Đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm học 2015 - 2016 trường THCS Hoa Lư, Khánh Hòa
Đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm học 2015 - 2016 trường THCS Hoa Lư, Khánh Hòa Đề thi học kì I lớp 9 môn Lịch sử có đáp án Đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 là đề thi học kì I lớp 9 ...
Đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm học 2015 - 2016 trường THCS Hoa Lư, Khánh Hòa
Đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử lớp 9
là đề thi học kì I lớp 9 dành cho các bạn học sinh tham khảo nhằm củng cố kiến thức. Đề thi môn Lịch sử có đáp án đi kèm, thuận tiện hơn khi luyện tập và kiểm tra kết quả. Chúc các bạn học tốt.
Đề kiểm tra học kì I lớp 9 môn Lịch sử - Đề 1
Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2015 - 2016 trường TH&THCS Bãi Thơm, Kiên Giang
PHÒNG GD&ĐT VẠN NINH TRƯỜNG THCS HOA LƯ |
KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2015-2016 MÔN: LỊCH SỬ 9 THỜI GIAN: 45 PHÚT (Không kể thời gian phát đề) |
Câu 1 (2 điểm): Sự hợp tác giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa thể hiện trong các tổ chức nào? Nêu sự thành lập và mục tiêu của các tổ chức đó?
Câu 2 (3 điểm):
a. Em hãy trình bày về hoàn cảnh ra đời, mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN?
b. Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN?
Câu 3 (3 điểm): Bằng những sự kiện lịch sử hãy chứng minh sự phát triển "thần kỳ" nền kinh tế Nhật Bản từ những năm 60 của thế kỷ XX? Nguyên nhân của sự phát triển "thần kì" đó ?
Câu 4 (2 điểm): Vì sao hai nguyên thủ quốc gia là Liên Xô và Mĩ lại tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh?
Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử lớp 9
Câu 1 (2 điểm)
- Hoàn cảnh: Các nước Đông Âu xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi phải có sự hợp tác cao hơn và đa dạng với Liên Xô về sự phân công và chuyên môn hóa trong sản xuất.
- Cơ sở hình thành:
- Đều do Đảng cộng sản lãnh đạo, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng.
- Đều có mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa.
- Sự hợp tác giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa được thể hiện trong hai tổ chức:
- Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)
- Tổ chức hiệp ước Vác- sa-va
Câu 2 (3 điểm)
a. Hoàn cảnh và mục tiêu, nguyên tắc hoạt động (2đ):
- Hoàn cảnh:
- Sau khi giành độc lập, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
- Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại thủ đô Băng Cốc-Thái Lan với sự tham gia sáng lập của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
- Mục tiêu: Phát triển kinh tế-văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
b. Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN (1đ)
- Thời cơ:
- Nền kinh tế Việt Nam hội nhập được vào nền kinh tế khu vực, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực.
- Tiếp thu các thành tựu KH- KT tiên tiến của thế giới, kinh nghiệm quản lí tiên tiến của các nước trong khu vực; tạo điều kiện giao lưu, hợp tác về văn hoá, giáo dục, văn học, nghệ thuật...
- Thách thức:
- Việt Nam sẽ gặp sự cạnh tranh quyết liệt với các nước trong khu vực. Nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển kinh tế thì sẽ bị tụt hậu.
- Trong quá trình hội nhập văn hoá, nếu không biết chọn lọc sẽ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc...Vì vậy phải đảm bảo nguyên tắc "hòa nhập" nhưng không "hòa tan", làm đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc.
Câu 3 (3 điểm)
- Thuận lợi
- Chính phủ Nhật Bản tiến hành một loạt các cải cách dân chủ.
- Nhờ những đơn đặt hàng "béo bở" của Mĩ trong hai cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam. Đây được coi là "ngọn gió thần" đối với kinh tế Nhật.
- Nguyên nhân của sự phát triển đó( 1,5đ):
- Vai trò điều tiết của nhà nước: đề ra các chiến lược phát triển kinh tế vĩ mô, biết sử dụng, tận dung hợp lý các nguồn vay, vốn đầu tư nước ngoài..
- Bản tính con người Nhật: cần cù, chịu khó, ham học hỏi, có trách nhiệm, biết tiết kiệm, lo xa...
- Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quẩn lý tốt, tập trung sản xuất cao.
- Áp dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật vào sản xuất.
- Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác: truyền thống văn hoá - giáo dục lâu đời, nhờ chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam; chi phí ít cho quân sự, đầu tư nước ngoài...
Câu 4 (2 điểm)
Vì sao hai nguyên thủ quốc gia là Liên Xô và Mĩ quyết định chấm dứt "chiến tranh lạnh"
- Do một thời gian dài chạy đua vũ trang tốn kém, tình hình thế giới dẫn tơi sự căng thẳng, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới.
- Phải chi phí một khối lượng khổng lồ về tiền của để sản xuất vũ khí huỷ diệt, xây dựng các căn cứ quân sự trong khi loài người vẫn khó khăn, đói nghèo, dịch bệnh, thiên tai.
- Do xu thế của thế giới thời kì mới có nhiều biến chuyển theo đường lối đối thoại, hợp tác cùng có lợi.