06/05/2018, 17:44

Đề kiểm tra học kì 1 Vật Lí 10

(Thời gian làm bài : 45 phút) Câu 1: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào vật chuyển động có thể coi là chất điểm? A. Chiếc ô tô tải đi qua một cái cầu. B. Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt ...

(Thời gian làm bài : 45 phút)

Câu 1: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào vật chuyển động có thể coi là chất điểm?

    A. Chiếc ô tô tải đi qua một cái cầu.

    B. Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời.

    C. Chiếc máy bay đang chuyển động trên một đoạn đường băng.

    D. Một con sâu bò từ đầu đến cuối một chiếc lá.

Câu 2: Chuyển động của một vật là sự thay đổi

    A. vị trí của vật đó so với vật làm mốc theo thời gian.

    B. vị trí của vật đó so với một vật khác

    C. khoảng cách của vật đó so với vật

    D. vị trí của vật đó theo thời gian.

Câu 3: Trong các vật dưới đây vật có thể chuyển động thẳng đều là:

    A. Quả táo chín rơi từ cành cây cao xuống đất.

    B. Xe đạp đi trên đoạn đường nằm ngang.

    C. Pít-tông chạy đi, chạy lại trong xilang.

    D. Hòn đá nhỏ được ném thẳng đứng lên cao.

Câu 4: Tìm câu sai.

    A. Vận tốc tức thời của vật chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm dần theo thời gian.

    B. Gia tốc của vật chuyển động thẳng biến đổi đều luôn có độ lớn không đổi.

    C. Gia tốc của vật chuyển động thẳng biến đổi đều luôn cùng phương, chiều với vận tốc.

    D. Quãng đường đi được của vật chuyển động thẳng biến đổi đều luôn được tính theo công thức

Trắc nghiệm lí 10 | Trắc nghiệm lí 10

Câu 5: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều thì

    A. vật đó chuyển động theo chiều dương.

    B. vật đó có gia tốc dương a > 0.

    C. vật có tích gia tốc với vận tốc dương: av > 0.

    D. có tích gia tốc với vận tốc A.v không đổi.

Câu 6: Chuyển động tròn đều không có đặc điểm

    A. quỹ đạo là đường tròn.

    B. véctơ vận tốc dài không đổi.

    C. độ lớn vận tốc dài không đổi.

    D. vectơ gia tốc luông hướng vào tâm.

Câu 7: Chuyển động của vật nào sau đây có thể được xem là chuyển động rơi tự do?

    A. Một hòn đá được thả từ trên đỉnh tòa tháp cao xuống.

    B. Một máy bay đang hạ cánh.

    C. Một chiếc lá khô rơi từ cành cây xuống.

    D. Một vận động viên nhảy cầu đang lộn cầu nhảy xuống nước.

Câu 8: Chọn phát biểu đúng.

    A. Nếu không chịu lực nào tác dụng lên vật thì vật đó phải đứng yên.

    B. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa, thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.

    C. Một vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.

    D. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.

Câu 9: Cắp “lực và phản lực” trong định luật III Niu-tơn

    A. tác dụng vào cùng một vật và có độ lớn bằng nhau.

    B. tác dụng vào hai vật khác nhau và có độ lớn bằng nhau.

    C. tác dụng vào hai vật khác nhau và có độ lớn khác nhau.

    D. tác dụng vào cùng một vật và có độ lớn khác nhau.

Câu 10: Trong các hình dưới đây, hình biểu diễn chuyển động thẳng đều là

Trắc nghiệm lí 10 | Trắc nghiệm lí 10

Câu 11: Nếu lực ép giữa hai mặt tiếp xúc giảm đi thì hệ số ma sát giữa hai mặt đó sẽ

    A. tăng lên.

    B. giảm đi.

    C. không thay đổi.

    D. có thể tăng hoặc giảm.

Câu 12: Một người đi xe đạp chuyển động trên một đoạn đường thẳng AB. Tốc độ của xe đạp trên nửa quãng đường đầu là 6 km/h và trên quãng đường sau là 9 km/h. Tốc độ trung bình của xe đạp trên cả quãng đường AB là

    A. 6 km/h.

    B. 7,5 km/h.

    C. 7,2 km/h.

    D. 15 km/h.

Câu 13: Một người đi trong nửa giờ thời gian đầu với tốc độ trung bình 2,5 km/h, nửa thời gian sau với tốc độ trung bình là 4,5 km/h. Tốc độ trung bình của người đó trong cả quá trình là

    A. 3 km/h.

    B. 3,5 km/h.

    C. 4,5 km/h.

    D. 7 km/h.

Câu 14: Phương trình chuyển động cảu một chất điểm dọc trên trục Ox có dạng: x = 10 – 5t (với x tính bằng mét, t tính bằng giây). Chọn phát biểu đúng.

    A. Chất điểm chuyển động thẳng nhanh dần đều.

    B. Chất điểm chuyển động thẳng chậm dần đều.

    C. Thời điểm ban đầu, chất điểm ở gốc tọa đọ.

    D. Chất điểm chuyển động thẳng đều, ngược chiều dương.

Câu 15: Cứ sau mỗi giây, một chất điểm lại chuyển động quãng đường là 5 m. Chọn phát biểu đúng.

