14/01/2018, 19:16

Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 6 năm học 2015 - 2016 trường THCS Long Hòa, Bình Dương

Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 6 năm học 2015 - 2016 trường THCS Long Hòa, Bình Dương Đề thi học kì I môn Vật lý lớp 6 có đáp án Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 6 có đáp án là tài liệu tham ...

Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 6 năm học 2015 - 2016 trường THCS Long Hòa, Bình Dương

Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 6

 có đáp án là tài liệu tham khảo hữu ích giúp quý thầy cô có cơ sở ra đề thi, đề ôn tập môn Vật lý cho học sinh. Các em học sinh có thể tự luyện tập nhằm kiểm tra lại kiến thức đã học, ôn tập học kỳ I lớp 6 môn Vật lý. Mời các bạn tham khảo.

Trắc nghiệm online: 

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 6 năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 6 trường THCS Kỳ Thượng, Quảng Ninh năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 6 trường THCS Thiện Mỹ, Vĩnh Long năm học 2016 - 2017

PHÒNG GD&ĐT DẦU TIẾNG

TRƯỜNG THCS LONG HÒA

ĐỀ KIỂM TRA HKI – NH: 2015-2016

Môn: Lý - Lớp: 6  

Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian chép, phát đề)

A. Trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1. Giới hạn đo của bình chia độ là

A. giá trị lớn nhất ghi trên bình.

B. giá trị giữa hai vạch chia trên bình.

C. thể tích chất lỏng mà bình đo được.

D. giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.

Câu 2. Lực nào trong các lực dưới đây là lực đàn hồi?

A. Lực mà cần cẩu đã tác dụng vào thùng hàng để đưa thùng hàng lên cao.

B. Lực mà gió tác dụng vào thuyền buồm.

C. Lực mà nam châm tác dụng lên vật bằng sắt.

D. Lực của cung tên làm mũi tên bay vào không trung.

Câu 3. Cho bình chia độ như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần lượt là

A. 200 cm3 và 5 cm3

B. 100 cm3 và 5 cm3

C. 200 cm3 và 10 cm3

D. 100 cm3 và 2 cm3

Câu 4. Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 45cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 92cm3. Thể tích của hòn đá là

A. 92cm3              B. 27cm3               C. 47cm3                  D. 187cm3.

Câu 5. Một quả nặng có trọng lượng 0,1N. Khối lượng của quả nặng là

A. 1000g              B.100g                   C. 10g                      D. 1g

Câu 6. Trọng lượng của một vật là

A. lực đẩy của vật tác dụng lên Trái đất.

B. lực hút của Trái đất tác dụng lên vật.

C. lực hút giữa vật này tác dụng lên vật kia.

D. lực đẩy của Trái đất tác dụng lên vật..

B. TỰ LUẬN:

Câu 1: Mô tả hiện tượng xảy ra khi treo một vật vào đầu dưới của một lò xo được gắn cố định vào giá thí nghiệm?

Câu 2: Phát biểu và viết công thức tính khối lượng riêng? nêu rõ ký hiệu, đơn vị của các đại lượng có trong công thức.

Câu 3: Cho bảng khối lượng riêng của một số chất như sau

Chất

Khối lượng riêng (kg/m3)

Chất

Khối lượng riêng (kg/m3)

Nhôm

2700

Thủy ngân

13600

Sắt

7800

Nước

1000

Chì

11300

Xăng

700

Hãy tính:

a. Khối lượng của một khối nhôm có thể tích 60dm3?

b. Trọng lượng của một khối nhôm?

Câu 4: Trong thực tế dùng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì? Lấy ví dụ minh họa

Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 6

A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Câu 1: A 

Câu 2: D 

Câu 3: C 

Câu 4: C 

Câu 5: C 

Câu 6: B 

B. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 7. Vật treo vào lò xo chịu lực hút của Trái Đất theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống nên dịch chuyển về phía mặt đất và kéo lò xo giãn ra. Lò xo bị biến dạng sinh ra lực đàn hồi có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, đặt vào vật kéo vật lên. Khi độ lớn của lực đàn hồi bằng trọng lượng của vật thì vật không thay đổi vận tốc (đứng yên). 

Câu 8.

  • Khối lượng riêng của một chất được đo bằng khối lượng của một mét khối chất ấy. 
  • Công thức tính khối lượng riêng: D = m/V, trong đó, D là khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật, đơn vị đo là kg/m3; m là khối lượng của vật, đơn vị đo là kg; V là thể tích của vật, đơn vị đo là m3.

Câu 9: Dựa vào bảng khối lượng riêng ta thấy: khối lượng riêng của nhôm D1 = 2700kg/m3

a. Khối lượng của khối nhôm là m1 = D1.V1 = 2700.0,06 = 162 kg

b. Trọng lượng của khối nhôm là P = 10m1 = 162.10 = 1620 N 

Câu 10.

  • Dùng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao hay xuống thấp
  • Tác dụng thay đổi hướng và độ lớn của lực tác dụng. 
  • Trong thực tế, thùng dầu nặng từ khoảng 100 kg đến 200 kg. Với khối lượng như vậy, thì một mình người công nhân không thể nhấc chúng lên được sàn xe ôtô. Nhưng sử dụng mặt phẳng nghiêng, người công nhân dễ dàng lăn chúng lên sàn xe. 
0