14/01/2018, 18:21

Đề kiểm tra học kì I lớp 8 môn Vật lý - Đề 2

Đề kiểm tra học kì I lớp 8 môn Vật lý - Đề 2 Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8 ĐỀ KIỂM TRA MÔN VẬT LÝ HỌC KỲ I LỚP 8 gồm ma trận và đề kiểm tra môn Vật lí lớp 8, đây là tài liệu tham khảo được VnDoc ...

Đề kiểm tra học kì I lớp 8 môn Vật lý - Đề 2

ĐỀ KIỂM TRA MÔN VẬT LÝ HỌC KỲ I LỚP 8

gồm ma trận và đề kiểm tra môn Vật lí lớp 8, đây là tài liệu tham khảo được VnDoc sưu tầm và giới thiệu dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức, ôn thi học kì I hiệu quả.

Đề kiểm tra học kì I lớp 8 môn Lịch sử - Đề 2

Đề kiểm tra học kì I lớp 8 môn Hóa học - Đề 1

Đề kiểm tra học kì I lớp 8 môn Hóa học - THCS Phan Chu Trinh, Khánh Hòa

Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 trường THCS Thành Long, Châu Thành năm 2016 - 2017

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 phòng GD&ĐT Nam Trực, Nam Định năm 2015 - 2016

Đề số 2 (Thời gian làm bài: 45 phút) 

I. Hãy chọn phương án đúng

Câu1. Một ô tô chở khách chạy trên đường, người phụ lái đi soát vé của hành khách trên xe. Nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì trường hợp nào dưới đây đúng?

A. Người phụ lái đứng yên
B. Ô tô đứng yên
C. Cột đèn bên đường đứng yên
D. Mặt đường đứng yên

Câu 2. Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây thì vật làm mốc là vật nào dưới đây?

A. Mặt Trời                    B. Một ngôi sao

C. Mặt Trăng                D. Trái Đất

Câu 3. Một người đang lái ca nô chạy ngược dòng sông. Người lái ca nô đứng yên so với vật nào dưới đây?

A. Bờ sông
B. Dòng nước
C. Chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước
D. Ca nô

Câu 4. Tốc độ 36 km/h bằng giá trị nào dưới đây?

A. 36 m/s                         B. 36 000 m/s                      C. 10 m/s              B. 100 m/s

Câu 5. Tốc độ nào sau đây không phải là tốc độ trung bình?

A. Tốc độ của ô tô chạy từ Hà nội đến Hải phòng.
B. Tốc độ của đoàn tàu từ lúc khởi hành tới khi ra khỏi sân ga.
C. Tốc độ do tốc kế của ô tô đua chỉ khi ô tô vừa chạm đích.
D. Tốc độ của viên đá từ lúc bắt đầu rơi đến khi chạm đất.

Câu 6. Khi có các lực không cân bằng tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng đều thì chuyển động của vật sẽ như thế nào?

A. Không thay đổi
B. Chỉ có thể tăng dần
C. Chỉ có thể giảm dần
D. Có thể tăng dần, hoặc giảm dần

Câu 7. Câu nào dưới đây viết về hai lực tác dụng lên hai vật A và B vẽ ở hình 1 là đúng

A. Hai lực này là hai lực cân bằng.
B. Hai lực này cùng phương, ngược chiều, có cường độ bằng nhau.
C. Hai lực này khác phương, cùng chiều, có cường độ bằng nhau.
D. Hai lực này cùng phương, cùng chiều, có cường độ bằng nhau.

Câu 8. Lực ma sát nghỉ xuất hiện trong trường hợp nào dưới đây?

A. Bánh xe ô tô trượt trên mặt đường khi ô tô phanh gấp.
B. Hòm đồ bị kéo lê trên mặt sàn.
C. Các bao tải hàng đặt trên băng tải nghiêng, đang cùng chuyển động với băng tải trong dây chuyền sản xuất.
D. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.

Câu 9. Vì sao hành khách ngồi trên ô tô đang chạy bỗng thấy mình bị bổ nhào về phía trước?

A. Vì xe đột ngột tăng vận tốc
B. Vì xe đột ngột rẽ sang phải
C. Vì xe đột ngột giảm vận tốc
D. Vì xe đột ngột rẽ sang trái

Câu 10. Áp suất của người tác dụng lên mặt sàn lớn nhất trong trường hợp nào dưới đây?

A. Người đứng co một chân.
B. Người đứng cả hai chân.
C. Người ngồi cả hai chân.
D. Người đứng co một chân trên một tấm ván rộng đặt trên mặt sàn.

Câu 11. Cách làm thay đổi áp suất nào sau đây là không đúng?

A. Tăng áp suất bằng cách tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.
B. Tăng áp suất bằng cách giảm áp lực và tăng diện tích bị ép.
C. Giảm áp suất bằng cách giảm áp lực và giữ nguyên diện tích bị ép.
D. Giảm áp suất bằng cách tăng diện tích bị ép.

Câu 12. Khi lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật có độ lớn bằng trọng lượng của vật (Fa= P) thì vật có thể ở trong trạng thái nào dưới đây?

A. Vật chỉ có thể lơ lửng trong chất lỏng.
B. Vật chỉ có thể nổi trên mặt chất lỏng.
C. Vật chìm xuống và nằm yên ở đáy bình đựng chất lỏng.
D. Vật có thể lơ lửng trong chất lỏng hoặc nổi trên mặt chất lỏng.

0