Đề thi cuối học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2015 trường Tiểu học Long Hậu 2
Đề thi cuối học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt - TH Long Hậu 2 năm 2015 - 2016, có đáp án chi tiết, các em theo dõi dưới đây: ...
Đề thi cuối học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt - TH Long Hậu 2 năm 2015 - 2016, có đáp án chi tiết, các em theo dõi dưới đây:
Xem thêm:
Trường: Tiểu học Long Hậu 2 |
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 – 2016 Môn: Tiếng Việt 5 Thời gian: 40 phút (không kể thời gian phát đề) |
A. ĐỌC THÀNH TIẾNG VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: (5điểm)
Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc 1 trong các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 18 và trả lời câu hỏi.
B. ĐỌC HIỂU: (5điểm)
I. Đọc thầm văn bản và khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi:
ĐỒNG TIỀN VÀNG Một hôm, vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi, ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng: - Rất tiếc là tôi không có xu lẻ. - Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả cho ông ngay. Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự : - Thật chứ ? - Thưa ông, thật ạ. Cháu không phải là một đứa bé xấu. Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu đồng tiền vàng. Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy một cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nổi buồn. - Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô – be cháu một đồng tiền vàng không ạ? Tôi khẽ gật đầu, cậu bé tiếp : - Thưa ông, đây là tiền của ông. Anh Rô – be sai cháu mang đến. Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm nhà. Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong một cậu bé nghèo. (Theo Truyện khuyết danh nước Anh) |
Câu 1: Trong câu chuyện trên có các nhân vật:
A. Người kể chuyện (tác giả) và cậu bé bán diêm.
B. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và em trai của cậu.
C. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và Rô – be.
D. Người kể chuyện, tác giả và cậu bé bán diêm.
Câu 2: Người khách (người kể chuyện) đưa đồng tiền vàng cho cậu bé bán diêm vì:
A. Ông không có tiền lẻ.
B. Ông thương cậu bé nghèo.
C. Người khách muốn cho tiền cậu bé nghèo.
D. Ông tin cậu bé sẽ làm như cậu nói, quay lại trả tiền thừa.
Câu 3: Rô – be không tự mang trả tiền thừa cho khách vì:
A. Rô – be bị xe tông gãy chân, đang nằm ở nhà.
B. Rô – be bị bệnh đang nằm ở nhà.
C. Rô – be bị tai nạn, đang nằm ở bệnh viện.
D. Rô – be không thể mang trả ông khách được.
Câu 4: Việc Rô – be trả lại tiền thừa cho khách đáng quý ở điểm:
A. Tuy nghèo nhưng Rô – be không tham lam.
B. Dù gặp tai nạn nhưng Rô-be vẫn tìm cách thực hiện lời hứa.
C. Rô-be muốn kiếm thật nhiều tiền để phụ giúp gia đình.
D. Rô-be đã làm cho vị khách hết lo lắng.
Câu 5: Em hãy chọn một tên cho Rô – be phù hợp với đặc điểm, tính cách của cậu:
A. Cậu bé nghèo.
B. Cậu bé đáng thương.
C. Cậu bé bán hàng rong.
D. Cậu bé nghèo trung thực.
Câu 6: “…thoáng một nổi buồn”, Từ trái nghĩa với từ “buồn” là:
A. Vui vẻ
B. Buồn rầu
C. Bất hạnh
D. Hạnh phúc
Câu 7: Câu “Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong một cậu bé nghèo” từ:
A. Tôi là danh từ làm chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?
B. Tôi là đại từ làm chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?
C. Tôi là đại từ làm chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì??
D. Tôi là danh từ làm chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
Câu 8: “Tôi gặp cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi, ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp”. Các từ láy có trong câu là:
A. Rách rưới, mặt mũi, gầy gò, xanh xao, khẩn khoản.
B. Rách rưới, gầy gò, xanh xao, khẩn khoản.
C. Tồi tàn, rách rưới, gầy gò, xanh xao, khẩn khoản.
D. Tồi tàn, rách rưới, mặt mũi, gầy gò, xanh xao, khẩn khoản.
Câu 9: Từ “cháu” trong câu “Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng” thuộc từ loại:
A. Đại từ
B. Danh từ
C. Tính từ
D. Động từ
Câu 10: “Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà”. Quan hệ từ “vì” trong câu thể hiện mối quan hệ:
A. Tương phản
B. Điều kiện - kết quả
C. Tăng tiến
D. Nguyên nhân – kết quả
II. Kiểm tra viết
1. Chính tả (Nghe - viết): (5 điểm) QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
2. Tập làm văn (5 điểm)
Đề bài: Em hãy tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, người hàng xóm, chú công an,…).
Đáp án đề thi cuối học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt - TH Long Hậu 2 năm 2015
A. ĐỌC THÀNH TIẾNG VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: (5điểm)
Tiêu chí đánh giá |
Thang điểm |
Điểm đạt |
Nhận xét |
1. Đọc đúng tiếng, từ |
1 điểm |
||
2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu hoặc cụm từ rõ nghĩa . |
1 điểm |
||
3. Giọng đọc bước đầu diễn cảm |
1 điểm |
||
4. Tốc độ đọc đạt yêu cầu |
1 điểm |
||
5. Trả lời đúng ý câu hỏi giáo viên |
1 điểm |
||
Tổng cộng |
B. ĐỌC HIỂU (5điểm)
I. Đọc thầm văn bản và khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
* Khoanh đúng mỗi câu được 0,5 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
B |
D |
A |
B |
D |
A |
C |
B |
A |
D |
II. Kiểm tra viết
1. Chính tả (5 điểm)
QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA Từ lâu Trường Sa là mảnh đất gần gũi với ông cha ta. Đảo Nam Yết và Sơn Ca có giống dừa đá, trái nhỏ nhưng dày cùi, cây lực lưỡng, cao vút. Trên đảo còn có những cây bàng, quả vuông bốn cạnh, to bằng nửa chiếc bi đông, nặng bốn năm lạng, khi chín, vỏ ngả màu da cam. Gốc bàng to, đường kính chừng hai mét, xòa một tán lá rộng. Tán bàng là những cái nón che bóng mát cho những hòn đảo nhiều nắng này. Bàng và dừa đều đã cao tuổi, người lên đảo trồng cây chắc chắn phải từ rất xa xưa. Theo Hà Đình Cẩn |
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm.
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,…. bị trừ 1 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn (5 điểm)
Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm :
- Viết được bài văn tả người đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.
- Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5.
- Lưu ý: ếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn bị trừ 1 điểm toàn bài.
Nguồn: Dethi.violet