14/01/2018, 15:02

Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Địa lý cấp THCS tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016

Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Địa lý cấp THCS tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016 Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường bậc THCS Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Địa lý cấp THCS Đề thi Giáo viên dạy giỏi cấp ...

Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Địa lý cấp THCS tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016

Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Địa lý cấp THCS

Đề thi Giáo viên dạy giỏi cấp THCS tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016 là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quý thầy cô nhằm giúp các thầy cô ôn lại kiến thức để chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi đánh gia năng lực giáo viên cấp tỉnh.

Đề thi giáo viên dạy giỏi trường tiểu học Đạo Long, Phan Rang năm 2013 - 2014

Đề thi Giáo viên dạy giỏi cấp THPT Thuận Thành số 1 tỉnh Bắc Ninh năm 2013

Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Toán cấp THCS Phòng GD&ĐT Tam Nông, Phú Thọ năm học 2016 - 2017

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN ĐỊA LÍ; CẤP THCS
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.

Câu 1 (2,0 điểm)

Đồng chí hãy trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau đây:

a) Để xác định phương hướng trên bản đồ, vì sao phải dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến?

b) Người ta chia bề mặt Trái Đất thành các khu vực giờ khác nhau để làm gì?

c) Nguyên nhân sinh ra các mùa trên Trái Đất là gì?

d) Vào những ngày nào trong năm, hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau?

e) Núi lửa phun trào gây tác hại gì cho các vùng lân cận?

g) Bình nguyên và cao nguyên khác nhau như thế nào?

h) Vì sao biển Hồng Hải có độ muối cao nhất thế giới?

Câu 2 (2,0 điểm)

a) Nêu những kết quả đã đạt được trong hợp tác phát triển kinh tế - xã hội của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

b) Việc xây dựng hàng loạt nhà máy thủy điện trên hệ thống sông Mê Công gây hậu quả gì đối với tự nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long?

Câu 3 (3,0 điểm)

a) Phân biệt hai kiểu quần cư chính trên thế giới: quần cư nông thôn và quần cư đô thị. Ở nước ta, trình độ đô thị hóa còn thấp biểu hiện như thế nào?

b) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 15 – Dân số) và kiến thức đã học, chứng minh cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế của nước ta có sự thay đổi theo hướng tích cực nhưng còn chậm. Giải thích nguyên nhân.

Câu 4 (3,0 điểm)

a) Trình bày những khó khăn về tự nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

b) Cho bảng số liệu: Sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2005 – 2012 (đơn vị: nghìn tấn)

Năm 2005 2007 2010 2012
Sản lượng khai thác 1987,9 2074,5 2414,4 2705,4
Sản lượng nuôi trồng 1478,9 2124,6 2728,3 3115,3
Tổng sản lượng 3466,8 4199,1 5142,7 5820,7

(Nguồn: Niên giám thống kê 2013, NXB Thống kê)

Hãy nhận xét về sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2005 - 2012. Vì sao sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn so với sản lượng thủy sản khai thác?

Đáp án đề thi giáo viên dạy giỏi môn Địa lý

Câu 1:

a) Vì theo quy ước đầu phía trên và phía dưới của kinh tuyến bao giờ cũng chỉ các hướng bắc, nam. Đầu bên phải và bên trái của vĩ tuyến chỉ các hướng đông, tây. (0,25đ)

b) Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch trên thế giới. (0,25đ)

c) Vì khi chuyển động trên quỹ đạo, trục của Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi và hướng về một phía, nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên nhau chúc và ngả về phía Mặt Trời. (0,25đ)

d) Vào 2 ngày xuân phân (21/3) và thu phân (23/9) (0,25đ)

e) Tro bụi và dung nham núi lửa có thể vùi lấp các thành thị, làng mạc, ruộng nương, gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng... (0,25đ)

g) Khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên: (0,25đ)

  • Đặc điểm địa hình (diễn giải)
  • Giá trị kinh tế (diễn giải) ...

h Vì biển Hồng Hải có ít sông chảy vào, độ bốc hơi lại rất cao. (0,25đ)

Câu 2: 

a) Nêu những kết quả đã đạt được trong hợp tác phát triển kinh tế - xã hội của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

  • Thành lập tam giác tăng trưởng kinh tế... (0,25đ)
  • Nước phát triển hơn đã giúp đỡ cho các nước thành viên chậm phát triển đào tạo tay nghề, chuyển giao công nghệ...
  • Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước. (0,25đ)
  • Xây dựng tuyến đường sắt, đường bộ từ Việt Nam sang Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po; từ Mi-an-ma qua Lào, tới Việt Nam. (0,25đ)
  • Phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công, Biển Đông.... (0,25đ)

b) Việc xây dựng hàng loạt nhà máy thủy điện trên hệ thống sông Mê Công gây hậu quả gì đối với tự nhiên đồng bằng sông Cửu Long?

