Đề luyện thi đại học môn Sinh học số 2
Đánh giá bài viết Đề luyện thi đại học môn Sinh học số 2 Câu 1: Sơ đồ P: ♀XX ×♂ XY → F1: 1♀XX × ♂XY minh họa cho cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST của loài nào dưới đây A. Gà B. Châu chấu C. Ruồi giấm D. Ong Câu 2: Khi các gen phân ly độc lập, thì phép lai P: AaBbccDdee ...
Đánh giá bài viết Đề luyện thi đại học môn Sinh học số 2 Câu 1: Sơ đồ P: ♀XX ×♂ XY → F1: 1♀XX × ♂XY minh họa cho cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST của loài nào dưới đây A. Gà B. Châu chấu C. Ruồi giấm D. Ong Câu 2: Khi các gen phân ly độc lập, thì phép lai P: AaBbccDdee x AabbccDdEe sinh ra F1 có kiểu gen aabbccddee chiếm tỷ lệ là: A. 1/128 B. 1/96 C. 1/64 D. 1/256 Câu 3: Cho lai 2 cây bí tròn với nhau thu được đời con gồm 272 cây bí tròn: 183 cây bí bầu dục: 31 cây bí dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả tuân theo quy luật: A. Liên kết hoàn toàn B. Phân ly độc lập của Menđen C. Tương tác cộng gộp D. Tương tác bổ sung Câu 4: Lai phân tích ruồi giấm cái mình xám cánh dài thì thế hệ lai thu được 0.41 mình xám cánh dài: 0,41 mình đen cánh cụt: 0.09 mình xám cánh cụt: 0.09 mình đen cánh dài. Tần số hoán vị gen là: A. 82% B. 9% C. 18% D. 41% Câu 5: Tiến hành lai giữa 2 loài cỏ dại có kiểu gen lần lượt là AaBb và DdEE, sau đó đa bội hóa sẽ thu được một thể dị đa bội (đa bội khác nguồn). Kiểu gen nào sau đây không phải là kiểu gen của thể đột biến được tạo ra từ phép lai này? A. Kiểu gen AAbbddEE B. Kiểu gen aabbddEE C. Kiểu gen AaBbDdEE D. Kiểu gen AABBDDEE Câu 6: Cho cây hoa đỏ ( P) tự thụ phấn, đời F1 có tỷ lệ kiểu hình 9 cây hoa đỏ: 3 cây hoa hồng: 3 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng. Nếu lấy tất cả các cây hoa hồng ở F1 cho giao phấn ngẫu nhiên thì tỷ lệ thu được ở F2 là A. 100% cây hoa hồng B. 5 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng C. 3 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng D. 8 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng Câu 7: Trong kỹ thuật di truyền, quy trình chuyển gen được tiến hành theo trình tự: A. Tạo ADN tái tổ hợp => đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận => phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp B. Tạo ADN tái tổ hợp => phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp => đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận C. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận => phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp => Tạo ADN tái tổ hợp D. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận => Tạo ADN tái tổ hợp => phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp Câu 8: Phân tử nào có vị trí để ribôxôm nhận biết và gắn vào khi dịch mã? A. tARN B. ADN C. mARN D. rARN Câu 9: Màu sắc của hoa loa kèn do gen nằm trong tế bào chất quy định trong đó hoa vàng là trội so với hoa xanh. Lấy hạt phấn của cây hoa vàng thụ phấn cho cây hoa xanh được F1.Cho F1 tự thụ phấn, tỷ lệ kiểu hình đời F2 là A. 75% cây hoa vàng: 25% cây hoa xanh B. 75% cây hoa xanh: 25% cây hoa vàng C. 100% hoa xanh D. 100% hoa vàng Câu 10: Phương pháp do Menđen sáng tạo và áp dụng, nhờ đó phát hiện