15/01/2018, 13:12

Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn lớp 6 năm 2015 - 2016

Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn lớp 6 năm 2015 - 2016 Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn lớp 6 có đáp án Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Văn lớp 6 Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm học ...

Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn lớp 6 năm 2015 - 2016

Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Văn lớp 6

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2015 - 2016 có đáp án là là tài liệu ôn tập và luyện tập hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 6 muốn củng cố kiến thức môn Ngữ văn. Mời các bạn tham khảo.

Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Hà Kỳ năm học 2017 - 2018

Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Lịch sử lớp 6 năm 2015 - 2016

Đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử lớp 6 huyện Long Mỹ năm 2013 - 2014

Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử lớp 6 năm 2014 - 2015

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2015 – 2016

MÔN: NGỮ VĂN 6

Ngày kiểm tra:...................................

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (1,0 điểm)

Trình bày khả năng kết hợp của danh từ.

Hãy nêu 1 ví dụ.

Câu 2: (1,0 điểm)

Chỉ ra từ dùng sai trong câu sau và chữa lại cho đúng.

Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái của con người.

Câu 3: (2,0 điểm)

a) Nêu điểm khác nhau giữa hai thể loại truyện dân gian: truyền thuyết và cổ tích.

b) Nêu ý nghĩa truyện "Em bé thông minh"

Câu 4: (1,0 điểm)

Cho biết các chi tiết có liên quan đến sự thật lịch sử trong truyện "Thánh Gióng".

Câu 5/ Tập làm văn: (5,0 điểm)

Đề: Kể về một lần em mắc lỗi.

Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn.

Câu 1:

  • Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước các từ: này, ấy, đó... ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ. 0,5đ
  • Nêu ví dụ đúng. 0,5đ

Câu 2:

  • Từ sai: linh động. 0,5đ
  • Chữa lại: sinh động. 0,5đ

Câu 3:

a) Truyền thuyết:

  • Kể về sự kiện và nhân vật lịch sử. 0,25đ
  • Thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử. 0,25đ

Cổ tích:

  • Kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc. 0,25đ
  • Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về lẽ công bằng xã hội, cái thiện thắng cái ác. 0,25đ

b) Ý nghĩa:

  • Đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian 0,5đ
  • Tạo tiếng cười vui vẻ hồn nhiên trong đời sống 0,5đ

Câu 4:

Các chi tiết: Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng, giặc Ân, làng Cháy, núi Sóc, núi Trâu, đền thờ Phù Đổng....

(Nêu đúng từ 4 chi tiết trở lên) 1,0đ

Câu 5/ Tập làm văn: (5,0 điểm)

Yêu cầu chung:

Học sinh biết làm bài tập làm văn đúng yêu cầu về nội dung và thể loại.

Nội dung: Kể về một việc lầm lỗi em đã làm.

Thể loại: Kể chuyện.

Yêu cầu cụ thể: Bài có đủ bố cục ba phần:

a) Mở bài: Giới thiệu câu chuyện kể (việc lầm lỗi).

b) Thân bài: Diễn biến câu chuyện.

  • Câu chuyện xảy ra ở thời gian nào? Ở đâu? Đó là việc gì?
  • Có những nhân vật nào liên quan? (Nếu có)
  • Câu chuyện để lại ấn tượng sâu sắc nào?

c) Kết bài: Tình cảm và suy nghĩ của em đối với câu chuyện.

Biểu điểm:

  • Điểm 5.00: Bài làm đáp ứng hầu hết các yêu cầu trên, còn mắc một ít sai sót nhỏ về diễn đạt.
  • Điểm 3.00 – 4.00: Bài làm đủ các yêu cầu trên, còn mắc một vài sai sót nhỏ, lúng túng trong diễn đạt.
  • Điểm 1.00- 2.00: Tỏ ra hiểu đề, bố cục chưa rõ ràng và còn lúng túng trong diễn đạt, nội dung chưa sâu.
  • Điểm 00,0: Sai lạc cả nội dung, thể loại.
0