02/05/2018, 06:42

Đề thi cuối học kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2015 trường THCS Hoa Lư

Đề thi cuối học kì 1 lớp 9 môn Văn trường THCS Hoa Lư, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa năm 2015 - 2016, đây là đề thi đề nghị, các bạn tham khảo phía dưới. ...

Đề thi cuối học kì 1 lớp 9 môn Văn trường THCS Hoa Lư, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa năm 2015 - 2016, đây là đề thi đề nghị, các bạn tham khảo phía dưới.

Xem thêm:

Câu 1: (2điểm)
a) Xác định phương châm hội thoại của các câu thành ngữ , tục ngữ sau :
1. Nói ngọt lọt đến xương. 
2. Người khôn nói ít làm nhiều / Không như người dại nói nhiều nhàm tai.
3. Nói như tép nhảy. 
4. Vàng thì thử lửa thử than / Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
b) Nêu tác dụng của việc đảm bảo phương châm lịch sự trong giao tiếp.

Câu 2 (3 điểm):

 Viết một văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về đức hy sinh.

Câu 3 (5 điểm):  

  Phân tích về tình cha con trong chiến tranh của anh Sáu và bé Thu ở truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng .

Đáp án đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn 2015 THCS Hoa Lư

CÂU

Yêu cầu cần đạt

Câu 1

(2.0)

 

a) 
1. Phương châm cách thức . 
2.Phương châm về lượng .
3. Phương châm cách thức .
4. Phương châm lịch sự.
b) Việc đảm bảo phương châm lịch sự trong giao tiếp là :
- Cần tôn trọng người đối thoại và tế nhị trong giao tiếp.
- Không nên động chạm tới những điều kiêng kỵ, xúc phạm đến thể diện người nghe.
- Mở đầu bằng lời xin lỗi khi ngắt lời người khác hoặc chen ngang vào cuộc thoại của những người khác.

Câu 2 (3.0)

A. Yêu cầu về kĩ năng :

       Đề bài yêu cầu học sinh viết một văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của bản thân về đức hy sinh. Đây là dạng bài nghị luận xã hội (về một vấn đề tư tưởng, đạo lý) đã khá quen thuộc với học sinh. Dù vậy, các em cần đáp ứng được các yêu cầu sau:

* Trình bày bài viết đúng với yêu cầu của đề: không quá một trang giấy thi.

B. Yêu cầu về kiến thức :

* Có thể diễn đạt theo nhiều cách, song cần đảm bảo được một số ý chính sau:

- Giải thích sơ lược, nêu biểu hiện của đức hy sinh: là những suy nghĩ, hành động vì người khác, vì cộng đồng. Người có đức hy sinh không chỉ có tấm lòng nhân ái mà còn là người biết đặt quyền lợi của người khác, của cộng đồng lên trên quyền lợi của bản thân mình…

- Khẳng định: đức hy sinh là tình cảm cao đẹp, là phẩm chất cao đẹp của con người. Người có đức hy sinh luôn được moi người yêu mến, trân trọng. 

- Liên hệ thực tế để thấy:

+ Có nhiều tấm gương giàu đức hy sinh, quên mình vì người khác, vì sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Bác Hồ chính là biểu tượng cao đẹp nhất của con người hy sinh quên mình vì nhân dân, vì dân tộc.

+ Tuy nhiên trong cuộc sống cũng còn một số người có lối sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến quyền lợi của cá nhân mình…

- Đức hy sinh từ lâu đã trở thành tình cảm có tính chất truyền thống đạo lý của con người, dân tộc Việt Nam… Mỗi người cần ý thức được điều này để góp phần làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn.

 

* Lưu ý : Trân trọng mọi cách trình bày của HS .

Câu 3

  (5.0)

A. Yêu cầu về kĩ năng :

   Vận dụng được phương pháp làm bài phân tích tác phẩm văn học ( thể loại truyện ) ; bố cục mạch lạc, chặt chẽ; lời văn trong sáng, có cảm xúc …

B. Yêu cầu về kiến thức :

  1. Mở bài :

- Giới thiệu khái quát về tác giả - tác phẩm .

- Tình cha con thắm thiết ,sâu nặng của cha con anh Sáu và bé Thu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh .

  2. Thân bài :Phân tích tình cha con trong chiến tranh của anh Sáu và bé Thu ở truyện 

 

zaidap.com

0