05/02/2018, 11:37

Đề luyện thi đại học môn Sinh học số 4

Đánh giá bài viết Đề luyện thi đại học môn Sinh học số 4 Câu 1: Sự tổng hợp ARN chủ yếu diễn ra ở kì nào của quá trình phân bào A. Kì giữa của quá trình nguyên phân hoặc giảm phân B. Kì đầu của quá trình nguyên phân hoặc giảm phân C. Kì trung gian trước khi tiến hành phân bào nguyên phân hoặc giảm ...

Đánh giá bài viết Đề luyện thi đại học môn Sinh học số 4 Câu 1: Sự tổng hợp ARN chủ yếu diễn ra ở kì nào của quá trình phân bào A. Kì giữa của quá trình nguyên phân hoặc giảm phân B. Kì đầu của quá trình nguyên phân hoặc giảm phân C. Kì trung gian trước khi tiến hành phân bào nguyên phân hoặc giảm phân D. Kì sau của quá trình nguyên phân hoặc kì sau I của quá trình giảm phân Câu 2: Sự tái bản ARN khuôn ở virut kí sinh trong tế bào động vật diễn ra theo cơ chế nào A. Bán bảo tồn B. Gián đoạn một nửa C. Vừa phân tán vừa bảo tồn D. Phiên mã ngược Câu 3: Một đoạn gen có khối lượng phân tử bằng 72 x 104 đơn vị cacbon và có A = 20%. Số lượng các liên kết hidro của đoạn gen trên là A. 2160 B. 960 C. 3120 D. 3210 Câu 4: Yếu tố nào chủ yếu quy định đặc trưng về cấu trúc hóa học của phân tử AND là A. Số lượng nuclêotit B. Số loại nuclêôtit C. Trình tự phân bố nuclêôtit D. Thành phần và số lượng nuclêôtit Câu 5: Kì nào sau đây trong phân bào giảm phân, NST tồn tại ở dạng từng cặp NST tương đồng kép A. Kì giữa I của giảm phân B. Kì cuối I của giảm phân C. Kì giữa II của giảm phân D. Kì sau II của giảm phân Câu 6: Quá trình tiếp hợp và trao đổi đoạn NST xảy ra ở kì nào của quá trình giảm phân A. Kì trung gian B. Kì đầu I C. Kì giữa II D. Kì sau II Câu 7: Ở sinh vật sinh sản hữu tính, bộ NST được ổn định qua các thế hệ là nhờ A. Cơ chế nhân đôi NST B. Cơ chế phân li NST C. Sự phân li, tổ hợp NST D. Quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh Câu 8: Bộ NST của một loài 2n=16 NST có 7 NST mà trong từng cặp NST tương đồng đó đều chứa các cặp gen dị hợp tử, cặp NST còn lại đều chứa các cặp gen đồng hợp tử. Khi giảm phân không có hiện tượng trao đổi đoạn và đột biến thì số loại giao tử tạo được là A. 216 B. 27 C. 24 D. 28 Câu 9: Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, trội – lặn hoàn toàn, phép lai nào đây cho đời con chỉ biểu hiện tính trạng trội A. AaBb x Aabb B. AaBB x AABb C. AaBb x AaBb D. AaBb x aabb Câu 10: Ở ruồi giấm màu mắt đỏ do alen trội D nằm trên NST giới tính tại đoan không tương đồng của X quy định, mắt trắng do đột biến gen lặn d quy định. Quần thể ruồi giấm nói trên chứa tối đa bao nhiêu kiểu gen quy định màu mắt A. 4 B. 5 C. 6 D. 3 Câu 11: Ở ruồi giấm màu mắt đỏ do alen trội D nằm trên NST giới tính tại đoan không tương đồng của X quy định, mắt trắng do đột biến gen lặn d quy định. Khi xét về gen xác định tính trang màu mắt của ruồi giấm thì trong quần thể xuất hiện bao nhiêu kiểu sơ đồ lai khác nhau về kiểu gen A. 5 B. 3 C. 6 D. 8 Câu 12: Phép lai giữa hai cá thể khác nhau về 2 cặp tính trạng, trội – lặn hoàn toàn AaBb x AaBb, đời con sẽ tạo được A. 4 kiểu hình, 6 kiểu gen B. 6 kiểu hình, 9 kiểu gen C. 8 kiểu hình, 8 kiểu gen D. 4 kiểu hình, 9 kiểu gen Câu 13: Quy luật phân li độc lập của Menđen góp phần giải thích hiện tượng A. Các gen phân li độc lập trong giảm phân và tổ hợp trong thụ tinh B. Sự di truyền các gen tồn tại trên các NST khác nhau C. Biến dị