ra các định luật di truyền mang tên ông là: A. Phương pháp lai phân tích B. Phương pháp lai và phân tích con lai C. Phương pháp lai kiểm chứng D. Phương pháp xác suất thống kê. Câu 11: Enzyme cắt được sử dụng trong kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp là: A. Restrictaza B. ligaza C. amilaza D. ADN polimeraza Câu 12: Cách thí nghiệm của Morgan về hoán vị gen khác với cách thí nghiệm liên kết gen ở điểm chính nào A. Đảo cặp bố mẹ ở thế hệ P B. đảo cặp bố mẹ ở thế hệ F1 C. đảo cặp bố mẹ ở thế hệ F2 D. dùng lai phân tích Câu 13: Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có các kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1: 2: 1? (1) AAAa × AAAa. (2) Aaaa × Aaaa. (3) AAaa × AAAa. (4) AAaa × Aaaa. Đáp án đúng là: A. (1), (4). B. (2), (3). C. (1), (2). D. (3), (4). Câu 14: Sau khi lai ruồi giấm thuần chủng thân xám cánh dài với thân đen cánh cụt được F1 thì Morgan đã thí nghiệm tiếp thế nào để phát hiện hoán vị gen? A. Lai phân tích ruồi cái F1 B. Lai phân tích ruồi đực P C. Lai phân tích ruồi đực F1 D. Lai phân tích ruồi cái P Câu 15: Những dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng gen của nhóm liên kết 1. Đột biến mất đoạn 2. Đột biến lặp đoạn 3. Đột biến đỏa đoạn 4. Đột biến chuyển đoạn trên cùng 1 NST Phương án đúng là: A. 1,2 B. 2,3 C. 1,4 D. 3,4 Câu 16: Trong quần thể tự phối, thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng A. tăng tỉ lệ thể dị hợp, giảm tỉ lệ thể đồng hợp. B. duy trì tỉ lệ số cá thể ở trạng thái dị hợp tử. C. phân hoá đa dạng và phong phú về kiểu gen. D. phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau. Câu 17: Nếu mã gốc có đoạn: 3’TAX ATG GGX GXT AAA 5’ thì mARN tương ứng là: A. 5’ AUG UAX XXG XGA UUU 3’ B. 3’ ATG TAX XXG XGA TTT 5’ C. 3’ AUG UAX XXG XGA UUU 5’ D. 5’ ATG TAX XXG XGA TTT 3’ Câu 18: Khi lai hai dòng thuần chủng có có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở A. Tất cả các thế hệ B. Thế hệ F2 C. Thế hệ F3 D. Thế hệ F1 Câu 19: Hai gen A và B cùng nằm trên 1 nhóm liên kết cách nhau 40 cM, hai gen C và D cùng nằm trên 1 NST với tần số hoán vị gen là 30%. Ở đời con của phép lai Ab/aB CD/cd× ab/ab Cd/cd thì kiểu hình trội về tất cả tính trạng chiếm tỷ lệ. A. 8,5% B. 42,5% C. 10,45% D. 28,15% Câu 20: Nhiễm sắc thể giới tính không có đặc điểm là A. Có gen quy định tính trạng thuộc giới tính B. Có gen quy định tính trạng không thuộc giới tính C. Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng D. Có đoạn tương đồng và đoạn không tương đồng Câu 21: Trong các quy luật di truyền sau đây, quy luật di truyền nào phủ nhận học thuyết của Menđen A. Di truyền ngoài nhiễm săc thể B. Di truyền liên kết gen C. Di truyền liên kết giới tính D. Di truyền tương tác gen Câu 22: Vì sao kiểu hình con lai trong trường hợp di truyền ngoài nhiễm sắc thế thường chỉ giống mẹ? A. Vì giao tử đực của bố không còn gan ngoài NST B. Vì giao tử cái lớn hơn giao tử đực C. Vì hợp tử có gen trên NST của mẹ nhiều hơn D. Vì hợp tử có gen ngoài NST của mẹ nhiều hơn Câu 23: Cho biết giao tử đực lưỡng bội không có khả năng thụ tinh, gen A trội hoàn toàn so với gen a. ở phép lai♂ Aaa x ♀AAaa, cho tỷ lệ kiểu hình ở