14/01/2018, 14:36

Đề kiểm tra chất lượng học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi năm 2014 - 2015

Đề kiểm tra chất lượng học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi năm 2014 - 2015 Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án Đề kiểm tra chất lượng học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 ...

Đề kiểm tra chất lượng học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi năm 2014 - 2015

Đề kiểm tra chất lượng học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8

Đề kiểm tra chất lượng học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm học 2014 - 2015 trường TH&THCS Nguyễn Văn Trỗi là đề thi học kì I lớp 8 môn Văn có đáp án đi kèm. Đây là tài liệu tam khảo hay dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức, ôn thi học kì I hiệu quả.

Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 8 năm học 2015 - 2016 trường THCS Hoa Lư, Khánh Hòa

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm học 2015 - 2016 trường TH&THCS Bãi Thơm, Kiên Giang

PHÒNG GD – ĐT BẢO LÂM 
Trường TH & THCS Nguyễn Văn Trỗi 
Họ và tên:........................................
Lớp:......
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
TMôn: Ngữ văn 8
Năm học: 2014 - 2015
Thời gian: 90 phút

(ĐỀ A)

A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3.0 điểm) (Thời gian 15 phút)

Khoanh tròn vào chữ cái (a, b, c hoặc d) trước đáp án đúng.

Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích "Trong lòng mẹ" (Nguyên Hồng) chủ yếu

a. trình bày nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.

b. trình bày tâm địa độc ác của người cô bé Hồng.

c. trình bày sự tủi hờn của bé Hồng khi gặp mẹ.

d. trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng.

Câu 2: Nói quá là

a. cách thức sắp đặt để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng có mối liên hệ giống nhau.

b. biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng.

c. phương tiện tu từ làm giảm nhẹ, làm yếu đi một đặc trưng tích cực nào đó của một đối tượng.

d. phương thức chuyển tên gọi từ vật này sang vật khác.

Câu 3: Trong tác phẩm "Lão Hạc" (Nam Cao), nhân vật lão Hạc là một người

a. có số phận bi thương nhưng có phẩm chất cao quý.

b. sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc.

c. có thái độ sống vô cùng cao thượng.

d. có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

Câu 4: Trong truyện "Cô bé bán diêm" tác giả An-đec-xen đã làm nổi bật hoàn cảnh của cô bé bằng biện pháp nghệ thuật

                a. Tương phản.                     b. Hoán dụ.                   c. Liệt kê.                d. Ẩn dụ.

Câu 5: Các từ tượng hình và từ tượng thanh thường được dùng trong các kiểu văn bản

            a. tự sự và nghị luận.                    b. tự sự và miêu tả.

            c. miêu tả và nghị luận.                  d. nghị luận và biểu cảm.

Câu 6: Theo em trong thực tế, biện pháp tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số là

a. đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của các quốc gia, châu lục.

b. đẩy mạnh sự phát triển giáo dục, nhất là giáo dục với phụ nữ.

c. tạo nên sự ổn định về chính trị của các quốc gia, châu lục.

d. đẩy mạnh phát triển văn hóa, xã hội của quốc gia, châu lục.

Câu 7: Trong "Hai cây phong" (Ai-ma-tốp), người kể chuyện giới thiệu mình là một

            a. nhà báo.                         b. nhạc sĩ.              c. họa sĩ.                 d. nhà văn.

Câu 8: Văn bản "Ôn dịch thuốc lá"có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phương thức biểu đạt

           a. thuyết minh và tự sự.                       b. tự sự và biểu cảm.

            c. nghị luận và thuyết minh.                d. biểu cảm và thuyết minh.

Câu 9: Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ

a. có chung cách phát âm.

b. có ít nhất một nét chung về nghĩa.

c. cùng từ loại (danh từ, động từ,...).

d. có chung nguồn gốc (từ Thuần Việt, từ mượn).

Câu 10: Trong đoạn trích "Đánh nhau với cối xay gió" (Xéc-van-tet), Đôn Ki-hô-tê thất bại khi đánh nhau với những chiếc cối xay gió là do

a. lão không có đủ vũ khí lợi hại.

b. lão không lường trước được sức mạnh của kẻ thù.

c. đầu óc lão mê muội, không tỉnh táo.

d. những chiếc cối xay gió được phù phép.

Câu 11: Chị Dậu được coi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945 vì chị là

a. người nông dân nghèo khổ nhất từ trước đến nay.

b. người nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.

c. người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục trước sự áp bức của bọn thực dân phong kiến.

d. người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều cực khổ nhưng vẫn giữ được những phẩm chất vô cùng cao đẹp.