tổ hợp vô cùng phong phú xảy ra ở các loài giao phối D. Mỗi gen quy định một tính trạng tồn tại trên một NST Câu 14: Phép lai thường được sử dụng để phát hiện ra hiện tượng các gen di truyền liên kết hay hoán vị là A. Lai bố mẹ thuần chủng với nhau B. Lai thuận nghịch kết hợp với lai phân tích C. Lai bão hòa D. Lai ngược con cái với bố hoặc mẹ Câu 15: Ý nghĩa của hiện tượng các gen liên kết hoàn toàn trong chọn giống vật nuôi cây trồng là A. Cho phép lập bản đồ di truyền B. Hạn chế các gen bất lợi xuất hiện C. Nhận thấy các tính trạng có lợi của giống D. Đảm bảo sự di chuyển ổn định của từng nhóm gen quý Câu 16: Ở cà chua, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với aloen a thân thấp. Alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Cho giao phấn 2 cây thuần chủng (P) khác nhau về 2 cặp tính trạng, thu được F1 100% thân cao,quả tròn. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2: 0,5016 thân cao, quả tròn: 0,2484 thân cao quả dài; 0,2484 thân thấp, quả tròn; 0,16 thân thấp, quả dài Cho rằng trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái và giao tử đực đều xảy ra hoán vị gen với tần số ngang nhau. Kiểu gen và tần số hoán vị gen của cây cà chua F1 phải là A. Ab/aB ; 16% B. Ab/aB; 8% C. AB/ab; 20% D. AB/ab; 8% Câu 17: Cho biết mỗi gen quy định tính trạng, trội – lặn hoàn toàn, các gen liên kết hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li 3:1 A. Af/aF x Af/af B. AF/ af x AF/ af C. AF/ af x af/af D. AF/aF x Af/ aF Câu 18: Khi đưa lai hai cơ thể khác nhau bởi 2 cặp gen không alen dị hợp tử chi phối 2 tính trạng, trội – lặn hoàn toàn. Trường hợp tỉ lệ kiểu hình nào ở đời con cho phép khẳng định 2 gen nói trên liên kết hoàn toàn A. 3:1 hoặc 1:2:1 B. 9:3:3:1 hoặc 3:3:1:1 C. 3:1 hoặc 3:3:1:1 D. 1:2:1 hoặc 9:3:3:1 Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quần thể tự phối A. Quần thể bị phân chia thành các dòng thuần B. Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu ở các thể đồng hợp tử C. Qua các thế hệ, số cá thể đồng hợp tử tăng, dị hợp từ giảm dần D. Thế hệ con cháu đa hình về mặt di truyền Câu 20: Quần thể ban đầu có tần số kiểu gen dị hợp về một gen là 0,4. Sau hai thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen dị hợp tử trong quần thể sẽ là A. 0,3 B. 0,1 C. 0,2 D. 0,4 Câu 21: Ở bò, kiểu gen AA có màu lông hung đỏ, kiểu gen Aa lông khoang, kiểu gen aa lông trắng. Một đàn bò có 5000 con lông hung đỏ, 4000 con lông khoang, 800 con lông trắng. Tần số tương đối của alen A và a trong quần thể lần lượt là A. 0,71 ; 0,29 B. 0,29; 0,71 C. 0,7;0,3 D. 0,3; 0,7 Câu 22: Xét tính trạng nhóm áu ở người có 4 kiểu hình: nhóm máu A, B, AB, O được chi phối bởi 3 alen IA, IB, Io. Vậy chắc chắn sẽ có tối đa mấy kiểu gen xuất hiện trong quần thể người về kiểu hình nhóm máu A. 5 B. 6 C. 4 D. 3 Câu 23: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở trẻ đồng sinh cùng trứng A. Cùng kiểu gen B. Cùng nhóm máu C. Khác giới tính D. Khác kiểu gen Câu 24: Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên đoạn không tương đồng của NST giới tinh gây ra. Một cặp vợ chồng bình thường không mắc bệnh máu khó đông sinh được một bé gái có dạng NST XO mắc bệnh máu khó đông. Kiểu gen của người vợ và nguyên nhân mắc bệnh của con gái họ là A. Người vợ dị hợp tử, rối loạn phân bào giảm phân ở người vợ B. Người vợ dị hợp tử, rối loạn phân bào giảm phân ở người chồng C. Người vọ đồng hợp tử, phân bào giảm phân ở vợ bị rối loạn D. Người vợ dị hợp tử, phân bào giảm phân bình thường ở người chồng Câu 25: Lai gần thường dẫn đến thoái hóa giống vì A. Triệt tiêu dần kiểu gen dị hợp, tăng dần kiểu gen đồng hợp tử B. Làm tăng dần kiểu gen dị hợp, giảm dần kiểu gen đồng hợp tử C. Xuất hiện nhiều tính trạng trội có hại D. Con lai gần đồng hóa quá mạnh với các yếu tố môi trường Câu 26: Những cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng A. Cánh đại bàng và chân trước của bò B. Chân đà điểu và cánh dơi C. Chân chim cánh cụt và cánh gà D. Ngà voi và sừng hươu Câu 27: Những cơ quan nào sau đây là cơ quan tương tự A. Lá thông và gai xương rồng B. Cánh chim bồ câu và cánh chuồn chuồn C. Xương đòn của chó nhà và xương mỏ ác của gà D. Tua cuốn bí ngô và gai hoa hồng Câu 28: Thủ lớn không có mặt ở đảo đại dương vì A. Điều kiện sống không phù hợp B. Thủ lớn từ lục địa không có khả năng vượt biển ra sống ở đảo đại dương C. Môi trường sống bị thu hẹp, thủ không đủ không gian để kiếm ăn D. Không có đủ số lượng có thể cần thiết cho sinh sản đề tồn tại và phát triển Câu 29: Trong tiến hóa các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh A. Sự tiến hóa phân li B. Sự tiến hóa đồng quy C. Sự tiến hóa song hành D. Khác nguồn gốc Câu 30: Theo quan niệm của Đacuyn, nguyên nhân của quá trình tiến hóa là A. Sự thay đổi môi trường sống một cách quá đột ngột B. CLTN dựa trên biến dị và di truyền C. Sự cạnh tranh nơi ăn, ở và mối quan hệ đực – cái D. Sự thay đổi tập tính hoạt động cho phù hợp với môi trường Câu 31: Sinh thái học nghiên cứu về (1) Quan hệ giữa sinh vật với môi trường (2) Quan hệ giữa sinh vật với sinh vật (3) Quan hệ giữa sinh vật với con người (4) Quan hệ giữa sinh vật bậc cao với sinh vật bậc thấp Phương án đúng là A. 1,2 B. 2,3,4 C. 2,4 D. 1,2,3,4 Câu 32: Ý nghĩa sinh thái của quan hệ cạnh tranh khác loài là ảnh hưởng đến số lượng sự phân bố A. ở sinh thái B. tỉ lệ đực – cái, tỉ lệ nhóm tuổi C. ổ sinh thái, hình thái D. hình thái, tỉ lệ đực – cái Câu 33: Các nhân tố sinh thái trong tự nhiên đã, đang và sẽ tác động như thế nào đến sinh vật trên Trái Đất A. tác động riêng rẽ B. tác động tổng hợp lên sinh vật C. tác động tuần tự theo quy luật sinh thái D. nhân tố vô sinh tác động trực tiếp, còn nhân tố hữu sinh thì tác động gián tiếp Câu 34: Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh A. cấu trúc tuổi của quần thể B. kiểu phân bố cá thể của quần thể C. sức sinh sản và mức độ tử vong các cá thể trong quần thể D. mối quan hệ sinh sản giữa các cá thể trong quần thể Câu 35: Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết A. mức độ gần giũ giữa các các thể trong quần xã B. con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã C. nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ D. mức độ tiêu thụ các chất hữu cơ của các sinh vật Câu 36: Khi mật độ cá thể trong quần thể quá cao thì (1) Có sự cạnh tranh gay gắt về thức ăn, nơi ở (2) Tỉ lệ tử vong sẽ tăng cao (3) Mức sinh sản tăng do điều kiện sống hạn chế Phương án đúng A. 1,2 B. 1.3 C. 2.3 D. 1,2,3 Câu 37: Sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng là (1) Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài tham gia (2) Trong quan hệ đối kháng có ít nhất