đời con thế nào? A. 17:1 B. 8:1 C. 11:1 D. 5:1 Câu 24: Thành phần không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã là A. Riboxôm B. tARN C. ADN D. mARN Câu 25: Mã di truyền có tính thoái hóa vì A. Các loài đều có chung một bộ mã di truyền B. Có nhiều bộ ba khác nhau cùng tham gia mã hóa cho 1 axitamin C. Một bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axitamin D. Có nhiều axitamin được mã hóa bởi một bộ ba Câu 26: Gen là một đoạn ADN mang thông tin di truyền mã hóa cho một sản phẩm xác định là A. Một phân tử protein B. Một phân tử mARN C. Một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN D. Một phân tử protein hay 1 phân tử ARN Câu 27: Quần thể có thành phần kiểu gen chưa cân bằng là: A. 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa B. 0.25 AA: 0.5Aa: 0,25 aa C. 0,01 AA: 0,9Aa:0.09 aa D. 0.36AA: 0.48Aa: 0.16 aa Câu 28: Đơn vị cấu trúc nhỏ nhất của NST ở sinh vật nhân thực là: A. Nucleoxôm B. Nucleotit C. protein D. ADN Câu 29: Vốn gen của quần thể là: A. Toàn bộ các alen của tất cả các gen có trong quần thể ở 1 thời điểm xác định B. Tất cả các gen nằm trong nhân tế bào của các cá thể trong quần thể đó C. Tất cả các alen nằm trong quần thể không kể đến các alen đột biến D. Kiểu gen của các quần thể. Câu 30: Nhân tố nào dưới đây không làm mất cân bằng di truyền của quần thể A. Giao phối ngẫu nhiên B. chọn lọc tự nhiên C. di- nhập gen D. giao phối có lựa chọn. Câu 31: Sơ đồ thể hiện vai trò và quan hệ giữa gen và tính trạng A. Gen (ADN) =→ mARN =→ protein =→ tính trạng B. mARN =→ Gen (ADN) =→ polipeptit =→ protein =→ tính trạng C. Gen (ADN) =→ mARN =→ polipeptit =→ protein =→ tính trạng D. mARN =→ Gen (ADN) =→ protein =→ tính trạng Câu 32: Giả sử ở một quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen là dAA:hAa:raa (với d+h+r =1). Gọi p,q lần lượt là tần số của alen A, a ( p,q ≥ 0; p + q = 1). Ta có: A. p= d + h/2; q= r + h/2 B. p = r + h/2; q= d + h/2 C. p = r + h/2; q= r + h/2 D. p = d + h/2; q = h + d/2 Câu 33: Theo mô hình Operon Lac ở E.coli, vì sao protein ức chế mất tác dụng A. Vì protein ức chế không được tổng hợp nữa B. Vì gen điều hòa (R) bị khóa C. Vì protein ức chế bị phân hủy khi có lactose D. Vì lactose làm mất cấu hình không gian của nó. Câu 34: Ở người, bệnh phênin kêtô niệu do gen lặn trên NST thường quy định. Một quần thể người đang cân bằng di truyền có 84% số người mang gen gây bệnh. Tần số của alen a là: A. 0,8 B. 0,6 C. 0,4 D. 0,2 Câu 35: Số nhóm gen liên kết tối đa của ruồi giấm là: A. 12 B. 4 C. 6 D. 8 Câu 36: Có thế gọi phiên mã là quá trình tổng hợp: A. mARN B. rARN C. tARN D. ARN Câu 37: Sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật chuyển gen? A. Chuột nhắt có gen hormone sinh trưởng của chuột cống. B. E.coli có ADN tái tổ hợp của chứa gen insulin của người. C. Cây lúa có gen tổng hợp β- caroten D. Cừu Dolly được tạo ra bằng sinh sản vô tính. Câu 38: Nhân tố quy định giới hạn năng suất của một giống là: A. Điều kiện khí hậu B. Kỹ thuật nuôi trồng C. Chế độ dinh dưỡng D. Kiểu gen của giống Câu 39: Do phóng xạ, một gen bị đột biến dẫn đến hậu quả làm mất axitamin thứ 10 trong chuỗi polipeptit do gen tổng hợp. Biết