Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 năm 2015 có đáp án
Các em tham khảo Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 năm 2015 - Hưng Yên các em cùng tham khảo chi tiết dưới đây ...
Các em tham khảo Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 năm 2015 - Hưng Yên các em cùng tham khảo chi tiết dưới đây
Xem thêm:
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI
MÔN NGỮ VĂN 11. NĂM HỌC 2014 - 2015
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Đề 1:
Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ Thương vợ (Trần Tế Xương). ( 6 đ)
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo xèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ, âu đành phận
Năm nắng mười mưa, dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!
Có chồng hờ hững cũng như không!
Từ hình ảnh bà Tú trong bài thơ, anh (chị) có suy nghĩ gì về phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.(4 đ)
Hướng dẫn chấm
1.Yêu cầu chung về kĩ năng
Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề… ). Đặc biệt, học sinh phải nắm vững thao tác phân tích tác phẩm thơ
- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng.
2. Yêu cầu về nội dung:
a. Nghị luận văn học:
*Giới thiệu tác giả , tác phẩm (0,5 đ)
*Nội dung: (4đ)
- Hai câu đề: Lời kể về công việc làm ăn và gánh nặng gia đình mà bà Tú phải đảm đương.
- Hai câu thực: Đặc tả cảnh làm ăn vất vả để mưu sinh của bà qua đó thấy được nỗi thông cảm sâu sắc trước sự tảo tần của người vợ.
- Hai câu luận: Bình luận về cảnh đời oái oăm mà bà túi gánh chịu..
- Hai câu kết: Là tiếng chửi, tự chửi mỉnh và chửi thói đời đen bạc.
*Nghệ thuật ( 1 đ)
- Vận dụng sáng tạo ngôn ngữ và thi liệu văn hóa dân gian;
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và trào phúng.
.*Đánh giá chung ( 0,5 đ)
b. Nghị luận xã hội:
Nhận thức: Người phụ nữ VN kế thừa ngững phẩm chất vốn có và phát huy những phẩm chất đó phù hợp với tình hình xã hội hiện nay để xứng đáng với danh hiệu mà Bác Hồ đã trao tặng “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. (2 đ)
Hành động:Phụ nữ cần trau dồi tri thức, phẩm chất, đạo đức để phù hợp với thời kỳ mới (2 đ)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI
MÔN NGỮ VĂN 11. NĂM HỌC 2014 - 2015
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Đề 2:
Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ Tự tình II (Hồ Xuân Hương). ( 6 đ)
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
Qua đó, anh (chị) có suy nghĩ gì về cuộc sống của người phụ nữ ViệtNamngày nay. (4 đ)
Hướng dẫn chấm
1.Yêu cầu chung về kĩ năng
Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề… ). Đặc biệt, học sinh phải nắm vững thao tác phân tích tác phẩm thơ
- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng.
2. Yêu cầu về nội dung:
a. Nghị luận văn học:
*Giới thiệu tác giả , tác phẩm (0,5 đ)
*Nội dung: (4đ)
-Hai câu đề: Nỗi cô đơn, buồn tủi và bẽ bàng về duyên phận của nhân vật trữ tình.
-Hai câu thực: hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa, cay đắng.
- Hai câu luận:Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người sẵn niềm phẫn uất và sự bộc lộ cá tính, bản lĩnh không cam chịu, như muốn thách thức số phận của Hồ Xuân Hương.
- Hai câu kết:Tâm trạng chán chường, buồn tủi mà cháy bỏng khát vọng hạnh phúc cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
* Nghệ thuật (1 đ)
Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ: nghệ thuật đảo ngữ, tương phản và sắc thái ý nghĩa của các từ ngữ: trơ, văng vẳng, cái hồng nhan, với nước non).
.*Đánh giá chung ( 0,5 đ)
b. Nghị luận xã hội:
Nhận thức: Người phụ nữ VN kế thừa ngững phẩm chất vốn có và phát huy những phẩm chất đó phù hợp với tình hình xã hội hiện nay để xứng đáng với danh hiệu mà Bác Hồ đã trao tặng “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. (2 đ)
Hành động:Phụ nữ cần trau dồi tri thức, phẩm chất, đạo đức để phù hợp với thời kỳ mới (2 đ)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI
MÔN NGỮ VĂN 12. NĂM HỌC 2014 - 2015
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Đề 1:
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa.." mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…
( Nguyễn Khoa Điềm- Đất Nước)
Qua đó, anh (chị) có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước hiện nay.
Hướng dẫn chấm
- b. Yêu cầu chung về kĩ năng
Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học. kết hợp với nghị luận xã hội.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận văn học và nghị luận xã hội (phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề… ). Đặc biệt, học sinh phải nắm vững thao tác phân tích tác phẩm thơ
- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng.
b. Yêu cầu về nội dung:
A.Nghị luận văn học (6 đ)
-Giới thiệu tác giả , tác phẩm, đoạn thơ (1đ)
- Nội dung: (3đ)
+Đất Nước là những gì thân thuộc, gần gũi trong cuộc sống hàng ngày
+ ĐN gắn liền với phong tục tập quán của người Việt
+ ĐN với truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của người Việt
+ ĐN với tinh thần lao động cần cù của người Việt
- .Nghệ thuật ( 1đ)
.-.Đánh giá chung ( 1đ)
B.Nghị luận xã hội: (4 đ)
a.Yêu cầu chung về kĩ năng
Nắm phương pháp làm bài nghị luận xã hội.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận xã hội (phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề… ).
- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng.
b.Yêu cầu về nội dung
+Nhận thức: trách nhiệm trong thời kỳ đất nước hòa bình (1 đ)
+Hành động: xây dựng đất nước ngày càng phát triển về mọi mặt: kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật…( 1 đ)
+Phê phán: sống vô trách nhiệm , cá nhân , hưởng thụ (1 đ)
+Liên hệ bản thân: tích cực học tập, tu dưỡng đạo đức CM….(1 đ)
Lưu ý: Học sinh có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách khác nhau. Giám khảo đánh giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội dung toàn bài của học sinh
Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
Điểm toàn bài làm tròn đến 0,5
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI
MÔN NGỮ VĂN 12. NĂM HỌC 2014 - 2015
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Đề 2:
Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh người chiến sĩ Tây Tiến qua đoạn thơ sau :
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
( Quang Dũng-Tây Tiến)
Từ hình ảnh người chiến sĩ Tây Tiến, anh (chị) có suy nghĩ gì về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay.
Hướng dẫn chấm
A.Nghị luận văn học
- c. Yêu cầu chung về kĩ năng
Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học. kết hợp với nghị luận xã hội.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận văn học (phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề… ). Đặc biệt, học sinh phải nắm vững thao tác phân tích tác phẩm thơ
- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng.
b. Yêu cầu về nội dung:
-Giới thiệu tác giả , tác phẩm, đoạn thơ (1 đ)
- Nội dung: (3đ)
+ Vẻ đẹp bi tráng của người lính:
+Vẻ đẹp của tâm hồn của những chàng trai Hà Nội lãng mạn, hào hoa:
+Hình ảnh người lính ngời lên vẻ đẹp lí tưởng của thời đại: Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh.
+ Ca ngợi sự hi sinh bi tráng của những người lính Tây Tiến:
-.Nghệ thuật ( 1đ)
.-.Đánh giá chung ( 1 đ)
B.Nghị luận xã hội:
a.Yêu cầu chung về kĩ năng
Nắm phương pháp làm bài nghị luận xã hội.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận xã hội (phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề… ).
- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng.
b.Yêu cầu về nội dung
+Nhận thức: Lý tưởng sống trong thời kỳ đất nước hòa bình (1 đ)
+Hành động: Sống vì mọi người (1 đ)
+Phê phán: lối sống thấp hèn (1 đ)
+Liên hệ bản thân: tích cực học tập, tu dưỡng đạo đức CM….(1 đ)
Lần theo dòng chảy của thời gian, trở về với lịch sử quá khứ hào hùng của dân tộc, chói lòa trong mỗi chúng ta là hào khí của một thời đại rực lửa. Lớp lớp cha anh đã anh dũng xông pha chiến trận, đã đem tuổi thanh xuân của mình cho tổ quốc thân yêu. Với ý chí “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Bởi sâu thẳm trong trái tim mỗi người luôn phơi phới một niềm tin “Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” và một chân lý sáng ngời ở tương lai “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Với ý chí chiến đấu quả cảm, với lý tưởng sống cao đẹp của tuổi trẻ, cùng toàn dân đã làm nên một mùa xuân đại thắng, cho đất nước được đơm hoa độc lập, kết trái tự do. Nhưng trong niềm vui chung của ngày đại thắng đã có những người con không bao giờ trở về. Máu của họ đã nhuộm hồng cờ Tồ quốc, cho đất nước bay lên bát ngát mùa xuân”. Đúng như lời nhận định của nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh “Ý nghĩa cuộc sống của mỗi người – nhất là lớp trẻ không chỉ bó hẹp trong đời song riêng tư, mà phải vươn lên gần mình với xã hội, quan tâm tới mọi người, tới Tổ quốc, tới nhân dân, trở thành lý tưởng và hoài bão lớn”. Vâng! Với lý tưởng yêu nước thời chiến tranh là chiến đấu hy sinh để giành lấy độc lập tự do cho dân tộc, tin tưởng tuyệt đối vào con đường cách mạnh của Đảng và Hồ Chủ tịch. Còn trong lý tưởng yêu nước ngày nay và mai sau chúng ta vẫn mãi phải xem như một cuộc đấu tranh lâu dài và bền bỉ để chống lại nghèo nàn và lạc hậu; vì một đất nước “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Điều đó trên hết phụ thuộc vào bản lĩnh và trí tuệ thế hệ trẻ hôm nay, phải do chính mỗi chúng ta có ý thức xây dựng và rèn luyện.