một loại bị hại (3) Quan hệ đối kháng mang tính khắc nghiệt, làm ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng sinh học tự nhiên Phương án đúng A. 1,2 B. 1,3 C. 2,3 D. 1,2,3 Câu 38: Các phát biểu sau đề cập sự biến đổi năng lượng trong hệ sinh thái (1) Bức xạ ánh sáng khi đi vào hệ sinh thái thì chỉ một lượng rất nhỏ được thực vật hấp thụ (2) Năng lượng thực vật hấp thụ được, được chuyển hóa thành hóa năng chứa trong mô tạo nên sản lượng sinh vật sơ cấp ở dạng thô (3) Thực vật sử dụng một phần sản lượng sinh vật sơ cấp thô, phần còn lại dành cho sinh vật tiêu thụ mà trước hết là động vật ăn thực vật (4) Động vật ăn cỏ lại làm thức ăn cho động vật ăn thực vật Những phát biểu đúng là A. 1,3,4 B. 1,2,3,4 C. 1,2,3 D. 1,2,4 Câu 39: Sản lượng sinh vật thứ cấp cao nhất mà con người có thể nhận được chủ yếu nằm ở A. Những động vật nằm cuối của chuỗi thức ăn B. Những động vật ăn thực vật C. Những động vật ở bậc dinh dưỡng trung bình trong chuỗi thức ăn D. Những động vật ở bậc dinh dưỡng xa với nguồn thức ăn sơ cấp Câu 40: Sinh quyển là A. Tập hợp sinh vật và các nhân tố môi trường vô sinh trên Trái Đất hoạt động như một hệ sinh thái lớn nhất B. Tất cả hệ sinh thái trên cạn và dưới nước C. Tập hợp tất cả các quyển của Trái Đất D. Tập hợp các khu sinh học trên cạn và dưới nước Đáp án Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C D C C A B D B B B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C D C B D C B A D B Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án A B A B A A B B A B Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án A A B C B A A C B A Hướng dẫn giải Câu 2: Vì từ ARN khuôn của virut tổng hợp nên bảo áo, từ bản sao này lại tổng hợp nên ARN của virut kí sinh Câu 3: N = 2400 → A =T =2400/100.20 = 480 G = X = 2400/100. 30 =720 Số liên kết hidro H = 480.x + 720.3 = 3120 Câu 8: Cặp NST chứa các cặp gen đồng hợp chỉ tạo được 1 loại giao tử. 7 cặp NST chứa các cặp gen dị hợp ,mỗi cặp tạo 2 loại giao tử → 27loại giao tử Câu 10: Các thể cái có 3 kiểu gen: XDXD, XDXd, XdXd cá thể dực có 2 kiểu gen: XDY, XdY Câu 11: Ở cá thể cái có 3 kiểu gen, ở cá thể đực có 2 kiểu gen %rarr; có 3.2 =6 kiểu sơ đồ lai Câu 12: Tạo nên 4 kiểu hình có tỉ lệ 9:3:3:1 và 9 kiểu gen có tỉ lệ 1:2:1:2:4:2:1:2:1 Câu 17: Tỉ lệ 3:1 → Cơ thể đem lai dị hợp từ đều (AF/af x AF/af) Câu 18: P di hợp về 2 cặp gen. Nếu liên kết hoàn toàn dị hợp tử đều → thế hệ con là 3:1 nếu dị hợp chéo → thế hệ con là 1: 2:1 Câu 20: F2 có tỉ lệ kiểu gen dị hợp = 0,4.(1/2)2 = 0,1 Câu 21: Số lượng alen A: 5000.2 + 4000 =14000; a = 4000 + 800.2 = 5600 Tổng số alen A và a: 98000. 2 =19600. Tần số A =0,71; a = 0,29 Bài viết liên quanBài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 5: Trung quốc thời phong kiến (phần 5)Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 11: Chương 1Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 10 Chuyển động tròn đều (phần 1)Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 29: Luyện tập: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhômBài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 13: Đại cương về polimeBài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoaBài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 10 Cấu tạo chất – Thuyết động học phân tử chất khíĐề luyện thi đại học môn Vật lý số 11


