Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 phòng GD&ĐT Châu Thành năm 2014 - 2015
Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 phòng GD&ĐT Châu Thành năm 2014 - 2015 Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn lớp 6 có đáp án Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ Văn ...
Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 phòng GD&ĐT Châu Thành năm 2014 - 2015
Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6
Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm học 2014 - 2015 phòng GD&ĐT Châu Thành có đáp án là là tài liệu ôn tập và luyện tập hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 6 muốn củng cố kiến thức môn Văn, ôn thi học kì 1 hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.
Trắc nghiệm online:
Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2015 - 2016 trường THCS Phan Châu Trinh, Quảng Nam
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 6 năm học 2015 - 2016 trường THCS Tiền Phong, Bắc Giang
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH
Đề chính thức |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014-2015
Môn NGỮ VĂN, Lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể phát ñề) |
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2,0đ)
Thí sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Truyện cổ dân gian nào dưới đây có nội dung ca ngợi công lao của các vua Hùng?
A.Thánh Gióng C. Em bé thông minh
C. Thạch Sanh D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Câu 2: Qua truyện Em bé thông minh, nhân dân ta muốn đề cao điều gì?
A. Sự sáng suốt, thận trọng của nhà vua
B. Sự dày dạn kinh nghiệm trong dân gian và trí khôn dân gian
C. Sự khéo léo, lém lỉnh của em bé
D. Sự sắc sảo của nhân dân qua các câu đố
Câu 3: Truyện nào dưới đây là truyện ngụ ngôn?
A.Thầy bói xem voi B. Sơn Tinh, Thủy Tinh
C.Thánh Gióng D. Treo biển
Câu 4: Em chọn từ nào để điền vào chỗ trống trong câu văn dưới đây?
......... là tìm tòi, hỏi han để học tập.
A. Học hỏi B. Học tập C. Học hành D. Học lỏm
Câu 5: Trường hợp nào dưới đây có từ ngọt được dùng theo nghĩa gốc?
A. Lời nói ngọt ngào B. Ngày xuân ngọt nắng
C. Mật ong thật ngọt D. đàn ngọt hát hay
Câu 6: Câu văn: ''Triều đình tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh'' có bao nhiêu danh từ?
A. bốn B. năm C. sáu D. bảy
Câu 7: Trong các cụm động từ sau, cụm nào có cấu trúc đủ ba phần?
A. dâng nước lên cuồn cuộn
B. khẳng định tài năng của Thạch Sanh
C. đưa ra chủ kiến của mỗi người
D. cũng tìm được người bạn ấy
Câu 8: Dòng nào nói không đúng về hoạt động của chỉ từ trong câu?
A. Làm phụ ngữ s2 ở sau trung tâm cụm danh từ
B. Làm chủ ngữ
C. Làm vị ngữ
D. Làm trạng ngữ
II - PHẦN TỰ LUẬN: (8,0đ) - Thời gian làm bài 80 phút
Câu 1 (2,0 đ) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
a) Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
b) Tìm trong phần trích trên 2 từ mượn.
c) "một lưỡi búa của cha để lại' là một cụm danh từ. Hãy vẽ mô hình của cụm danh từ đó.
d) Xác định ngôi kể của đoạn truyện trên.
Câu 2 (1,0đ) Viết một câu trình bày ý nghĩa của truyện Ếch ngồi đáy giếng. Gạch chân một cụm động từ trong câu em vừa viết.
Câu 3 (6,0đ) Hãy viết bài văn tự sự kể về một việc tốt mà em đã làm khiến người thân vui lòng.
Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6
I- PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2,0 đ) Mỗi câu đúng đạt 0,25 đ
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | D | B | A | A | C | C | D | C |
II- PHẦN TỰ LUẬN: (8.0đ)
Câu 1 (2,0đ):
a) Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật người dũng sĩ. (0.5đ)
b) Học sinh tìm đúng 2 từ mượn (mỗi từ được 0.25đ)
"một lưỡi búa của cha để lại" (0.5đ)
t2 T1 T2 S1
c) Đoạn truyện được kể theo ngôi thứ ba. (0.5đ)
Câu 2 (1,0đ):
- HS viết câu văn theo đúng yêu cầu (0.5đ)
- Gạch chân xác định cụm động từ trong câu văn (0.5đ)
Câu 3 (5,0 đ):
1. Yêu cầu:
a ) Hình thức: Học sinh viết được một văn bản tự sự có bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, dễ hiểu; không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả...
b ) Nội dung: Kể về một việc tốt mà em đã làm khiến người thân vui lòng.
2. Tiêu chuẩn cho điểm:
Sau đây là một gợi ý:
Nội dung: (4,0đ)
A. Mở bài (0,5đ): Giới thiệu việc tốt mà em đã làm (Việc gì? Xảy ra ở đâu? Lúc nào?)
B. Thân bài (3,0đ): Kể diễn biến các sự việc.
- Tình huống xảy ra sự việc (0.5đ)
- Kể diễn biến các sự việc (2.0đ)
- Câu chuyện kết thúc như thế nào? Hình ảnh người thân ra sao? (0.5đ)
C. Kết bài (0,5đ): Ý nghĩa của việc làm và suy nghĩ của bản thân.
Hình thức: (1,0đ)
- Phương pháp (0,25đ)
- Bố cục (0,25đ)
- Diễn đạt (0,25đ)
- Chữ viết, chính tả (0,25đ)
* Chú ý: do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.