Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2014-2015 Phòng GD-ĐT Cam Lộ, Quảng Trị
Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2014-2015 Phòng GD-ĐT Cam Lộ, Quảng Trị Đề thi học kì I môn Văn lớp 7 có đáp án Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 là đề thi học kì 1 lớp 7 môn Ngữ ...
Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2014-2015 Phòng GD-ĐT Cam Lộ, Quảng Trị
Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7
là đề thi học kì 1 lớp 7 môn Ngữ văn dành cho các bạn tham khảo, ôn tập chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn được chắc chắn nhất. Đề thi có đáp án đi kèm giúp các bạn tự luyện tập hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.
Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm hoc 2014 - 2015 Phòng GD-ĐT Quy Nhơn
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 trường THCS Cảnh Hóa năm 2014 - 2015
PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn – lớp 7 Năm học: 2014 – 2015 Thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề) |
PHẦN I: VĂN - TIẾNG VIỆT (4 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
Chép thuộc lòng bản phiên âm bài thơ Nam quốc sơn hà (Sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 1)
Câu 2: (1,5 điểm)
Phân biệt các loại từ ghép, từ láy sau: nhún nhảy, thăm thẳm, rì rào, lao xao, bọt bèo, mong muốn.
Câu 3: (1,5 điểm)
Câu ca dao:
Anh em như chân với tay,
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
Em hãy chỉ ra cặp từ trái nghĩa trong câu ca dao trên và cho biết tác dụng của nó?
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ về một bài ca dao mà em yêu thích.
Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7
PHẦN I: VĂN – TIẾNG VIỆT (4 điểm)
Câu 1: Học sinh chép đúng bản phiên âm bài thơ Nam quốc sơn hà trang 62 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 1
Câu 2: Phân biệt:
- Từ ghép: nhún nhảy, bọt bèo, mong muốn.
- Từ láy: Thăm thẳm, rì rào, lao xao.
Câu 3:
- Chỉ ra hai từ trái nghĩa: Rách - lành, dở - hay
- Tác dụng: tạo ra thể đối, tương phản, làm cho câu văn, lời nói sinh động, người đọc hứng thú hơn.
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
I. Yêu cầu chung:
- Viết đúng thể loại văn biểu cảm.
- Nội dung thể hiện được tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của mình về bài ca dao yêu thích.
- Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng, cảm xúc chân thực, trong sáng, suy nghĩ đúng đắn, tiến bộ, lời văn giàu cảm xúc.
- Liên hệ bản thân tốt.
II. Yêu cầu cụ thể:
1- Mở bài: (1 điểm)
Giới thiệu khái quát và trích dẫn được bài ca dao mà em yêu thích.
2- Thân bài: (4 điểm)
- Cảm nhận được cái hay về giá trị nội dung của bài ca dao đó.
- Cảm nhận được cái hay về hình thức nghệ thuật của bài ca dao như hình ảnh gợi tả, từ ngữ, biện pháp tu từ...
3- Kết bài: (1 điểm)
Ấn tượng, ý nghĩa của bài ca dao đối với em.
III- Cách cho điểm
- Điểm 5 - 6: Bài viết đúng thể loại, cảm xúc chân thực, trong sáng, tư tưởng tiến bộ, văn viết giàu hình ảnh, không mắc lỗi chính tả, ngũ pháp.
- Điểm 4 - <5: Bài viết đúng theo yêu cầu, có cảm xúc, có hình ảnh nhưng chưa thật mạch lạc, mắc một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 3 - <4: Bài viết đúng theo yêu cầu nhưng lủng củng, chưa mạch lạc, mắc một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 2 - <3: Cơ bản thể hiện theo yêu cầu nhưng chưa thể hiện rõ cảm xúc, nội dung còn lủng củng, mắc vài lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
- Điểm 1 < 2: Bài viết không đúng theo yêu cầu, lạc đề, viết lan man, mắc quá nhiều lỗi.