Câu 1: Sự tổng hợp ARN chủ yếu diễn ra ở kì nào của quá trình phân bào

A. Kì giữa của quá trình nguyên phân hoặc giảm phân

B. Kì đầu của quá trình nguyên phân hoặc giảm phân

C. Kì trung gian trước khi tiến hành phân bào nguyên phân hoặc giảm phân

D. Kì sau của quá trình nguyên phân hoặc kì sau I của quá trình giảm phân

Câu 2: Sự tái bản ARN khuôn ở virut kí sinh trong tế bào động vật diễn ra theo cơ chế nào

A. Bán bảo tồn

B. Gián đoạn một nửa

C. Vừa phân tán vừa bảo tồn

D. Phiên mã ngược

Câu 3: Một đoạn gen có khối lượng phân tử bằng 72 x 104 đơn vị cacbon và có A = 20%. Số lượng các liên kết hidro của đoạn gen trên là

A. 2160    B. 960    C. 3120    D. 3210

Câu 4: Yếu tố nào chủ yếu quy định đặc trưng về cấu trúc hóa học của phân tử AND là

A. Số lượng nuclêotit

B. Số loại nuclêôtit

C. Trình tự phân bố nuclêôtit

D. Thành phần và số lượng nuclêôtit

Câu 5: Kì nào sau đây trong phân bào giảm phân, NST tồn tại ở dạng từng cặp NST tương đồng kép

A. Kì giữa I của giảm phân

B. Kì cuối I của giảm phân

C. Kì giữa II của giảm phân

D. Kì sau II của giảm phân

Câu 6: Quá trình tiếp hợp và trao đổi đoạn NST xảy ra ở kì nào của quá trình giảm phân

A. Kì trung gian

B. Kì đầu I

C. Kì giữa II

D. Kì sau II

Câu 7: Ở sinh vật sinh sản hữu tính, bộ NST được ổn định qua các thế hệ là nhờ

A. Cơ chế nhân đôi NST

B. Cơ chế phân li NST

C. Sự phân li, tổ hợp NST

D. Quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh

Câu 8: Bộ NST của một loài 2n=16 NST có 7 NST mà trong từng cặp NST tương đồng đó đều chứa các cặp gen dị hợp tử, cặp NST còn lại đều chứa các cặp gen đồng hợp tử. Khi giảm phân không có hiện tượng trao đổi đoạn và đột biến thì số loại giao tử tạo được là

A. 216    B. 27    C. 24    D. 28

Câu 9: Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, trội – lặn hoàn toàn, phép lai nào đây cho đời con chỉ biểu hiện tính trạng trội

A. AaBb x Aabb

B. AaBB x AABb

C. AaBb x AaBb

D. AaBb x aabb

Câu 10: Ở ruồi giấm màu mắt đỏ do alen trội D nằm trên NST giới tính tại đoan không tương đồng của X quy định, mắt trắng do đột biến gen lặn d quy định. Quần thể ruồi giấm nói trên chứa tối đa bao nhiêu kiểu gen quy định màu mắt

A. 4    B. 5    C. 6    D. 3

Câu 11: Ở ruồi giấm màu mắt đỏ do alen trội D nằm trên NST giới tính tại đoan không tương đồng của X quy định, mắt trắng do đột biến gen lặn d quy định. Khi xét về gen xác định tính trang màu mắt của ruồi giấm thì trong quần thể xuất hiện bao nhiêu kiểu sơ đồ lai khác nhau về kiểu gen

A. 5    B. 3    C. 6    D. 8

Câu 12: Phép lai giữa hai cá thể khác nhau về 2 cặp tính trạng, trội – lặn hoàn toàn AaBb x AaBb, đời con sẽ tạo được