Câu 12: Dấu ngoặc kép trong ví dụ:

Nam Cao (1915 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam với một số tác phẩm nổi tiếng như: "Chí Phèo" (1941), "Trăng sáng" (1942), " Đời thừa" (1943)...      được dùng để đánh dấu

a. tên tác phẩm.                                        b. phần giải thích cho phần trước đó.

c. phần bổ sung cho phần trước đó.               d. từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

B. PHẦN TỰ LUẬN: (7.0 điểm) (Thời gian 75 phút)

Câu 1: (1.0 điểm) Hãy cho biết công dụng của dấu hai chấm?

Câu 2: (1.0 điểm) Kết thúc truyện "Chiếc lá cuối cùng" của O. Hen-ri, Xiu đã nói với Giôn- xi: "Đó là kiệt tác của bác Bơ-men"

Theo em, chiếc lá cuối cùng ấy có xứng đáng là một kiệt tác hay không? Vì sao?

Câu 3: (5.0 điểm) Thuyết minh về một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.

Đáp án đề kiểm tra chất lượng học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3.0 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án d b a a b b c c b c d a

B. PHẦN TỰ LUẬN: (7.0 điểm)

* Hướng dẫn chung:

Giáo viên khi chấm bài lưu ý đọc kĩ, chấm cẩn thận, không đếm ý cho điểm mà cần cân nhắc tổng thể bài làm theo từng câu của đề để cho điểm chung.

Hướng dẫn sau đây chỉ mang tính định hướng, gợi ý, nêu những yêu cầu chung, không đi vào chi tiết. Tổ chấm bài cần thảo luận kĩ yêu cầu, vận dụng biểu điểm để có thống nhất chung trước khi chấm. Cần lưu ý những điểm sau:

  • Trong từng phần, tùy vào thực tế bài làm của học sinh, giáo viên xem xét để trừ điểm về các lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt, trình bày ... sao cho phù hợp.
  • Giáo viên cần vận dụng đáp án và biểu điểm một cách linh hoạt; căn cứ tình hình thực tế bài làm của học sinh để đánh giá cho điểm hợp lý; trân trọng và đánh giá cao những suy nghĩ sáng tạo của học sinh.

* Đáp án và biểu điểm:

Câu 1: Học sinh trả lời được:

Dấu hai chấm được dùng để:

  • Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó; (0,5đ)
  • Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang) (0,5đ)

Câu 2: Chiếc lá đó xứng đáng được coi là một kiệt tác (0,5đ)

Vì:

  • Nó được vẽ trong một hoàn cảnh rất đặc biệt mà lại sinh động giống như thật -> Thể hiện một tài năng lớn. (0,25đ)
  • Nó có giá trị nhân sinh: Cứu sống một mạng người. (0,25đ)

Câu 3: Yêu cầu chung:

  • Làm đúng kiểu bài văn thuyết minh
  • HS có thể lựa chọn bất cứ một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt nào mà mình hiểu biết nhất, gần gũi nhất để thuyết minh. Nhưng phải cung cấp được những tri thức khách quan, xác thực về đối tượng cần thuyết minh.(Ví dụ: Chiếc phích nước, chiếc mâm, quạt điện., chiếc nón bảo hiểm, chiếc cặp sách, cây bút bi,...)
  • Cách trình bày cần ngắn gọn, rõ ràng, nêu bật được những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng
  • Ngôn ngữ phải chính xác, diễn đạt mạch lạc. Bài viết sử dụng đan xen, linh hoạt các phương pháp thuyết minh.

a. Mở bài: (0,5đ)

Dẫn dắt, giới thiệu khái quát về vai trò của đồ dùng sinh hoạt mà mình thuyết minh đối với con người nói chung.

(Cũng có thể mở bài bằng cách xây dựng một tình huống qua đó thể hiện vai trò của đồ dùng sinh hoạt đó đối với gia đình mình đồng thời gợi dẫn người đọc chú ý vào đối tượng)

b. Thân bài: (4,0đ)

Lần lượt giới thiệu những tri thức khách quan về đối tượng

Nguồn gốc, phân loại: Xuất hiện từ bao giờ? Ở đâu? Chia làm mấy loại? Căn cứ vào tiêu chí nào? (1.0)

Thuyết minh về đặc điểm cấu tạo của đối tượng: (2.0 đ)

  • Hình dáng bên ngoài: màu sắc, kiểu dáng, chất liệu......
  • Cấu tạo bên trong: gồm những bộ phận nào? Đặc điểm công dụng của từng bộ phận?

Vai trò ý nghĩa của đồ đó đối với bản thân và với mọi người (0.5 đ)

Cách sử dụng đồ dùng đó đó ra sao? Để dùng được lâu và hiệu quả thì cần bảo quản nó như thế nào? (0.5 đ)

c. Kết bài: (0,5đ)

Tình cảm của em với đồ vật thuyết minh như thế nào? (Niềm tự hào, gắn bó)

Suy nghĩ về tương lai, thể hiện niềm tin ...

0