Đề kiểm tra học kỳ I- Sinh 9 – Đề số 4(có lời giải chi tiết)
Khi cho 2 cây đậu Hà Lan giao phấn với nhau kết quả thu được 59 cây có vỏ hạt trơn và 61 cây có vỏ hạt nhăn. Biết ràng vỏ hạt trơn là trội hoàn toàn so với hạt nhăn. Hãy xác định kiểu gen của P và viết sơ đồ lai. ...
Khi cho 2 cây đậu Hà Lan giao phấn với nhau kết quả thu được 59 cây có vỏ hạt trơn và 61 cây có vỏ hạt nhăn. Biết ràng vỏ hạt trơn là trội hoàn toàn so với hạt nhăn. Hãy xác định kiểu gen của P và viết sơ đồ lai.
- Đề kiểm tra học kỳ I- Sinh 9 – Đề số 3(có lời giải chi tiết)
- Đề kiểm tra học kỳ I- Sinh 9 – Đề số 2(có lời giải chi tiết)
- Đề kiểm tra học kỳ I- Sinh 9 – Đề số 1(có lời giải chi tiết)
Xem thêm: Tổng hợp đề kiểm tra Học kỳ - HK I - có lời giải chi tiết
I. Trắc nghiệm: (5 điểm)
Câu 1 . Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh và tật di truyền là gì ?
A. Do quá trình trao đổi chất nội bào bị rối loạn.
B. Do môi trường bị ô nhiễm.
C. Do các tác nhân vật lí, hoá học tác dộng vào quá trình plìân bào.
D. Cả A, B và C đều đúng.
2. Ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh là gì ?
A. Biết dược tính trạng nào đó phụ thuộc hay không phụ thuộc vào kiểu gen để tạo điều kiện cho việc phát triển tính cách của trẻ được nghiên cứu.
B. biết được tiềm năng của trẻ để định hướng về học tập và lao động.
C. Biết được vai trò của kiểu gen và môi trường đối với sự hình thành tính trạng.
D. Cả A, B và C đều đúng.
3. Cơ chế nào dẫn đến phát sinh thể đa bội?
A. Thoi vô sắc không hình thành nên toàn bộ các cặp NST không phân li
B. Bộ NST không phân li trong quá trình phân bào
C. Các điều kiện ngoại cảnh thay đổi đột ngột
D. Câu A và B đúng
4. Trong kết quả thí nghiệm của Menđen, nếu F1 đồng tính thì các cơ thể đem lai sẽ như thế nào?
A. Một cơ thể đồng hợp tử gen trội và một cơ thể đồng hợp tử gen lặn
B. Cả hai cơ thể đều đồng hợp tử gen trội hoặc đồng hợp tử gen lặn
C. Một cơ thể đồng hợp tử, một cơ thổ dị hợp tử
D. Câu A và B đúng
5. Nhận biết một cá thể đồng hợp từ hay dị hợp từ về tính trạng đang xét, ta sử dụng phép lai nào sau đây?
A. Giao phấn B. Lai phân tích
C. tạp giao D. Câu A và C
6. Ở cà chua tính trạng qua đỏ (A) trội so với quả vàng (a). Khi lai phân tích thu được toàn quà đỏ. Cơ thể mang kiểu hình trội sẽ có kiểu gen là:
A. Aa (quả đỏ) B. AA (quả đỏ)
C. aa (quả vàng) D. Câu A và B
Câu 2 . Hãy sắp xếp các thông tin ở cột a với cột b sao cho phù hợp và ghi kết quả vào cột kết quà ironí» bang sau:
Các kì (A) |
Những diễn biến cơ bản của NST (B) |
Kết quả (C) |
1. Kì đầu |
A. Các NST đơn dãn xoắn dài ra ở dạng mành dần thành chất nhiễm sắc |
1……. |
2. Kì giữa |
B. Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào |
2………… |
3. Kì sau |
C. Các NST kép, đóng xoắn cực đại, xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào |
3…………. |
4. Kì cuối |
D. Các NST kép bẳt đầu đóng xoắn, co ngắn, có hình thái rõ rệt và đính vào các sợi tơ của thoi phân bào |
4…………… |
II. Tự luận: (5 điểm)
Câu 1 . Khi cho 2 cây đậu Hà Lan giao phấn với nhau kết quả thu được 59 cây có vỏ hạt trơn và 61 cây có vỏ hạt nhăn. Biết ràng vỏ hạt trơn là trội hoàn toàn so với hạt nhăn.
Hãy xác định kiểu gen của P và viết sơ đồ lai.
Câu 2. Có 2 tế bào dinh dưỡng nguyên phân 2 lần liên tiếp:
A. Sau nguyên phân tạo ra mấy tế bào con?
B. Tính số NST trong các tế bào con biết rằng bộ NST lưỡng bội của loài 2n = 24.
C. 1 tế bào sinh dục đang ở kì sau của giảm phân II có bao nhiêu NST đơn ?
Câu 3 Thường biển là gì? Phân biệt thường biến với đột biển.
HƯỚNG DẪN GIẢI
I. Trắc nghiệm: (5 điểm)
Câu 1.
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
D |
C |
A |
D |
B |
B |
Câu 2 .
1 |
2 |
3 |
4 |
D |
C |
B |
A |
II. Tự luận: (5 điểm)
Câu 1 .
- Quy ước: gen A: trơn gen a: nhăn
- Xét tỉ lệ phân tính ở F1: trơn/nhăn = ({{59} over {61}} approx 1:1)
- Đây là kết quả của phép lai phân tích, do đó P có 1 cây mang tính trạng trội dị hợp tử là: Aa. Cây p còn lại mang tính trạng lặn có kiểu gen: aa.
- Sơ đồ lai:
P: Aa (trơn) × aa (nhăn)
G: A,a a
F1: Kiểu gen: laa: 1 aa
Kiểu hình: 1 trơn : 1 nhăn
Câu 2 .
a. Sau nguyên phân tạo ra số tế bào con là: 22 = 4 tế bào con.
b. Số lượngNST trong các tế bào con là: 22 × 2n = 4 x 24 = 96 NST
c. 1 tế bào sinh dục đang ở kì sau của giảm phân II có bao nhiêu NST đơn?
Ở giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi có 1 lần ở kì trung gian trước lần phân bào I nên bộ NST sẽ là 2n kép (tức là 24 NST kép). Ở kì sau của giảm phân II: từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào do đó bộ NST lúc này là n NST đơn, tức là 24 NST đơn.
Vậy ở kì sau giảm phân II, bộ NST là 24 NST đơn.
Câu 3 .
- thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hường trực tiếp của môi trường.
- phân biệt đột biến với thường biến:
Thường biến |
Đột biến |
- Là những biên đổi kiểu hình. - Phát sinh trong dời sống cá thể - Phát sinh đồng loạt theo cùng một hướng. - Không di truyền cho thế hệ sau - Có lợi cho sinh vật, giúp sinh vật thích nghi với điều kiện sổng. - Không có giá trị trong chọn giống và tiến hoá |
- Là những biến đổi trong cơ sở vật chất của tính di truyền (NST, ADN). - Phát sinh do điều kiện bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. - Phát sinh riêng lẻ, không định hướng. - Di truyền được cho the hệ sau - Thường có hại cho sinh vật - Có giá trị trong chọn giống và tiến hoá. |