Thế hệ cha anh đã làm nên bản lĩnh dân tộc Việt Nam – một dân tộc anh dũng, bất khuất, kiên cường. Nhìn lại những chặng đường đã qua như tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta bước tiếp những chặng đường phía trước. Thắp sáng nên ngọn lửa truyền thống “mãi mãi tuổi 20 luôn rực cháy trong tim thế hệ trẻ Việt Nam”.
Thanh niên Việt Nam hôm nay, đã và đang kế thừa những truyền thống quý báu của dân tộc, đang ra sức thi đua trên tất cả các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Với phong trào hành động cách mạng và những cuộc vận động: xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc - đồng hành với thanh niên trong lập thân lập nghiệp; Thanh niên sống đẹp, sống có ích; Thanh niên vì an sinh xã hội và bảo vệ môi trường; Thanh niên lập thân, lập nghiệp làm giàu chính đáng; Thanh niên với văn hóa giao thông; Thanh niên làm theo lời Bác – sống đẹp vì cộng đồng… thi đua học tập và làm theo tâm gương tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh đã thu hút đông đảo ĐVTN, HSSV tham gia; tạo sức lan tỏa trong toàn xã hội, khẳng định được sức trẻ, sức khỏe và lòng nhiệt huyết của Thanh niên trong thời kỳ mới.
Đó đây trên khắp các nẻo đường của Tổ quốc, hình ảnh màu áo xanh Thanh niên tình nguyện đang tô thắm cho lý tưởng sống cao đẹp của Thanh niên Việt Nam. Những trái tim nồng nhiệt tràn đầy tình yêu thương chia sẻ, ăm ắp tình thần xung kích của tuổi trẻ: “Đâu cần Thanh niên có, đâu khó có Thanh niên”. Và cuộc sống xung quanh ta có biết bao những tấm gương sáng ngời hiện thân cho lý tưởng sống cao đẹp của Thanh niên. Phải chăng đó là những chiến sỹ công an nhân dân kiên cường ngày đêm đấu tranh với tội phạm, những gương bác sỹ trẻ tận tâm cứu người với phương châm “Lương y như từ mẫu”; những giáo viên, giảng viên trẻ tình nguyện đến với những vùng miền núi xa xôi, hẻo lánh đem cái chữ đến cho bản làng; những học sinh, sinh viên nghèo vượt khó học giỏi; những anh nông dân làm kinh tế giỏi hay những doanh nhân trẻ thành đạt… Đó còn là những chiến sỹ quân đội nhân dân ngày đêm nắm chắc tay súng, canh giữ biên cương và nhiều nhiều những gương thanh niên tiêu tiểu âm thầm ngày đêm cống hiến hết mình, phụng sự đất nước đang nở những bông hoa tuyệt quý cho cuộc đời.
Thế hệ trẻ hôm nay “Sống đẹp, sống có ích” chính là tin tưởng tuyệt đối vào công cuộc đổi mới của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng; phải bằng những hành động, việc làm cụ thể xuất phát từ cái tâm trong sáng của mỗi người: “Mỗi Thanh niên hãy sống những ngày đẹp nhất, hãy bắt tay vào những công việc bình thường hàng ngày nhưng có ích cho đời”.
Hòa chung với tuổi trẻ cả nước, tuổi trẻ TN hôm nay đang phát huy vai trò xung kích, tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị, tích cực đẩy mạnh các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Với những chuỗi hoạt động thiết thực, ý nghĩa hưởng ứng “Năm Thanh niên tình nguyện 2014”; mỗi ĐVTN, HSSV trong toàn tỉnh đang ra sức thi đua học tập và rèn luyện, tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện góp thêm tiếng nói, tiêp thêm sức mạnh chung tay hành động; cùng viết tiếp nên những trang huyền thoại đáng tự hào về ngày hôm qua và góp phần xây dựng lối sống đẹp, sống có ích của ngày hôm nay.
zaidap.com