14/01/2018, 17:30

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm 2015 - 2016

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm 2015 - 2016 Đề kiểm tra giữa học kì I lớp 10 môn Địa có đáp án Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 10 là đề kiểm tra học ...

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm 2015 - 2016

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 10

 là đề kiểm tra học kì I có đáp án được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Đây là đề thi tham khảo dành cho các bạn học sinh lớp 10 luyện tập nhằm củng cố kiến thức, ôn thi học kì 1 hiệu quả. Chúc các bạn học tốt môn Địa lý lớp 10.

Mời bạn tham khảo: Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Địa lý lớp 10 trường THPT Trưng Vương năm học 2017 - 2018 

Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm 2015 - 2016

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2015 - 2016

ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT, HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2015 - 2016

MÔN: ĐỊA LÍ - KHÔI 10

I. PHẦN LÍ THUYẾT: (8 ĐIỂM)

Câu 1: (2,0 điểm) Trình bày khái niệm, nguyên nhân của Nội lực và Ngoại lực?

Câu 2: (3,0 điểm) Phân biệt 3 quá trình phong hóa: lí học, hóa học và sinh học?

Câu 3: (3,0 điểm) Hãy trình bày và giải thích hoạt động của gió biển, gió đất và gió fơn?

II. PHẦN BÀI TẬP: (2 ĐIỂM)

Bảng 11. SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM VÀ BIÊN ĐỘ NHIỆT ĐỘ NĂM THEO VĨ ĐỘ Ở BÁN CẦU BẮC

Vĩ độ

Nhiệt độ trung bình năm (oC)

Biên độ nhiệt độ năm (oC)

0o

24,5

1,8

20o

25,0

7,4

30o

20,4

13,3

40o

14,0

17,7

50o

5,4

23,8

60o

-0,6

29,0

70o

-10,4

32,2

………

………

Dựa vào kiến thức đã học và quan sát bảng 11, hãy nhận xét và giải thích:

  • Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ.
  • Sự thay đổi biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ.

Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 10

I. PHẦN LÍ THUYẾT: (8 ĐIỂM)

Câu 1: Trình bày khái niệm, nguyên nhân của Nội lực và Ngoại lực

  • Nội lực:
    • KN: là lực phát sinh từ bên trong lòng đất (0,5đ)
    • Nguyên nhân: là nguồn năng lượng bên trong lòng đất như nguồn năng lượng của sư phân hủy của các chất phóng xạ, năng lượng sự dịch chuyển của các dòng vật chất theo quy lực của trọng lực, năng lượng phản ứng hóa học (0,5 đ)
  • Ngoại lực:
    • KN: là lực phát sinh từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất (0,5 đ)
    • Nguyên nhân: chủ yếu là nguồn năng lượng bức xạ Mặt trời ngoai ra còn có các tác nhân như: Các yếu tố khí hậu, các dạng nước chảy, sinh vật và con người. (0,5đ)

Câu 2: Phân biệt 3 quá trình phong hóa: lí học, hóa học và sinh học

  • Phong hóa lí học (1đ)
    • Khái niệm: Là quá trình phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước to nhỏ khác nhau mà không làm biến đổi màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học của chúng.
    • Nguyên nhân: do sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của các chất muối...
    • Kết quả: Làm đá rạn nứt, vỡ thành những mảnh vụn.
  • Phong hóa hóa học (1đ)
    • Khái niệm: Là quá trình phá hủy đá và khoáng vật, làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của chúng
    • Nguyên nhân: nước và các hợp chất hòa tan trong nước, khí cacbonic, oxi và axit hữu cơ của sinh vật
    • Kết quả: Tạo ra nhiều dạng địa hình khác nhau như địa hình caxto
  • Phong hóa sinh học (1đ)
    • Khái niệm: Là sự phá hủy đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật như: vi khuẩn, nấm, rễ cây...
    • Nguyên  nhân: vi khuẩn, nấm, rễ cây...
    • Kết quả: đá và khoáng vật vừa bị phá hủy về mặt cơ giới vừa bị phá hủy về mặt hóa học.

Câu 3: Hãy trình bày và giải thích hoạt động của gió biển, gió đất và gió fơn

  • Gió biển:
    • Là loại gió thổi từ biển vào trong đất liền vào ban ngày. Do ban ngày lục địa nóng, không khí nở ra, tỉ trọng giảm xuống hình thành áp thấp nên gió từ biển thổi vào.
  • Gió đất:
    • Là loại gió thổi từ đất liền ra biển vào ban đêm. Do ban đêm lục địa lạnh, không khí co lại, tỉ trọng tăng lên hình thành áp cao nên gió thổi từ đất liền ra biển.
  • Gió fơn:
    • Là loại gió khô nóng khi xuống núi. Do mưa nhiều ở sườn đón gió không khí vượt qua sườn khuất gió thì không còn hơi nước nhiều để mưa nên không khí khô và nóng.

II. PHẦN BÀI TẬP: (2 ĐIỂM)

Dựa vào kiến thức đã học và quan sát bảng 11, hãy nhận xét và giải thích:

  • Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ:
    • Từ xích đạo về cực nhiệt độ trung bình năm giảm. Do góc nhập xạ giảm.
  • Sự thay đổi biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ:
    • Từ xích đạo về cực biên độ nhiệt độ tăng. Do góc nhập xạ giảm, nên nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất đều giảm nhưng nhiệt độ thấp nhất giảm nhiều hơn.
0