gen đột biến ít hơn gen bình thường 7 liên kết hidro. Đây là dạng đột biến: A. Mất 3 cặp G-X B. Mất 3 cặp A-T C. Mất 1 cặp A-Tvà 2 cặp G-X D. Mất 2 cặp A-T và 1 cặp G-X Câu 40: Cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền độc lập khi lai nhiều cặp tính trạng là A. Các alen tổ hợp ngẫu nhiên trong thụ tinh B. Các cặp alen đang xét nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau C. Các cặp alen là trội- lặn hoàn toàn D. Số lượng cá thể đủ lớn. Đáp án Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C C D C C D A C C B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A B C A D D A D A C Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án A D C C B C C A A A Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án C A D B B D D D B B Hướng dẫn giải Câu 3: Tỷ lệ tròn:bầu dục: dài = 9:6:1 =→ có 2 gen tương tác bổ sung quy định tính trạng hình dạng quả Quy ước gen: A-B- tròn A-bb/ aaB- bầu dục aabb: dài Câu 7: Quy trình chuyển gen là: Tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp Câu 13: (1) AAAa × AAAa → (AA: Aa)(AA: Aa) = 1AAAA: 2AAAa: 1 AAaa (2) Aaaa × Aaaa → (Aa: aa)(Aa: aa) = 1 AAaa: 2Aaaa: 1aaaa (3) AAaa × AAAa → (1AA: 4Aa: 1aa)(1AA: 1Aa) = 1AAAA: 5AAAa: 5AAaa: 1aaaa (4) AAaa × Aaaa. → tỉ lệ tương tự của (3) Câu 17: ARN polimerase tổng hợp mARN theo chiều từ 5’-3’ nên mã gốc có đoạn: 3’TAX ATG GGX GXT AAA 5’ thì mARN tương ứng là 5’ AUG UAX XXG XGA UUU 3’ Câu 23: Ở phép lai ♂ Aaa x ♀AAaa ♂ Aaa cho ra các giao tử: 1/6 A: 2/6 Aa: 1/6 aa: 2/6 a thì chỉ có giao tử A và a có khả năng thụ tinh. ♀AAaa cho ra các giao tử: 1/4 AA: 4/6 Aa: 1/6 aa Vậy tỷ lệ KH ở đời con là: (1/6A: 2/6a)(5/6 A-: 1/6aa)= 8/18A-: 1/18 aaa Câu 27: Quần thể không cân bằng là quần thể C0,01 AA: 0,9Aa:0.09 aa có pA=0.7 ; qa= 0.3Nếu quần thể này cân bằng sẽ có cấu trúc p2AA: 2pqAa: q2aa= 0,49AA: 0,42Aa: 0,09aa Câu 34: Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền, gọi X là tần số alen a ( 0 < X < 1) Ta có (1 -x)2AA + 2x(l-x)Aa+x2aa= 1 (1) và 2x( 1 -x)Aa+ x2aa= 0.84 (2) Để tìm x ta có thể giải phương trình (2) hoặc lấy phương trình (1) trừ phương trình (2) Cách 1: giải phương (2) ta thu được x = 0.6 Cách 2: AA= 0.16 =→ Tần số alen A = 0.4 =→ Tần số alen a = 0.6 Bài viết liên quanBài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 12 Máy phát điện xoay chiều – động cơ không đồng bộ ba phaBài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 10 Chuyển động thẳng đều (phần 3)Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp 1)Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến(từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) (phần 2)Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 10 Bài 12Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 -1939)(phần 2)Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 24: Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918) (phần 2)
Câu 1: Sơ đồ P: ♀XX ×♂ XY → F1: 1♀XX × ♂XY minh họa cho cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST của loài nào dưới đây
A. Gà
B. Châu chấu
C. Ruồi giấm
D. Ong
Câu 2: Khi các gen phân ly độc lập, thì phép lai P: AaBbccDdee x AabbccDdEe sinh ra F1 có kiểu gen aabbccddee chiếm tỷ lệ là:
A. 1/128 B. 1/96 C. 1/64 D. 1/256
Câu 3: Cho lai 2 cây bí tròn với nhau thu được đời con gồm 272 cây bí tròn: 183 cây bí bầu dục: 31 cây bí dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả tuân theo quy luật:
A. Liên kết hoàn toàn
B. Phân ly độc lập của Menđen
C. Tương tác cộng gộp
D. Tương tác bổ sung
Câu 4: Lai phân tích ruồi giấm cái mình xám cánh dài thì thế hệ lai thu được 0.41 mình xám cánh dài: 0,41 mình đen cánh cụt: 0.09 mình xám cánh cụt: 0.09 mình đen cánh dài. Tần số hoán vị gen là:
A. 82% B. 9% C. 18% D. 41%
Câu 5: Tiến hành lai giữa 2 loài cỏ dại có kiểu gen lần lượt là AaBb và DdEE, sau đó đa bội hóa sẽ thu được một thể dị đa bội (đa bội khác nguồn). Kiểu gen nào sau đây không phải là kiểu gen của thể đột biến được tạo ra từ phép lai này?
A. Kiểu gen AAbbddEE
B. Kiểu gen aabbddEE
C. Kiểu gen AaBbDdEE
D. Kiểu gen AABBDDEE
Câu 6: Cho cây hoa đỏ ( P) tự thụ phấn, đời F1 có tỷ lệ kiểu hình 9 cây hoa đỏ: 3 cây hoa hồng: 3 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng. Nếu lấy tất cả các cây hoa hồng ở F1 cho giao phấn ngẫu nhiên thì tỷ lệ thu được ở F2 là
A. 100% cây hoa hồng
B. 5 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng
C. 3 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng
D. 8 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng
Câu 7: Trong kỹ thuật di truyền, quy trình chuyển gen được tiến hành theo trình tự:
A. Tạo ADN tái tổ hợp => đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận => phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp
B. Tạo ADN tái tổ hợp => phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp => đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận
C. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận => phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp => Tạo ADN tái tổ hợp
D. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận => Tạo ADN tái tổ hợp => phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp
Câu 8: Phân tử nào có vị trí để ribôxôm nhận biết và gắn vào khi dịch mã?
A. tARN
B. ADN
C. mARN
D. rARN
Câu 9: Màu sắc của hoa loa kèn do gen nằm trong tế bào chất quy định trong đó hoa vàng là trội so với hoa xanh. Lấy hạt phấn của cây hoa vàng thụ phấn cho cây hoa xanh được F1.Cho F1 tự thụ phấn, tỷ lệ kiểu hình đời F2 là
A. 75% cây hoa vàng: 25% cây hoa xanh
B. 75% cây hoa xanh: 25% cây hoa vàng
C. 100% hoa xanh
D. 100% hoa vàng
Câu 10: Phương pháp do Menđen sáng tạo và áp dụng, nhờ đó phát hiện ra các định luật di truyền mang tên ông là:
A. Phương pháp lai phân tích
B. Phương pháp lai và phân tích con lai
C. Phương pháp lai kiểm chứng
D. Phương pháp xác suất thống kê.
Câu 11: Enzyme cắt được sử dụng trong kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp là:
A. Restrictaza
B. ligaza
C. amilaza
D. ADN polimeraza
Câu 12: Cách thí nghiệm của Morgan về hoán vị gen khác với cách thí nghiệm liên kết gen ở điểm chính nào
A. Đảo cặp bố mẹ ở thế hệ P
B. đảo cặp bố mẹ ở thế hệ F1
C. đảo cặp bố mẹ ở thế hệ F2
D. dùng lai phân tích
Câu 13: Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có các kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1: 2: 1?
