Đề kiểm tra kì 1 lớp 8 môn Sinh năm 2017 - Phòng GD Hải Lăng
Đề thi cuối học kì 1 môn Sinh lớp 8 của phòng giáo dục Hải Lăng năm học 2017 - 2018 có đáp án chi tiết. Xem ...
Đề thi cuối học kì 1 môn Sinh lớp 8 của phòng giáo dục Hải Lăng năm học 2017 - 2018 có đáp án chi tiết.
Xem thêm:
Đề thi kì 1 lớp 8 môn Sinh năm 2017 - 2018 Phòng GD Hải Lăng
Câu 1: (2.0 điểm)
a. Phân biệt vị trí và chức năng của sụn tăng trưởng và sụn đầu xương ở xương dài?
b. Vì sao xương động vật hầm (đun sôi) lâu thì bở?
Câu 2: (3.0 điểm)
a. Ở khoang miệng có những hình thức tiêu hóa nào? Hình thức tiêu hoá nào quan trọng hơn? Vì sao?
b. Với một khẩu phần ăn đầy đủ sau khi kết thúc quá trình tiêu hóa ở ruột non có những chất dinh dưỡng nào?
Câu 3: (1.5 điểm)
Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở người?
Câu 4: (3.5 điểm)
a. Nêu cấu tạo phù hợp với chức năng của hồng cầu?
b.Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới tế bào có màu đỏ tươi?
c. Người chồng có nhóm máu A, người vợ có nhóm máu B. Huyết tương của một bệnh nhân nhận máu từ cặp vợ chồng trên làm ngưng kết máu người chồng mà không làm ngưng kết máu người vợ. Hỏi bệnh nhân có nhóm máu gì? Giải thích?
Đáp án Đề thi kì 1 lớp 8 môn Sinh năm 2017 - 2018 Phòng GD Hải Lăng
Câu 1 (2.0 điểm) |
a. Phân biệt vị trí và chức năng của sụn tăng trưởng và sụn đầu xương ở xương dài: - Sụn tăng trưởng: nằm ngăn cách giữa hai đầu xương và thân xương, có chức năng giúp xương dài ra. - Sụn đầu xương: bọc ở hai đầu xương, có chức năng giúp làm giảm ma sát trong khớp xương. b. Xương động vật hầm (đun sôi) lâu thì bở, vì: - Xương có 2 thành phần hoá học là chất hữu cơ (chất cốt giao) và chất vô cơ (chất khoáng). Sự kết hợp của hai thành phần này giúp xương có tính mềm dẻo và bền chắc. - Khi hầm xương lâu, chất cốt giao bị phân huỷ nên nước hầm xương sánh, ngọt. Phần còn lại của xương là chất vô cơ không được liên kết bởi cốt giao nên xương trở nên bở. |
0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ |
Câu 2: (3.0 điểm) |
a. Ở khoang miệng có những hình thức tiêu hóa nào? Hình thức tiêu hoá nào quan trọng hơn? Vì sao? * Ở khoang miệng có 2 hình thức tiêu hoá là tiêu hoá lí học và tiêu hoá hoá học. * Hình thức tiêu hoá quan trọng hơn là tiêu hoá lí học. * Giải thích: - Khoang miệng là bộ phận đầu tiên tiếp nhận thức ăn, mà thức ăn đưa vào ở dạng thô, to, cứng nên trước tiên cần phải được làm mềm, làm nhuyễn. Đồng thời khoang miệng có cấu tạo với răng, lưỡi, cơ và tuyến nước bọt đã thực hiện động tác nhai, nghiền, đảo, trộn và thấm để thức ăn trở thành dạng viên mềm nhuyễn. - Mặt khác, ở khoang miệng chỉ có truyến nước bọt với 1 enzim là amilaza tiêu hoá được 1 phần của thức ăn tinh bột chín thành dạng đường đôi tương đối đơn giản hơn nên tiêu hoá hoá học chỉ là yếu tố phụ. b. Với một khẩu phần ăn đầy đủ sau khi kết thúc quá trình tiêu hóa ở ruột non có những chất dinh dưỡng sau: + Glycêrin và axit béo, axit amin, glucôzơ, Nucleotit + Vitamin, nước, muối khoáng
|
0.25 đ 0.5 đ 0,75 đ 0.5 đ 1.0 đ |
Câu 3: (1.5 điểm)
|
Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở người: Quá trình hô hấp ở người gồm 3 quá trình: - Sự thở: nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của cơ hoành và cơ liên sườn mà ta thực hiện được động tác hít vào và thở ra, giúp không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới. - Sự trao đổi khí ở phổi: là sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí phế nang. - Sự trao đổi khí ở tế bào: là sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào của CO2 từ tế bào vào máu. |
0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ |
Câu 4: (3.5 điểm) |
a. Cấu tạo phù hợp với chức năng của hồng cầu: - Chức năng của hông cầu: Vận chuyển khí O2 và CO2 - Để thực hiện chức năng đó, hồng cầu có cấu tạo như sau: + Hình đĩa, lõm 2 mặt: tăng diện tích tiếp xúc với O2 và CO2. + Không nhân: ít tiêu tốn năng lượng, dễ lưu thông trong các mạch máu hẹp. + Chứa Hb có khả năng kết hợp lỏng lẽo với CO2 và CO2 b. Máu từ phổi về tim rồi tới tế bào có màu đỏ tươi, vì: - Khi máu theo động mạch phổi đến phổi sẽ diễn ra trao đổi khí và máu sẽ được nhận O2 từ phổi. - Trong hồng cầu của máu có Hb có đặc tính khi kết hợp với O2 sẽ có màu đỏ tươi. - Hb sẽ vận chuyển O2 trở về tim và đưa đến cung cấp cho các tế bào. c. Bệnh nhân có nhóm máu gì? Giải thích? - Bệnh nhân có nhóm máu B. - Giải thích: + Huyết tương của bệnh nhân làm ngưng kết máu người chồng. Mà người chồng có nhóm máu A nên trong hồng cầu có KNA. Do vậy huyết tương bệnh nhân sẽ có KTα + Huyết tương của bệnh nhân không làm ngưng kết máu người vợ. Mà người vợ có nhóm máu B nên trong hồng cầu có KNB. Do vậy huyết tương bệnh nhân sẽ không có KTβ --> huyết tương của máu bệnh nhân có KTα mà không có KTβ Nên bệnhnhân có nhóm máu B |
0.25 đ 0.75 đ 1.0 đ 0.5 đ 1.0 đ |
Theo
TTHN