A. 4 kiểu hình, 6 kiểu gen

B. 6 kiểu hình, 9 kiểu gen

C. 8 kiểu hình, 8 kiểu gen

D. 4 kiểu hình, 9 kiểu gen

Câu 13: Quy luật phân li độc lập của Menđen góp phần giải thích hiện tượng

A. Các gen phân li độc lập trong giảm phân và tổ hợp trong thụ tinh

B. Sự di truyền các gen tồn tại trên các NST khác nhau

C. Biến dị tổ hợp vô cùng phong phú xảy ra ở các loài giao phối

D. Mỗi gen quy định một tính trạng tồn tại trên một NST

Câu 14: Phép lai thường được sử dụng để phát hiện ra hiện tượng các gen di truyền liên kết hay hoán vị là

A. Lai bố mẹ thuần chủng với nhau

B. Lai thuận nghịch kết hợp với lai phân tích

C. Lai bão hòa

D. Lai ngược con cái với bố hoặc mẹ

Câu 15: Ý nghĩa của hiện tượng các gen liên kết hoàn toàn trong chọn giống vật nuôi cây trồng là

A. Cho phép lập bản đồ di truyền

B. Hạn chế các gen bất lợi xuất hiện

C. Nhận thấy các tính trạng có lợi của giống

D. Đảm bảo sự di chuyển ổn định của từng nhóm gen quý

Câu 16: Ở cà chua, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với aloen a thân thấp. Alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Cho giao phấn 2 cây thuần chủng (P) khác nhau về 2 cặp tính trạng, thu được F1 100% thân cao,quả tròn. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2: 0,5016 thân cao, quả tròn: 0,2484 thân cao quả dài; 0,2484 thân thấp, quả tròn; 0,16 thân thấp, quả dài

Cho rằng trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái và giao tử đực đều xảy ra hoán vị gen với tần số ngang nhau. Kiểu gen và tần số hoán vị gen của cây cà chua F1 phải là

A. Ab/aB ; 16%

B. Ab/aB; 8%

C. AB/ab; 20%

D. AB/ab; 8%

Câu 17: Cho biết mỗi gen quy định tính trạng, trội – lặn hoàn toàn, các gen liên kết hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li 3:1

A. Af/aF x Af/af

B. AF/ af x AF/ af

C. AF/ af x af/af

D. AF/aF x Af/ aF

Câu 18: Khi đưa lai hai cơ thể khác nhau bởi 2 cặp gen không alen dị hợp tử chi phối 2 tính trạng, trội – lặn hoàn toàn. Trường hợp tỉ lệ kiểu hình nào ở đời con cho phép khẳng định 2 gen nói trên liên kết hoàn toàn

A. 3:1 hoặc 1:2:1

B. 9:3:3:1 hoặc 3:3:1:1

C. 3:1 hoặc 3:3:1:1

D. 1:2:1 hoặc 9:3:3:1

Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quần thể tự phối

A. Quần thể bị phân chia thành các dòng thuần

B. Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu ở các thể đồng hợp tử

C. Qua các thế hệ, số cá thể đồng hợp tử tăng, dị hợp từ giảm dần

D. Thế hệ con cháu đa hình về mặt di truyền

Câu 20: Quần thể ban đầu có tần số kiểu gen dị hợp về một gen là 0,4. Sau hai thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen dị hợp tử trong quần thể sẽ là

A. 0,3    B. 0,1    C. 0,2    D. 0,4

Câu 21: Ở bò, kiểu gen AA có màu lông hung đỏ, kiểu gen Aa lông khoang, kiểu gen aa lông trắng. Một đàn bò có 5000 con lông hung đỏ, 4000 con lông khoang, 800 con lông trắng. Tần số tương đối của alen A và a trong quần thể lần lượt là

A. 0,71 ; 0,29

B. 0,29; 0,71

C. 0,7;0,3

D. 0,3; 0,7

Câu 22: Xét tính trạng nhóm áu ở người có 4 kiểu hình: nhóm máu A, B, AB, O được chi phối bởi 3 alen IA, IB, Io. Vậy chắc chắn sẽ có tối đa mấy kiểu gen xuất hiện trong quần thể người về kiểu hình nhóm máu

A. 5    B. 6    C. 4    D. 3

Câu 23: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở trẻ đồng sinh cùng trứng

A. Cùng kiểu gen

B. Cùng nhóm máu

C. Khác giới tính

D. Khác kiểu gen

 