(1) AAAa × AAAa.
(2) Aaaa × Aaaa.
(3) AAaa × AAAa.
(4) AAaa × Aaaa.
Đáp án đúng là:
A. (1), (4).
B. (2), (3).
C. (1), (2).
D. (3), (4).
Câu 14: Sau khi lai ruồi giấm thuần chủng thân xám cánh dài với thân đen cánh cụt được F1 thì Morgan đã thí nghiệm tiếp thế nào để phát hiện hoán vị gen?
A. Lai phân tích ruồi cái F1
B. Lai phân tích ruồi đực P
C. Lai phân tích ruồi đực F1
D. Lai phân tích ruồi cái P
Câu 15: Những dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng gen của nhóm liên kết
1. Đột biến mất đoạn
2. Đột biến lặp đoạn
3. Đột biến đỏa đoạn
4. Đột biến chuyển đoạn trên cùng 1 NST
Phương án đúng là:
A. 1,2 B. 2,3 C. 1,4 D. 3,4
Câu 16: Trong quần thể tự phối, thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng
A. tăng tỉ lệ thể dị hợp, giảm tỉ lệ thể đồng hợp.
B. duy trì tỉ lệ số cá thể ở trạng thái dị hợp tử.
C. phân hoá đa dạng và phong phú về kiểu gen.
D. phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
Câu 17: Nếu mã gốc có đoạn: 3’TAX ATG GGX GXT AAA 5’ thì mARN tương ứng là:
A. 5’ AUG UAX XXG XGA UUU 3’
B. 3’ ATG TAX XXG XGA TTT 5’
C. 3’ AUG UAX XXG XGA UUU 5’
D. 5’ ATG TAX XXG XGA TTT 3’
Câu 18: Khi lai hai dòng thuần chủng có có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở
A. Tất cả các thế hệ
B. Thế hệ F2
C. Thế hệ F3
D. Thế hệ F1
Câu 19: Hai gen A và B cùng nằm trên 1 nhóm liên kết cách nhau 40 cM, hai gen C và D cùng nằm trên 1 NST với tần số hoán vị gen là 30%. Ở đời con của phép lai Ab/aB CD/cd× ab/ab Cd/cd thì kiểu hình trội về tất cả tính trạng chiếm tỷ lệ.
A. 8,5%
B. 42,5%
C. 10,45%
D. 28,15%
Câu 20: Nhiễm sắc thể giới tính không có đặc điểm là
A. Có gen quy định tính trạng thuộc giới tính
B. Có gen quy định tính trạng không thuộc giới tính
C. Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng
D. Có đoạn tương đồng và đoạn không tương đồng
Câu 21: Trong các quy luật di truyền sau đây, quy luật di truyền nào phủ nhận học thuyết của Menđen
A. Di truyền ngoài nhiễm săc thể
B. Di truyền liên kết gen
C. Di truyền liên kết giới tính
D. Di truyền tương tác gen
Câu 22: Vì sao kiểu hình con lai trong trường hợp di truyền ngoài nhiễm sắc thế thường chỉ giống mẹ?
A. Vì giao tử đực của bố không còn gan ngoài NST
B. Vì giao tử cái lớn hơn giao tử đực
C. Vì hợp tử có gen trên NST của mẹ nhiều hơn
D. Vì hợp tử có gen ngoài NST của mẹ nhiều hơn
Câu 23: Cho biết giao tử đực lưỡng bội không có khả năng thụ tinh, gen A trội hoàn toàn so với gen a. ở phép lai♂ Aaa x ♀AAaa, cho tỷ lệ kiểu hình ở đời con thế nào?
