Phan Bội Châu: Sinh vi nam tử yếu hi kì (Xuất dương lưu biệt)
    • Nguyễn Công Trứ còn là người hơn đời ở tài năng. Những sự việc ông kể ra bao gồm hai mặt văn tài và võ lược, tiêu biểu cho tài năng của ông. Lời kể theo lối liệt kê với những từ chỉ thời gian như "lúc... khi" đi kèm với những việc mà ông đã làm ánh lên niềm tự hào về tài năng, nhân cách, chức quyền mà không phải ai cũng đạt được. Và ông ngất ngưởng trên chính cái tài ấy.
    • Quãng đời quan chức gần ba mươi năm của ông khi thăng khi giáng nhưng bất cứ hoàn cảnh nào ông vẫn là ông - vẫn làm tròn trách nhiệm với đời, vẫn sống ngất ngưởng trên cái tài của mình. 
  • Ngất ngưởng khi cáo quan. 2.0
    • Ngày cáo quan về quê, Nguyễn Công Trứ đã làm một việc khác đời: "Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng". Về sống ở quê nhà, ông có lối sống khác đời: Vãn cảnh chùa vẫn đem theo những cô gái trẻ, tay kiếm cung mà nên dạng từ bi...
    • Không chỉ khác đời, Nguyễn Công Trứ còn hơn đời ở lối sống tự do, phóng khoáng, vượt lên trên thói tục, vượt ra ngoài vòng cương tỏa; ở bản lĩnh tự tin vào chính mình, tự đặt mình ngang hàng những người lỗi lạc về tài năng, hiển hách về sự nghiệp, cao cả về nhân cách như Trái, Nhạc, Hàn, Phú.
    • Sống vượt ra ngoài khuôn khổ của lễ giáo phong kiến nhưng trước sau vẫn giữ trọn đạo quân thần. Trong quan niệm của Nguyễn Công Trứ, sống phải có trách nhiệm với đời, phải tận lực cống hiến nhưng cũng cần biết chơi, biết hưởng thụ những niềm vui mà cuộc sống dành cho mình, khiến cuộc sống thêm vui vẻ. 
  • Cơ sở của lối sống ngất ngưởng. 1.0
    • Xuất phát từ cái tài của Nguyễn Công Trứ - cái tài kinh bang tế thế (sửa nước, cứu đời). Ông làm và chơi trên cái tài ấy: "Trời đất cho ta một cái tài/Giắt lưng dành sẵn tháng ngày chơi".
    • Xuất phát từ một quan niệm sống: "Được mất dương dương người tái thượng/Khen chê phơi phới ngọn đông phong".
    • Do điều kiện xã hội: trước Nguyễn Công Trứ, cá tính không có điều kiện bộc lộ. Đến Nguyễn Công Trứ, ý thức cá nhân bắt đầu trỗi dậy, đòi hỏi được khẳng định mình. 
0