Đề kiểm tra học kì II môn Hóa lớp 12 năm học 2010 - 2011 (Sở GD và ĐT Đà Nẵng)
Đề kiểm tra học kì II môn Hóa lớp 12 năm học 2010 - 2011 (Sở GD và ĐT Đà Nẵng) Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 Để chuẩn bị cho kỳ thi hết học kỳ II, Vndoc.com xin ...
Đề kiểm tra học kì II môn Hóa lớp 12 năm học 2010 - 2011 (Sở GD và ĐT Đà Nẵng)
Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12
Để chuẩn bị cho kỳ thi hết học kỳ II, Vndoc.com xin giới thiệu đến các bạn: , đây là tài liệu học tập hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, mời các bạn tham khảo.
Bài tập về phản ứng oxi hóa - khử
Lý thuyết và bài tập Hóa học đại cương
Các dạng bài tập về phản ứng thủy phân este
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2010 - 2011 Môn: HÓA - LỚP: 12 |
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH (20 câu, 6,0 điểm)
Câu 1: Phản ứng nào sau đây đúng?
A. 2Cr + 6HCl -> 2CrCl3 + 3H2
B. 4Cr + 3O2 -> 2Cr2O3
C. Cr + Cl2 -> CrCl2
D. Cr + MgCl2 -> CrCl2 + Mg
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Người ta có thể dùng thùng bằng nhôm để chuyên chở dung dịch HNO3 đặc nguội.
B. Bột nhôm bị bốc cháy khi tiếp xúc với khí Cl2.
C. Nhôm tan được trong dung dịch axit và dung dịch bazơ mạnh.
D. Vật dụng bằng nhôm bị gỉ nếu để lâu trong không khí.
Câu 3: Dãy các chất đều tác dụng với CrO3 trong điều kiện thích hợp là
A. S, P, C, C2H5OH. B. S, C, CO2. C. S, P, C, KMnO4. D. P, S, MgO.
Câu 4: Cho 1,68 gam hỗn hợp Cr và Cu vào dung dịch HCl loãng, nóng, dư thu được 448 mL khí (đktc). Lượng Cu có trong hỗn hợp là
A. 0,99 gam. B. 0,64 gam. C. 0,84 gam. D. 1,04 gam.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tính chất hóa học của nhôm và crom?
A. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 đặc nguội.
B. Nhôm có tính khử mạnh hơn crom.
C. Nhôm và crom đều tan trong dung dịch NaOH loãng.
D. Nhôm và crom đều tan trong dung dịch HCl.
Câu 6: Dung dịch CuSO4 phản ứng được với
A. Ag. B. Mg(OH)2. C. BaCl2. D. Fe(NO3)3.
Câu 7: Công thức hóa học của kali cromat là
A. K2CrO4. B. KCrO2. C. K2Cr2O7. D. K[Cr(OH)4].
Câu 8: Cho các chất Cu, Al, HCl, CO. Nhóm các chất đều khử được Fe2O3 khi có điều kiện thích hợp là
A. Cu, Al, HCl, CO. B. Al, CO. C. CO, HCl. D. Al, HCl, CO.
Câu 9: Cho từ từ 200 ml dung dịch NaOH 1,8M vào 100 ml dung dịch AlCl3 1M. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 3,9 gam. B. 0,00 gam. C. 3,12 gam. D. 7,8 gam.
Câu 10: Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch
A. BaCl2. B. NaHCO3. C. Fe2(SO4)3. D. KNO3.
Câu 11: Cho các kim loại Cu, Fe, Ag và các dung dịch HCl, CuSO4, FeCl2, FeCl3. Số cặp chất có phản ứng với nhau là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 12: Hematit là một trong những quặng quan trọng của sắt. Thành phần chính của quặng là
A. Fe3O4. B. Fe2O3. C. FeCO3. D. FeO.
Câu 13: Trong các chất sau đây, chất nào không có tính lưỡng tính?
A. Al2O3 B. AlCl3 C. Al(OH)3 D. ZnO
Câu 14: Thí nghiệm nào sau đây thu được kết tủa khi phản ứng kết thúc?
A. Nhỏ dung dịch NaOH từ từ đến dư vào dung dịch AlCl3.
B. Nhỏ dung dịch HCl từ từ đến dư vào dung dịch Na[Al(OH)4] (hay NaAlO2).
C. Nhỏ dung dịch NH3 từ từ đến dư vào dung dịch Al(NO3)3.
D. Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 từ từ đến dư vào dung dịch Zn(NO3)2.