Câu 24: Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên đoạn không tương đồng của NST giới tinh gây ra. Một cặp vợ chồng bình thường không mắc bệnh máu khó đông sinh được một bé gái có dạng NST XO mắc bệnh máu khó đông. Kiểu gen của người vợ và nguyên nhân mắc bệnh của con gái họ là

A. Người vợ dị hợp tử, rối loạn phân bào giảm phân ở người vợ

B. Người vợ dị hợp tử, rối loạn phân bào giảm phân ở người chồng

C. Người vọ đồng hợp tử, phân bào giảm phân ở vợ bị rối loạn

D. Người vợ dị hợp tử, phân bào giảm phân bình thường ở người chồng

Câu 25: Lai gần thường dẫn đến thoái hóa giống vì

A. Triệt tiêu dần kiểu gen dị hợp, tăng dần kiểu gen đồng hợp tử

B. Làm tăng dần kiểu gen dị hợp, giảm dần kiểu gen đồng hợp tử

C. Xuất hiện nhiều tính trạng trội có hại

D. Con lai gần đồng hóa quá mạnh với các yếu tố môi trường

Câu 26: Những cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng

A. Cánh đại bàng và chân trước của bò

B. Chân đà điểu và cánh dơi

C. Chân chim cánh cụt và cánh gà

D. Ngà voi và sừng hươu

Câu 27: Những cơ quan nào sau đây là cơ quan tương tự

A. Lá thông và gai xương rồng

B. Cánh chim bồ câu và cánh chuồn chuồn

C. Xương đòn của chó nhà và xương mỏ ác của gà

D. Tua cuốn bí ngô và gai hoa hồng

Câu 28: Thủ lớn không có mặt ở đảo đại dương vì

A. Điều kiện sống không phù hợp

B. Thủ lớn từ lục địa không có khả năng vượt biển ra sống ở đảo đại dương

C. Môi trường sống bị thu hẹp, thủ không đủ không gian để kiếm ăn

D. Không có đủ số lượng có thể cần thiết cho sinh sản đề tồn tại và phát triển

Câu 29: Trong tiến hóa các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh

A. Sự tiến hóa phân li

B. Sự tiến hóa đồng quy

C. Sự tiến hóa song hành

D. Khác nguồn gốc

Câu 30: Theo quan niệm của Đacuyn, nguyên nhân của quá trình tiến hóa là

A. Sự thay đổi môi trường sống một cách quá đột ngột

B. CLTN dựa trên biến dị và di truyền

C. Sự cạnh tranh nơi ăn, ở và mối quan hệ đực – cái

D. Sự thay đổi tập tính hoạt động cho phù hợp với môi trường

Câu 31: Sinh thái học nghiên cứu về

(1) Quan hệ giữa sinh vật với môi trường

(2) Quan hệ giữa sinh vật với sinh vật

(3) Quan hệ giữa sinh vật với con người

(4) Quan hệ giữa sinh vật bậc cao với sinh vật bậc thấp

Phương án đúng là

A. 1,2

B. 2,3,4

C. 2,4

D. 1,2,3,4

Câu 32: Ý nghĩa sinh thái của quan hệ cạnh tranh khác loài là ảnh hưởng đến số lượng sự phân bố

A. ở sinh thái

B. tỉ lệ đực – cái, tỉ lệ nhóm tuổi

C. ổ sinh thái, hình thái

D. hình thái, tỉ lệ đực – cái

Câu 33: Các nhân tố sinh thái trong tự nhiên đã, đang và sẽ tác động như thế nào đến sinh vật trên Trái Đất

A. tác động riêng rẽ

B. tác động tổng hợp lên sinh vật

C. tác động tuần tự theo quy luật sinh thái

D. nhân tố vô sinh tác động trực tiếp, còn nhân tố hữu sinh thì tác động gián tiếp

Câu 34: Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh

A. cấu trúc tuổi của quần thể

B. kiểu phân bố cá thể của quần thể

C. sức sinh sản và mức độ tử vong các cá thể trong quần thể

D. mối quan hệ sinh sản giữa các cá thể trong quần thể

Câu 35: Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết

A. mức độ gần giũ giữa các các thể trong quần xã

B. con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã

C. nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ

D. mức độ tiêu thụ các chất hữu cơ của các sinh vật

Câu 36: Khi mật độ cá thể trong quần thể quá cao thì

(1) Có sự cạnh tranh gay gắt về thức ăn, nơi ở

(2) Tỉ lệ tử vong sẽ tăng cao

(3) Mức sinh sản tăng do điều kiện sống hạn chế

Phương án đúng

A. 1,2

B. 1.3

C. 2.3

D. 1,2,3

Câu 37: Sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng là

(1) Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài tham gia

(2) Trong quan hệ đối kháng có ít nhất một loại bị hại

(3) Quan hệ đối kháng mang tính khắc nghiệt, làm ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng sinh học tự nhiên

