Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lý 10 năm 2014 - 2015 trường THPT Cần Thạnh
Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lý 10 năm 2014 - 2015 trường THPT Cần Thạnh Đề kiểm tra học kì 2 Vật lý 10 là đề thi học kì môn Vật lý dành cho các bạn học sinh lớp 10 tham khảo, nghiên cứu và học tập chuẩn ...
Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lý 10 năm 2014 - 2015 trường THPT Cần Thạnh
là đề thi học kì môn Vật lý dành cho các bạn học sinh lớp 10 tham khảo, nghiên cứu và học tập chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 2 môn Vật lý được tốt nhất. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu. Chúc các bạn học tập tốt và đạt điểm cao trong các kì thi sắp tới.
Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lý
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH |
ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG HK II NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: Vật lí Khối: 10 Ban: Cơ bản chuẩn Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) |
I- Lý thuyết (5 điểm)
Câu 1. (1 điểm)
Phát biểu, viết biểu thức định luật bảo toàn động lượng.
Câu 2. (1 điểm)
Nêu ý nghĩa của công âm? Ví dụ về một lực sinh công dương và một lực sinh công âm?
Câu 3. (1,25 điểm)
Định nghĩa, công thức, đơn vị động năng? Nếu vận tốc của một vật tăng lên 3 lần thì dộng năng tăng hay giảm bao nhiêu lần?
Câu 4. (0,75 điểm)
Một vật rơi tự do thì trong quá trình rơi động năng, thế năng và cơ năng của vật thay đổi như thế nào?
Câu 5. (1điểm)
Làm thế nào để giảm thiểu được sự ảnh hưởng của việc sử dụng động cơ phản lực đến biến đổi khí hậu?
II- Bài tập (5 điểm)
Câu 6. (1,5 điểm)
Một vật nhẹ trượt đều trên sàn nhà dưới tác dụng của lực kéo không đổi 2N hợp với phương ngang một góc 60o trong 10 giây vật trượt được một đoạn đường 50cm.Tính công và công suất của lực kéo đó.
Câu 7. (1 điểm)
Tính thế năng của một vật nặng 750 g ở độ cao 8m so với mặt đất, lấy g = 10m/s2
Câu 8. (1,5 điểm)
Một vật nặng 250g đang rơi tự do với gia tốc g = 10m/s2, ở độ cao h vận tốc của vật là 5m/s thì động năng bằng thế năng. Tính:
a) Cơ năng của vật tại độ cao h.
b) Độ cao ban đầu vật rơi. Giả thiết vật rơi không vận tốc đầu.
Câu 9. (1 điểm)
Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh (điểm A) của mặt phẳng nghiêng dài l =10 m hợp với mặt phẳng ngang một góc α=30o, đến cuối mặt phẳng nghiêng (điểm B) vật tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang. Tính vận tốc của vật khi đến cuối mặt phẳng nghiêng. Cho biết hệ số ma sát giữa vật với mặt phẳng nghiêng μ = 0,433. Lấy g =10m/s2
Đáp án đề kiểm tra Vật lý 10
Câu 1: Phát biểu, viết công thức đúng ( 0,5 + 0,5 điểm)
Câu 2:
Ý nghĩa công âm là cản trở sự chuyển động của vật (0,5 điểm)
Vd: Fmst sinh công âm. Fđh sinh công dương (học sinh lấy ví dụ khác đúng vẫn tính điểm) ( 2 x 0,25 điểm)
Câu 3:
Định nghĩa (0,5 điểm(
Công thức, đơn vị, động năng tăng lên 9 lần (3x0,25 điểm)
Câu 4: Động năng tăng,thế năng giảm, cơ năng bảo toàn (3 x 0,25 điểm)
Câu 5:
- Nâng cao hiệu suất động cơ ( 0,5 điểm)
- Nghiên cứu và sử dụng nhiên liệu sạch (0,5 điểm)
Câu 6:
Công thức A = Fscosα (0,25 điểm) → Thay số tính đúng A = 0,5J (0,5 điểm) → P = A/t (0,5 điểm) → Thay số tính đúng P = 0,05W (0,5 điểm)
Câu 7: Wt = mgz =...= 60J (1 điểm)
Câu 8:
a, Cơ năng tại h: W = Wt + Wd = 2Wd (theo bài ra Wt = Wd). (0,25 điểm)
W = mv2 = 6,25J (0,75 điểm)
b) Vì vật rơi tự do nên cơ năng bảo toàn, nên W = Wtmax =mg.zmax => zmax = 2,5m (2x0,25 điểm)
Câu 9:
Cách 1. Áp đụng định luật bào toàn và chuyển hóa năng lượng ta có. AFmst = ΔW = WB - WA (chọn gốc thế năng tại điểm B.
zA = lsinα , zB = 0)