Câu 15: Dung dịch của chất nào sau đây không hòa tan được Al?
A. Ba(OH)2 B. NaHSO4 C. H2SO4 loãng D. NH3
Câu 16: Hòa tan m gam Cu vào 200 ml dung dịch FeCl3, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được (m -7,68) gam chất rắn không tan. CM của dung dịch FeCl3 ban đầu là
A. 0,6M. B. 0,3 M. C. 0,9 M. D. 1,2 M.
Câu 17: Hòa tan một đinh thép có khối lượng 1 gam chứa 98 % Fe, 1%C, 1%Cu trong dung dịch HCl dư (không tiếp xúc với không khí). Thể tích H2 sinh ra ở đktc là
A. 2,1952 lít. B. 0,784 lít. C. 3,92 lít. D. 0,392 lít.
Câu 18: Điện phân nóng chảy Al2O3 với dòng điện có cường độ 9,65 A trong thời gian 3000 giây. Hiệu suất của quá trình điện phân là 80%. Khối lượng Al thu được là
A. 2,16 gam. B. 3,24 gam. C. 6,48 gam. D. 2,7 gam.
Câu 19: Đốt cháy bột crom trong oxi dư thu được 2,28 gam một oxit duy nhất. Khối lượng crom bị đốt cháy là
A. 1,56 gam. B. 0,78 gam. C. 1,74 gam. D. 1,19 gam.
Câu 20: Cấu hình của nguyên tử hoặc ion nào sau đây được viết đúng?
A. Cu: (Z= 29)[Ar]3d104s1 B. Cr: ( Z= 24) [Ar]3d44s2
C. Fe3+: [Ar]3d34s2 D. Fe (Z=26): [Ar]3d8
II. PHẦN RIÊNG (10 câu, 4,0 điểm)
Học sinh chọn một trong hai chương trình (chương trình chuẩn hoặc chương trình nâng cao)
1. Chương trình chuẩn
Câu 21: Hòa tan hoàn toàn 2 gam hỗn hợp Fe và Mg trong dung dịch HCl thu được 1,12 lít H2 (đkc) duy nhất. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 5,55. B. 5,65. C. 5,75. D. 5,45.
Câu 22: Hòa tan 5,4 gam Al trong dung dịch HNO3 loãng, dư thấy thoát ra V lit khí N2 (sản phẩm khử duy nhất) ở đktc. Giá trị của V là
A. 1,68. B. 1,344. C. 2,668. D. 0,448.
Câu 23: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ
A. có kết tủa trắng. B. có bọt khí thoát ra.
C. không có hiện tượng gì. D. có kết tủa trắng và bọt khí.
Câu 24: Khử hoàn toàn 5,8 gam Fe3O4 bằng khí CO dư ở nhiệt độ cao, khí sinh ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 15. B. 5. C. 2,5. D. 10.
Câu 25: Trong một cốc nước có chứa các ion Ca2+, HCO3-, Cl-. Nước trong cốc là
A. nước cứng có tính cứng tạm thời.
B. nước cứng có tính cứng vĩnh cửu.
C. nước cứng có tính cứng toàn phần.
D. nước mềm.
Câu 26: Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây đồng nối với một đoạn dây thép. Hiện tượng nào sau đây xảy ra ở chỗ nối hai đoạn dây khi để lâu ngày?
A. Đồng bị ăn mòn trước.
B. Sắt bị ăn mòn trước.
C. Sắt và đồng đều không bị ăn mòn.
D. Sắt và đồng bị ăn mòn đồng thời.
Câu 27: Kim loại không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là
A. Sr. B. Mg. C. Be. D. Ca.
Câu 28: Kim loại kiềm thổ (nhóm IIA) được điều chế trong công nghiệp theo phương pháp
A. điện phân nóng chảy. B. nhiệt luyện.
C. thủy luyện. D. điện phân dung dịch.
Câu 29: Cho sơ đồ chuyển hóa:
Al2O3 -> X ddNH3 -> Y NaOH -> muối Z. Tên của Z là
A. nhôm nitrat. B. natri aluminat. C. nhôm clorua. D. natri aluminic.
Câu 30: Kim loại Cr bị oxi hóa bởi chất nào sau đây tạo ra hợp chất Cr(II)?
A. Cl2 B. O2 C. S D. H2SO4 loãng