Phương án đúng

A. 1,2

B. 1,3

C. 2,3

D. 1,2,3

 

Câu 38: Các phát biểu sau đề cập sự biến đổi năng lượng trong hệ sinh thái

(1) Bức xạ ánh sáng khi đi vào hệ sinh thái thì chỉ một lượng rất nhỏ được thực vật hấp thụ

(2) Năng lượng thực vật hấp thụ được, được chuyển hóa thành hóa năng chứa trong mô tạo nên sản lượng sinh vật sơ cấp ở dạng thô

(3) Thực vật sử dụng một phần sản lượng sinh vật sơ cấp thô, phần còn lại dành cho sinh vật tiêu thụ mà trước hết là động vật ăn thực vật

(4) Động vật ăn cỏ lại làm thức ăn cho động vật ăn thực vật

Những phát biểu đúng là

A. 1,3,4

B. 1,2,3,4

C. 1,2,3

D. 1,2,4

Câu 39: Sản lượng sinh vật thứ cấp cao nhất mà con người có thể nhận được chủ yếu nằm ở

A. Những động vật nằm cuối của chuỗi thức ăn

B. Những động vật ăn thực vật

C. Những động vật ở bậc dinh dưỡng trung bình trong chuỗi thức ăn

D. Những động vật ở bậc dinh dưỡng xa với nguồn thức ăn sơ cấp

Câu 40: Sinh quyển là

A. Tập hợp sinh vật và các nhân tố môi trường vô sinh trên Trái Đất hoạt động như một hệ sinh thái lớn nhất

B. Tất cả hệ sinh thái trên cạn và dưới nước

C. Tập hợp tất cả các quyển của Trái Đất

D. Tập hợp các khu sinh học trên cạn và dưới nước

Đáp án

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án C D C C A B D B B B
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án C D C B D C B A D B
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án A B A B A A B B A B
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án A A B C B A A C B A

Hướng dẫn giải

Câu 2:

Vì từ ARN khuôn của virut tổng hợp nên bảo áo, từ bản sao này lại tổng hợp nên ARN của virut kí sinh

Câu 3:

N = 2400 → A =T =2400/100.20 = 480

G = X = 2400/100. 30 =720

Số liên kết hidro H = 480.x + 720.3 = 3120

Câu 8:

Cặp NST chứa các cặp gen đồng hợp chỉ tạo được 1 loại giao tử. 7 cặp NST chứa các cặp gen dị hợp ,mỗi cặp tạo 2 loại giao tử → 27loại giao tử

Câu 10:

Các thể cái có 3 kiểu gen: XDXD, XDXd, XdXd cá thể dực có 2 kiểu gen: XDY, XdY

Câu 11:

Ở cá thể cái có 3 kiểu gen, ở cá thể đực có 2 kiểu gen %rarr; có 3.2 =6 kiểu sơ đồ lai

Câu 12:

Tạo nên 4 kiểu hình có tỉ lệ 9:3:3:1 và 9 kiểu gen có tỉ lệ 1:2:1:2:4:2:1:2:1

Câu 17:

Tỉ lệ 3:1 → Cơ thể đem lai dị hợp từ đều (AF/af x AF/af)

Câu 18:

P di hợp về 2 cặp gen. Nếu liên kết hoàn toàn dị hợp tử đều → thế hệ con là 3:1 nếu dị hợp chéo → thế hệ con là 1: 2:1

Câu 20:

F2 có tỉ lệ kiểu gen dị hợp = 0,4.(1/2)2 = 0,1

Câu 21:

Số lượng alen A: 5000.2 + 4000 =14000; a = 4000 + 800.2 = 5600

Tổng số alen A và a: 98000. 2 =19600. Tần số A =0,71; a = 0,29

0