  • Giảm lưu lượng nước về hạ nguồn và làm biến động dòng chảy (0,25đ)
  • Giảm lượng phù sa, nguồn thủy sản tự nhiên về với đồng bằng (0,25đ)
  • Hậu quả khác: ô nhiễm môi trường, tăng cường hạn hán, xâm nhập mặn... (0,25đ)

Câu 3: 

a) Phân biệt hai kiểu quần cư chính trên thế giới: quần cư nông thôn và quần cư đô thị. Ở nước ta, trình độ đô thị hóa còn thấp biểu hiện như thế nào?

Phân biệt:

  • Hoạt động kinh tế chủ yếu (diễn giải) (0,5đ)
  • Mức độ tập trung dân cư, nhà cửa....(diễn giải) (0,25đ)
  • Lối sống (diễn giải) (0,25đ)

Biểu hiện trình độ đô thị hóa nước ta còn thấp:

  • Tỉ lệ dân thành thị còn ở mức thấp (dẫn chứng) (0,25đ)
  • Phần lớn các đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ... (0,25đ)

b) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (Trang 15 – Dân số) và kiến thức đã học, chứng minh cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế của nước ta có sự thay đổi theo hướng tích cực nhưng còn chậm. Giải thích nguyên nhân.

Chứng minh:

Thay đổi theo hướng tích cực:

  • Giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – thủy sản (dẫn chứng) (0,25đ)
  • Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ (dẫn chứng) (0,25đ)

Còn chậm: Tỉ trọng lao động khu vực nông – lâm – thủy sản còn cao; tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp – xây dựng, dịch vụ còn thấp (dẫn chứng) (0,5đ)

Giải thích:

  • Tích cực do: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng CNH – HĐH, chất lượng nguồn lao động ngày càng tăng... (0,25đ)
  • Còn chậm do: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm; nguồn lao động còn nhiều hạn chế (về thể lực và trình độ...) (0,25đ)

Câu 4: 

a) Trình bày những khó khăn về tự nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

  • Địa hình bị chia cắt mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, gây trở ngại cho hoạt động giao thông vận tải, tổ chức sản xuất và đời sống... (0,5đ)
  • Khoáng sản tuy nhiều, song trữ lượng nhỏ, điều kiện khai thác phức tạp, gây khó khăn cho quá trình khai thác. (0,25đ)
  • Tài nguyên rừng suy giảm nghiêm trọng dẫn tới xói mòn, sạt lở đất, lũ quét, làm cho chất lượng môi trường giảm sút nghiêm trọng. (0,25đ)

b) Nhận xét về sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2005 - 2012. Vì sao sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn so với sản lượng thủy sản khai thác?

Nhận xét:

  • Tổng sản lượng, sản lượng khai thác, sản lượng nuôi trồng tăng liên tục (dẫn chứng) (0,5đ)
  • Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn so với sản lượng khai thác (dẫn chứng) (0,25đ)
  • Năm 2005 sản lượng khai thác lớn hơn sản lượng nuôi trồng, năm 2012 sản lượng khai thác nhỏ hơn sản lượng nuôi trồng (dẫn chứng) (0,5đ)

Giải thích:

Nuôi trồng tăng nhanh hơn do:

  • Tác động của thị trường. (0,25đ)
  • Có nhiều ưu điểm hơn (chủ động trong sản xuất, dễ áp dụng tiến bộ KHKT; đảm bảo năng suất và chất lượng...) (0,25đ)

Khai thác gặp phải một số khó khăn từ sự suy giảm về nguồn lợi, phương tiện đánh bắt, thiên tai... (0,25đ)

0