A. 17:1
B. 8:1
C. 11:1
D. 5:1
Câu 24: Thành phần không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã là
A. Riboxôm
B. tARN
C. ADN
D. mARN
Câu 25: Mã di truyền có tính thoái hóa vì
A. Các loài đều có chung một bộ mã di truyền
B. Có nhiều bộ ba khác nhau cùng tham gia mã hóa cho 1 axitamin
C. Một bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axitamin
D. Có nhiều axitamin được mã hóa bởi một bộ ba
Câu 26: Gen là một đoạn ADN mang thông tin di truyền mã hóa cho một sản phẩm xác định là
A. Một phân tử protein
B. Một phân tử mARN
C. Một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN
D. Một phân tử protein hay 1 phân tử ARN
Câu 27: Quần thể có thành phần kiểu gen chưa cân bằng là:
A. 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa
B. 0.25 AA: 0.5Aa: 0,25 aa
C. 0,01 AA: 0,9Aa:0.09 aa
D. 0.36AA: 0.48Aa: 0.16 aa
Câu 28: Đơn vị cấu trúc nhỏ nhất của NST ở sinh vật nhân thực là:
A. Nucleoxôm
B. Nucleotit
C. protein
D. ADN
Câu 29: Vốn gen của quần thể là:
A. Toàn bộ các alen của tất cả các gen có trong quần thể ở 1 thời điểm xác định
B. Tất cả các gen nằm trong nhân tế bào của các cá thể trong quần thể đó
C. Tất cả các alen nằm trong quần thể không kể đến các alen đột biến
D. Kiểu gen của các quần thể.
Câu 30: Nhân tố nào dưới đây không làm mất cân bằng di truyền của quần thể
A. Giao phối ngẫu nhiên
B. chọn lọc tự nhiên
C. di- nhập gen
D. giao phối có lựa chọn.
Câu 31: Sơ đồ thể hiện vai trò và quan hệ giữa gen và tính trạng
A. Gen (ADN) =→ mARN =→ protein =→ tính trạng
B. mARN =→ Gen (ADN) =→ polipeptit =→ protein =→ tính trạng
C. Gen (ADN) =→ mARN =→ polipeptit =→ protein =→ tính trạng
D. mARN =→ Gen (ADN) =→ protein =→ tính trạng
Câu 32: Giả sử ở một quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen là dAA:hAa:raa (với d+h+r =1). Gọi p,q lần lượt là tần số của alen A, a ( p,q ≥ 0; p + q = 1). Ta có:
A. p= d + h/2; q= r + h/2
B. p = r + h/2; q= d + h/2
C. p = r + h/2; q= r + h/2
D. p = d + h/2; q = h + d/2
Câu 33: Theo mô hình Operon Lac ở E.coli, vì sao protein ức chế mất tác dụng
A. Vì protein ức chế không được tổng hợp nữa
B. Vì gen điều hòa (R) bị khóa
C. Vì protein ức chế bị phân hủy khi có lactose
D. Vì lactose làm mất cấu hình không gian của nó.
Câu 34: Ở người, bệnh phênin kêtô niệu do gen lặn trên NST thường quy định. Một quần thể người đang cân bằng di truyền có 84% số người mang gen gây bệnh. Tần số của alen a là:
A. 0,8 B. 0,6 C. 0,4 D. 0,2
Câu 35: Số nhóm gen liên kết tối đa của ruồi giấm là:
A. 12 B. 4 C. 6 D. 8
Câu 36: Có thế gọi phiên mã là quá trình tổng hợp:
A. mARN
B. rARN
C. tARN
D. ARN
Câu 37: Sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật chuyển gen?
