23/02/2018, 07:23

Đề thi cuối kì 2 lớp 6 môn Văn – Phòng GD Bình Giang có đáp án

Đề thi học kì 2 môn Văn lớp 6 Phòng GD&ĐT Bình Giang năm học 2014 – 2015 có đáp án và hướng dẫn chấm. PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (2,0 điểm) a) ...

Đề thi học kì 2 môn Văn lớp 6 Phòng GD&ĐT Bình Giang năm học 2014 – 2015 có đáp án và hướng dẫn chấm.

PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II  NĂM HỌC 2014 – 2015

MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề bài gồm 01 trang)

Câu 1 (2,0 điểm)
a) Thế nào là nhân hóa ?
b) Xác định thành phần câu của câu văn sau: Tre hi sinh để bảo vệ con người.
c) Câu văn trên sử dụng biện pháp tu từ nào?

Câu 2 (3,0 điểm)
Cho câu thơ sau: “Đêm nay Bác ngồi đó
……………………………….
a) Em hãy chép tiếp ba câu thơ còn lại để tạo thành một khổ thơ hoàn chỉnh?
b) Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Của ai? Được viết theo thể thơ nào?
c) Nêu nội dung, ý nghĩa của đoạn thơ đó?

Câu 3 (5,0 điểm)
Hãy viết bài văn tả cảnh sân trường em giờ ra chơi.

——————-HẾT——————-

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN 6

Năm học: 2014 – 2015 

(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)

Câu 1 (2,0 điểm)

a)  – Nhân hóa  là gọi hoặc tả những con vật, cây cối, đồ vật … bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả  con người. ( 0,5đ)

– Làm cho thế giới loài vật, cây cối , đồ vật…trở nên gần gũi với con người,( 0,25đ) biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người. ( 0,25đ)

b) Học sinh xác định được các thành phần câu trong câu văn: ( 0,5đ)

CN: Tre ( 0,25đ)

VN: hi sinh để bảo vệ con người. ( 0,25đ)

c) Câu văn trên sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa ( 0,25đ). Học sinh chỉ ra từ ngữ nhân hóa “hi sinh” ( 0,25đ)

Câu 2 (3,0 điểm)

a) Học sinh chép chính xác ba câu thơ còn lại để tạo thành một khổ thơ hoàn chỉnh (1đ). Nếu chép sai chính tả ( kể cả lỗi viết hoa) thì cứ hai lỗi trừ ( 0,25đ)

                                     Đêm nay Bác không ngủ

                                    Vì một lẽ thường tình

                                   Bác là Hồ Chí Minh.

b) Đoạn thơ trên  trích trong văn bản ” Đêm nay Bác không ngủ” ( 0,5đ). Của nhà thơ Minh Huệ.( 0,5đ) Được viết theo thể thơ năm tiếng (năm chữ). ( 0,5đ)

c) Nội dung, ý nghĩa của đoạn thơ đó là: Khẳng định sự vĩ đại – giản dị và lòng yêu nước thiết tha của lãnh tụ Hồ chí Minh trong một đêm trong trăm nghìn đêm không ngủ vì lo cho vận mệnh đất nước dân tộc.( 0,5đ) . Nếu học sinh chỉ nói được: đoạn thơ thể hiện lòng yêu nước thiết tha của Bác lo cho vận mệnh đất nước, dân tộc cũng cho ( 0,5đ)

Câu 3 (5,0 điểm)

* Yêu cầu cụ thể:

+ Mở bài:

Giới thiệu giờ ra chơi: Thời gian, địa điểm …
+ Thân bài:

a.Tả bao quát:
– Cảnh sân trường lúc bắt đầu ra chơi ( ồn ào, náo nhiệt hẳn lên ).
– Hoạt động vui chơi của mọi người trong cảnh ( các trò chơi được bày ra thật nhanh … )
b. Tả chi tiết :
– Hoạt động vui chơi của từng nhóm ( trai: đá cầu, rượt bắt, …. nữ: nhảy dây,  …. )
– Đâu đó vài nhóm không thích chơi đùa ngồi ôn bài, hỏi nhau bài tính khó vừa học.
– Âm thanh ( hỗn độn, đầy tiếng cười đùa, la hét, cãi vả …. )
– Không khí ( nhộn nhịp, sôi nổi … )
c. Cảnh sân trường sau giờ chơi:
Vắng lặng, lác đác vài chú chim sà xuống sân trường nhặt mấy mẩu bánh vụn …
+ Kết bài:

Nêu ích lợi của giờ chơi:
– Giải tỏa nỗi mệt nhọc.
– Thoải mái, tiếp thu bài học tốt hơn.

Bài làm

  Đối với mỗi học sinh, giờ ra chơi như một người bạn giúp chúng ta thư giãn sau những tiết học căng thẳng.

  Tiếng trống giờ ra chơi đã vang lên bên tai mỗi học sinh. Từ các lớp, học sinh ùa ra như những chú chim non, tò mò muốn bước ra ngoài không gian. Nắng đuổi bắt chùm lộc non xanh mơn mởn, rồi đứng lại bên những cành phượng vĩ đỏ rực đang khoe sắc.

Dưới gốc cây phượng già, các bạn gái rủ nhau chơi nhảy dây. Những đôi chân xinh xắn ấy, cùng bạn nhảy dây từng bước uyển chuyển. Bạn nào bạn nấy cũng cố gắng nhảy thật nhịp nhàng, để đáp lại sự cổ vũ nhiệt tình của các bạn xung quanh.  Gần đó là trò chơi đá cầu cũng lí thú không kém. Quả cầu nhiều màu sắc như bảy màu tinh tú của cầu vồng. Nó được đôi chân khoẻ khoắn, nhanh nhẹn của các bạn nam làm cho có sức sống. Chẳng có thể nhìn thấy quả cầu xinh xinh đâu nữa, mà chỉ thấy đôi chân nhanh nhẹn thoắt lên, thoắt xuống của các bạn. mấy bạn đứng xem, người thì chăm chú nhìn quả cầu tung lên hạ xuống, người thì trổ tài dự đoán xem bàn chân nào khéo nhất.

Cuối cùng, bạn Tuấn lớp tôi cũng giành chiến thắng bởi những cú đá hiểm hóc. Có bạn muốn tìm cho mình một sự thư giãn nhẹ nhàng, lại đến bên gốc bàng xanh mướt kia ngồi đọc những sách. Vẻ chăm chú ấy làm cho ai cũng tin rằng đó là những cô gái, chàng trai sẽ là những tinh hoa cho xã hội, làm nên một cuộc sống tươi đẹp cho chính mình và cả đất nước.

Ngược lại, các bạn trai hiếu động lại tìm thấy niềm vui riêng trong trò chơi đuổi bắt. Mồ hôi nhễ nhại toát ra như tắm, nhưng dường như nó chẳng là gì đối với các bạn, bởi lẽ ai cũng thấy lòng rộn lên niềm vui của trẻ thơ. Chị gió tốt bụng dùng chiếc quạt của mình xua tan cái nắng nóng cho cả sân trường. Những bạn gái nhút nhát, dịu dàng lại luôn quây quần lại luôn quây quần bên gốc cây xà cừ tâm sự. Sân trường vui thật đấy! Làm cho các chú chim sâu cũng phải ngó xuống nhìn. Trên không trung, ông mặt trời cháy bỏng, ngó xuống nhìn nở nụ cười thiên thần. Bỗng ba hồi trống vang lên, các bạn học sinh lần lượt vào lớp, ai cũng tươi tắn như những đoá hoa ban mai. Bởi các bạn sắp bước vào những tiết học sôi nổi hào hứng.

Giờ ra chơi ở trường em là vậy đó, nó mang lại cho chúng em biết bao kỉ niệm thân thương, dưới mái trường mến yêu.

Xem thêm: 

***** HẾT ****

0