    A. Chất điểm chuyển động thẳng đều.

    B. Chất điểm chuyển động thẳng nhanh dần đều.

    C. Chất điểm chuyển động thẳng chậm dần đều.

    D. Tốc độ tức thời của chất điểm luôn luôn bằng 5 m/s.

Câu 16: Tại thời điểm ban đầu, một chất điểm qua vị trí cách gốc tọa độ 20 m về phía âm của trục tọa độ và đang chuyển động thẳng đều với tốc độ 4 m/s về phía gốc tọa độ. Phương trình chuyển động của chất điểm là

    A. x = 20 + 4t.

    B. x = 20 - 4t.

    C. x = -20 + 4t.

    D. x = -20 - 4t.

Câu 17: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 8 m/s trên đoạn đường thẳng thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều. Khi dừng lại, ô tô đã chạy thêm được 64 m. Gia tốc của ô tô là

    A. – 0,5 m/s2.

    B. 0,2 m/s2.

    C. – 0,2 m/s2.

    D. 0,5 m/s2.

Câu 18: Trái Đất quay một vòng quanh trục của nó mất 24 giờ. Vận tốc góc cảu Trái Đất đối với trục quay của nó là

    A. 7,27.10-4 rad/s.

    B. 7,27.10-5 rad/s.

    C. 6,20.10-6 rad/s.

    D. 5,42.10-5 rad/s.

Câu 19: Một hành khách ngồi trong toa A, nhìn qua cửa sổ thấy toa tàu B bên cạnh và gạch lát sân ga đều đang chuyển động như nhau. So với sân ga thì

    A. tàu A đứng yên, tàu B chạy.

    B. tàu A chạy, tàu B đứng yên.

    C. cả hai đều chạy.

    D. cả hai tàu đều đứng yên.

Câu 20: Một viên bi được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu là 12 m/s. Coi chuyển động ném ngang của viên bi là tổng hợp của hai chuyển động đồng thời: chuyển động thẳng đều theo phương ngang và chuyển động rơi tự do theo phương thẳng đứng. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Sau giây đầu tiên kể từ khi bắt đầu chuyển động thì vận tốc của viên bi đối với mặt đất là

    A. 21,8 m/s.

    B. 10,9 m/s.

    C. 7,75 m/s.

    D. 15,5 m/s.

Câu 21: Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 5 N và 8 N. Độ lớn của hợp lực có thể là

    A. 1 N.

    B. 12 N.

    C. 2 N.

    D. 15 N.

Câu 22: Một vật có khối lượng 4,0 kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 2,0 m/s2. Lực gây ra gia tốc này là

    A. 0,8 N.

    B. 80 N.

    C. 8 N.

    D. 2 N.

Câu 23: Lực tác dụng vào một vật có khối lượng 3,0 kg làm vận tốc của vật tăng dần từ 2,0 m/s đến 5,0 m/s trong 1,5 s. Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian ấy lần lượt là

    A. 60 N và 52,5 m.

    B. 6 N và 5,25 m.

    C. 6 N và 52,5 m.

    D. 0,6 N và 5,25 m.

Câu 24: Một vật ở trên mặt đất có trọng lượng 20 N. Khi vật ở độ cao cách tâm Trái Đất hai lần bán kính thì vật có trọng lượng bằng

    A. 1 N.

    B. 5 N.

    C. 2,5 N.

    D. 10 N.

Câu 25: Để một lò xo có độ cứng k = 100 N/m dãn ra được 20 cm thì phải treo vào lò xo một vật có trọng lượng bằng

    A. 2000 N.

    B. 20 N.

    C. 200 N.

    D. 2 N.

Câu 26: Một lò xo được giữ cố định ở một đầu. Khi kéo vào đầu kia của nó một lực 1,2 N thì nó có chiều dài 15 cm, lực kéo là 3,6 N thì nó có chiều dài là 19 cm. Độ cứng và chiều dài tự nhiên của lò xo này lần lượt là

    A. 60 N/ m và 13 cm.

    B. 0,6 N/m và 19 cm.

    C. 20 N/m và 19 cm.

    D. 20 N/m và 13 cm.

Câu 27: Một vận động viên môn khúc côn cầu dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một vận tốc đầu là 8 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Hệ số ma sát trượt giữa quả bóng và mặt băng là 0,1. Quãng đường bóng đi được trên mặt băng cho đến khi dừng lại là

    A. 64 m.

    B. 32 m.

    C. 80 m.

    D. 40 m.

Câu 28: Một chiếc thuyền chuyển động thẳng ngược chiều dòng nước với vận tốc 8 km/h đối với dòng nước. Nước chay với vận tốc 2 km/h so với bờ. Vận tốc của thuyền so với bờ là

    A. 11 km/h.

    B. 8 km/h.

    C. 6 km/h.

    D. 3 km/h.

Câu 29: Một người gánh một thùng gạo nặng 150 N và một thùng ngô nặng 100 N bằng một đòn gánh dài 1 m. Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh. Để đòn gánh nằm cân bằng trên vai thì người đó phải điều chỉnh vai đặt vào đòn gánh ở vị trí

    A. cách thùng gạo 40 cm.

    B. cách thùng ngô 40cm.

    C. chính giữa đòn gánh.

    D. bất kì trên đòn gánh.

Câu 30: Một vật rơi tự do từ độ cao h = 500 m tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Quãng đường vật đi được trong giây thứ tư là

    A. 45 m.

    B. 125 m.

    C. 50 m.

    D. 12,5 m.

Tham khảo thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 10

0