A. Chuột nhắt có gen hormone sinh trưởng của chuột cống.
B. E.coli có ADN tái tổ hợp của chứa gen insulin của người.
C. Cây lúa có gen tổng hợp β- caroten
D. Cừu Dolly được tạo ra bằng sinh sản vô tính.
Câu 38: Nhân tố quy định giới hạn năng suất của một giống là:
A. Điều kiện khí hậu
B. Kỹ thuật nuôi trồng
C. Chế độ dinh dưỡng
D. Kiểu gen của giống
Câu 39: Do phóng xạ, một gen bị đột biến dẫn đến hậu quả làm mất axitamin thứ 10 trong chuỗi polipeptit do gen tổng hợp. Biết gen đột biến ít hơn gen bình thường 7 liên kết hidro. Đây là dạng đột biến:
A. Mất 3 cặp G-X
B. Mất 3 cặp A-T
C. Mất 1 cặp A-Tvà 2 cặp G-X
D. Mất 2 cặp A-T và 1 cặp G-X
Câu 40: Cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền độc lập khi lai nhiều cặp tính trạng là
A. Các alen tổ hợp ngẫu nhiên trong thụ tinh
B. Các cặp alen đang xét nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau
C. Các cặp alen là trội- lặn hoàn toàn
D. Số lượng cá thể đủ lớn.
Đáp án
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | C | C | D | C | C | D | A | C | C | B |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | A | B | C | A | D | D | A | D | A | C |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Đáp án | A | D | C | C | B | C | C | A | A | A |
Câu | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
Đáp án | C | A | D | B | B | D | D | D | B | B |
Hướng dẫn giải
Câu 3:
Tỷ lệ tròn:bầu dục: dài = 9:6:1
=→ có 2 gen tương tác bổ sung quy định tính trạng hình dạng quả
Quy ước gen: A-B- tròn
A-bb/ aaB- bầu dục
aabb: dài
Câu 7:
Quy trình chuyển gen là: Tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp
Câu 13:
(1) AAAa × AAAa → (AA: Aa)(AA: Aa) = 1AAAA: 2AAAa: 1 AAaa
(2) Aaaa × Aaaa → (Aa: aa)(Aa: aa) = 1 AAaa: 2Aaaa: 1aaaa
(3) AAaa × AAAa → (1AA: 4Aa: 1aa)(1AA: 1Aa) = 1AAAA: 5AAAa: 5AAaa: 1aaaa
(4) AAaa × Aaaa. → tỉ lệ tương tự của (3)
Câu 17:
ARN polimerase tổng hợp mARN theo chiều từ 5’-3’ nên mã gốc có đoạn:
3’TAX ATG GGX GXT AAA 5’ thì mARN tương ứng là 5’ AUG UAX XXG XGA UUU 3’
Câu 23:
Ở phép lai ♂ Aaa x ♀AAaa
♂ Aaa cho ra các giao tử: 1/6 A: 2/6 Aa: 1/6 aa: 2/6 a thì chỉ có giao tử A và a có khả năng thụ tinh.
♀AAaa cho ra các giao tử: 1/4 AA: 4/6 Aa: 1/6 aa
Vậy tỷ lệ KH ở đời con là: (1/6A: 2/6a)(5/6 A-: 1/6aa)= 8/18A-: 1/18 aaa
Câu 27:
Quần thể không cân bằng là quần thể C0,01 AA: 0,9Aa:0.09 aa có pA=0.7 ; qa= 0.3Nếu quần thể này cân bằng sẽ có cấu trúc p2AA: 2pqAa: q2aa= 0,49AA: 0,42Aa: 0,09aa
Câu 34:
Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền, gọi X là tần số alen a ( 0 < X < 1)
Ta có (1 -x)2AA + 2x(l-x)Aa+x2aa= 1 (1)
và 2x( 1 -x)Aa+ x2aa= 0.84 (2)
Để tìm x ta có thể giải phương trình (2) hoặc lấy phương trình (1) trừ phương trình (2)
Cách 1: giải phương (2) ta thu được x = 0.6
Cách 2: AA= 0.16 =→ Tần số alen A = 0.4 =→ Tần số alen a = 0.6