Đề kiểm tra học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm học 2015 – 2016
Dưới đây là Đề kiểm tra học kì 2 môn Sinh Học lớp 9 mới nhất 2016. Đề thi có đáp án chi tiết bám sát chương trình học giúp các em ôn lại kiến thức trong năm. Xem thêm: Tham khảo đề thi học kì 2 môn Văn lớp 9 – Tiền Giang năm 2016 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 MÔN: Sinh Học – ...
Dưới đây là Đề kiểm tra học kì 2 môn Sinh Học lớp 9 mới nhất 2016. Đề thi có đáp án chi tiết bám sát chương trình học giúp các em ôn lại kiến thức trong năm.
Xem thêm: Tham khảo đề thi học kì 2 môn Văn lớp 9 – Tiền Giang năm 2016
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
MÔN: Sinh Học – LỚP 9
Thời gian làm vài 45 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 5 ĐIỂM
Câu 1: Để góp phần bảo vệ môi trường tự hiên, cần xóa bỏ hành vi nào sau đây?
A. Chăm sóc và bảo vệ cây trồng
B. Xử lí rác thải và không ném rác bữa bãi ra môi trường
C. Vận động những người xung quanh giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên
D. Du canh, du cư
Câu 2: Tác động của con người tới môi trường tự nhiên từ đó gây ra nhiều hậu quả xấu là:
A. Khai thác khoáng sản
B. Săn bắt động vật hoang dã
C. Phá hủy thảm thực vật, đốt rừng lấy đất trồng trọt
D. Chăn nuôi gia súc
Câu 3: Biện pháp nào sau đây được sử dụng trong nông nghiệp có tác dụng giảm thiểu ô nhiễm môi trường?
A. Bón phân hữu cơ
B. Dùng thiên địch
C. Dùng thuốc bảo vệ thực vật vừa phải
D. Bón phân vi sinh
Phương án đúng là:
A.2, 4 B. 1, 2, 4 C. 2, 3, 4 D. 1, 3, 4
Câu 4: Nguồn gốc tạo ra các tác nhân sinh học gây ô nhiễm môi trường sống là do:
A. Khí thải do đốt cháy nhiên liệu
B. Các chất thải từ sinh vật như: phân, xác chết động vật … bị phân hủy
C. Các vụ thử vũ khí hạt nhân
D. Các chất thải rắn: bao bì nhựa, cao su …
Câu 5: Nếu không sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên thì điều gì sẽ xảy ra?
A. Làm ô nhiễm môi trường sống
B. Làm suy thoái môi trường
C. Làm cạn kiệt nguồn tài nguyên
D. Làm cho con cái mai sau không có nơi sống
Câu 6. Cho các sinh vật: Trăn, cỏ, châu chấu, gà rừng và vi khuẩn. Có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào sau đây?
A. Cỏ ⇒ châu chấu ⇒ trăn ⇒ gà ⇒ vi khuẩn
B. Cỏ ⇒ trăn ⇒ châu chấu ⇒ vi khuẩn ⇒ gà
C. Cỏ ⇒ châu chấu ⇒ gà ⇒ trăn ⇒ vi khuẩn
D. Cỏ ⇒ châu chấu ⇒ vi khuẩn ⇒ gà ⇒ trăn
Câu 7: Tài nguyên nào sau đây không thuộc tài nguyên thiên nhiên?
A. Tài nguyên rừng B. Tài nguyên đất
C. Tài nguyên sinh vật D. Tài nguyên trí tuệ con người
Câu 8: Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,60C và 420C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,60C đến 420C được gọi là:
A. Giới hạn sinh thái B. Khoảng thuận lợi
C. Khoảng chống chịu D. Khoảng gây chết
Câu 9: Cho các sinh vật sau: gà (1), cỏ (2), hổ (3), cáo (4), vi khuẩn (5). Chỗi thức ăn nào từ các sinh vật này là đúng?
A. 1 ⇒ 2 ⇒ 3 ⇒ 4 ⇒ 5
B. 2 ⇒ 1 ⇒ 3 ⇒ 4 ⇒ 5
C. 2 ⇒ 1 ⇒ 4 ⇒ 3 ⇒ 5
D. 5 ⇒ 2 ⇒ 1 ⇒ 4 ⇒ 3
Câu 10: Một trong những nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên và xuất hiện nhiều thiên tai là do:
A. Nồng độ CO2 trong bầu khí quyển tăng
B. Nguồn sống trong hệ sinh thái ngày càng cạn kiệt
C. Lượng nước trong khí quyển ngày càng khan hiếm
D. Lượng khí ôxi trong khí quyển ngày càng ít đi
II. PHẦN TỰ LUẬN: 5 ĐIỂM
Câu 1: (2 điểm)
a. Hãy phân biệt tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh? Cho ví dụ?
b. Vì sao phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên?
Câu 2: ( 1,5 điểm)
Giả sử có các quần thể sinh vật sau: Dê, chim ăn sâu, hổ, vi sinh vật, thỏ, cỏ, mèo rừng, sâu hại thực vật.
a. Xây dựng 4 chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên.
b. Nếu các loaid sinh vật trên là một quần xã, hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên và xác định mắc xích chung ( trừ cỏ và vi sinh vật).
Câu 3: (1,5 điểm)
a. Tại sao nói nước ta là nước có hệ sinh thái nông nghiệp phong phú?
b. Cần phải làm gì để bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái đó?
Xem thêm: Đề kiểm tra học kì 2 môn Địa lớp 9 năm học 2015 – 2016 – có đáp án
——————HẾT—————-