14/01/2018, 14:34

Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học lớp 9 phòng GD&ĐT Hoài Nhơn năm 2014 - 2015

Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học lớp 9 phòng GD&ĐT Hoài Nhơn năm 2014 - 2015 Đề kiểm tra học kì I môn Hóa học lớp 9 có đáp án Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học lớp 9 Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học ...

Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học lớp 9 phòng GD&ĐT Hoài Nhơn năm 2014 - 2015

Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học lớp 9 

Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm học 2014 - 2015 phòng GD&ĐT Hoài Nhơn là đề thi học kì I môn Hóa lớp 9 có đáp án được VnDoc sưu tầm và giới thiệu dành cho các em học sinh luyện đề, tự kiểm tra kiến thức cũng như ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra cuối học kì 1 sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2015 - 2016 trường THCS Phan Châu Trinh, Quảng Nam

Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học lớp 9 trường THCS Thới An Đông năm 2015 - 2016

PHÒNG GD-ĐT HOÀI NHƠN
Trường THCS...................................
Họ và tên:...................................
Lớp:...............................SBD:...................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

Môn: HÓA HỌC 9 (thời gian: 45 phút)
Năm học: 2014-2015

A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5,0đ)

Hãy khoanh tròn một hoặc hai, ba chữ cái A, B, C, D ở các câu sau đây, nếu đúng.

Câu 1: Các chất được viết dưới dạng công thức hoá học là: CaCO3, NaOH, H2SO4, Fe, CaO, SO2, Cl2, HCl, NaCl, Ca(OH)2, Al, C. Số hợp chất là

          A. 6            B. 7                 C. 8                          D. 5

Câu 2: Các chất được viết dưới dạng công thức hoá học là: Fe, BaCl2, Mg(OH)2, Cu, Cu(NO3)2, SO2, CuSO4, CuO, Na2CO3, Ag, FeCl2. Số chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là

               A. 2                          B. 3                   C. 4               D. 5

Câu 3: Chất tác dụng với dung dịch muối Al2(SO4)3 ở nhiệt độ thường là

            A. Mg                    B. dd BaCl2                   C. Fe(OH)2           D. dd NaOH

Câu 4: Phát biểu đúng là:

A. Quặng pirit (thành phần chính là FeS2) và lưu huỳnh là những nguyên liệu chính để sản xuất SO2

B. Quì tím và dung dịch phenonphtalein là chất chỉ thị của dung dịch axit và dung dịch bazơ

C. Nhôm và sắt không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội và HNO3 đặc, nguội.

D. Khí clo làm mất màu quì tím ẩm.

Câu 5: Cho sơ đồ: CaCO3  →A  →Ca(OH)2 → CaCO3. Chất X, Y lần lượt là:

      A. CaO, H2O                  B. H2O, CO2.                  C. H2O, SO2.         D. H2O, Na2CO3.

Câu 6: Thực hiện các thí nghiệm:

(1) Nhỏ dung dịch HCl vào mẫu Ag.              (4) Nhỏ dung dịch NaOH lên mẫu Al.

 (2) Đốt Ag trong khí oxi.                                 (5) Nhúng sợi dây Cu vào dung dịch sắt (II) sunfat.

(3) Đốt khí Clo trong bình chứa khí oxi. 

Những thí nghiệm không có phản ứng hóa học xảy ra là:

A. (1), (2), (3), (4)

B. (1), (2), (3), (5)

C. (2), (3), (4) (5)

D. (1), (3), (4), (5).

Câu 7: Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch NaOH (2) cho đến dư HCl, pH của dung dịch (2) sẽ biến đổi

    A. từ nhỏ hơn 7 đến 7 và lớn hơn 7                       B. từ lớn hơn 7 đến 7 và nhỏ hơn 7

     C. không đổi (luôn luônlớn hơn 7)                              D. không thể xác định được.

Câu 8: Cặp chất được dùng để điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm là

          A. HCl đặc, MnO2.               B. HCl, HClO.            C. NaCl, H2O.             D. HClO, NaClO.

Câu 9: Thành phần chính của quặng boxit là

           A. Fe2O3                B. FeS2               C. Fe3O4                 D. Al2O3

Câu 10: Đồng có lẫn tạp chất nhôm. Hóa chất dùng để làm sạch kim loại đồng là

    A. dung dịch AgNO3              B. dung dịch CuSO4         C. dung dịch NaOH              D. dung dịch HCl

B. TỰ LUẬN: (5.0đ).

Câu 1 (2.0đ):

Viết phương trình hoá học theo dãy chuyển đổi hóa học sau (ghi rõ điều kiện phản ứng – nếu có):

FeCl3 →Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe → FeSO4

Câu 2 (1.0đ):

Dẫn dòng khí CO qua ống sứ đựng CuO, nung nóng. Dẫn dòng khí CO2 qua dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2 dư.

a) Viết phương trình hóa học của hai thí nghiệm trên.

b) Hai thí nghiệm đó chứng minh tính chất gì của CO và CO2

Câu 3: (1.0đ):

Cho một lượng sắt phản ứng vừa đủ với dung dịch đồng (II) sunfat. Thêm 200ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch sau phản ứng để kết tủa hết muối sắt tạo ra.

1. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

2. Tính khối lượng sắt tham gia phản ứng.

Câu 4: (1.0đ):

Dẫn 4,48 lít (đktc) khí CO2 vào dung dịch có chứa 8 gam NaOH, muối nào được tạo ra? Viết phương trình hóa học của phản ứng.

Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học lớp 9

A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5,0đ) (Mỗi câu chọn đúng được 0,5đ)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án C D A, B, D A, C, D B, D B B A D B, C, D

B. TỰ LUẬN (5,0đ)

Câu 1: 

(1) FeCl3 + 3NaOH →Fe(OH)3 + 3NaCl (0,5đ)

(2) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2(0,5đ)

(3) Fe2O3 + 3CO 3Fe + 3CO(0,5đ)

(4) Fe + H2SO4 FeSO4 + H2↑ (0,5đ)

Câu 2: 

1) Dẫn khí CO qua ống đựng CuO nung nóng, có phản ứng: (0,25đ)

Pthh: CO + CuO→ Cu + CO2 (1) (0,25đ)

Chứng minh: CO có tính khử

2) Dẫn khí CO2 qua nước vôi dư, có phản ứng. (0,25đ)

Pthh: CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O (2) (0,25đ)

Chứng minh: CO2 là oxit axit

Câu 3: 

Pthh: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (0,25đ)

Mol    a                       a

Pthh: FeSO4 + 2NaOH Fe(OH)2 + Na2SO(0,25đ)

Mol    a           2a

Số mol NaOH = 2a = 200/1000 = 0,2 (mol) , suy ra a = 0,1 (mol). 

Khối lượng sắt tham gia phản ứng: 0,1.56 = 5,6g. (0,5đ)

0