Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Hóa lớp 8 - THCS Lê Duẩn 2107
Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 8 trường THCS Lê Duẩn năm 2017 - 2018,cụ thể như sau Xem thêm: ...
Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 8 trường THCS Lê Duẩn năm 2017 - 2018,cụ thể như sau
Xem thêm:
A. TRẮC NGHIỆM (5Đ)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước cho câu trả lời đúng (mỗi câu đúng 0,25đ):
Câu 1. Kí hiệu hóa học của kim loại đồng là
A. cU. B. cu. C. CU. D. Cu.
Câu 2. Cho CTHH của một số chất: Cl2, ZnCl2, Al2O3, Ca, NaNO3, KOH. Trong đó có
A. 3 đơn chất và 3 hợp chất. B. 5 đơn chất và 1 hợp chất.
C. 2 đơn chất và 4 hợp chất. D. 1 đơn chất và 5 hợp chất.
Câu 3. Hạt nhân nguyên tử có cấu tạo bởi các loại hạt:
A. Electron, Proton. B. Proton, Nơtron.
C. Nơtron, Electron. D. Electron, Proton, Nơtron.
Câu 4. Phân tử khối của hợp chất CuO là:
A. 50 đvC. B. 60 đv C. C. 70 đvC. D. 80 đvC.
Câu 5. Nguyên tử trung hòa về điện là do trong nguyên tử có:
A. Số p = số n. C. Số n = số e.
B. Số p = số e. D. Tổng số p và số n = số e.
Câu 6. Công thức hóa học của axit nitric( biết trong phân tử có 1H, 1N, 3O) là:
A. HNO3. B. H3NO. C. H2NO3. D. HN3O.
Câu 7. Hóa trị của nhóm nguyên tử (SO4) là:
A. I. B. II. C. III. D. IV.
Câu 8. Hóa trị của nhôm là:
A. I. B. II . C. III. D. IV.
Câu 9: Dãy biểu diễn chất là:
A. Cốc thủy tinh, cốc nhựa, inox.
B. Thủy tinh, nước, inox, nhựa.
C. Thủy tinh, inox, xoong nồi.
D. Cơ thể người, nước, xoong nồi.
Câu 10: Nước tự nhiên là
A. 1 đơn chất. B. 1 hỗn hợp.
C . 1 chất tinh khiết. D. 1 hợp chất.
Câu 11: Kí hiệu biểu diễn hai nguyên tử oxi là
A. 2O. B. O2.
C. O2. D. 2O2
Câu 12: 5 nguyên tử X thì nặng bằng nguyên tử Brom. X là
A. C. B. Mg. C. O. D. N.
Câu 13. Vật thể sau đây là vật thể nhân tạo:
A. Cây cối; B. Sông suối; C. Nhà cửa; D. Đất đá.
Câu 14: Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử O và nặng hơn phân tử hiđro 47 lần. Kí hiệu hóa học của nguyên tố X là:
A. K. B. P. C. Ca. D. S.
Câu 15: Một nguyên tử có tổng số hạt là 52, trong đó số proton là 17, số electron và số nơtron lần lượt là:
A. 18 và 17. C. 16 và 19.
B. 19 và 16. D. 17 và 18.
Câu 16: Nguyên tố hóa học là tập hơp nguyên tử cùng loại có:
A. Cùng số nơtron trong hạt nhân.
B. Cùng số proton trong hạt nhân.
C. Cùng số electron trong hạt nhân.
D. Cùng số proton và số nơtron trong hạt nhân.
Câu 17: Để phân biệt đơn chất và hợp chất dựa vào dấu hiệu là:
A. Kích thước. B. Nguyên tử cùng loại hay khác loại.
C. Hình dạng. D. Số lượng nguyên tử.
Câu 18: Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau nhờ loại hạt:
A. Electron. C. Proton.
B. Nơtron. D. Proton và nơtron.
Câu 19: Hỗn hợp có thể tách riêng các chất thành phần bằng cách cho hỗn hợp vào nước, sau đó khuấy kỹ, lọc và cô cạn là:
A. Đường và muối. B. Bột đá vôi và muối ăn.
C. Bột than và bột sắt. D. Giấm và rượu.
Câu 20: Nguyên tử X nặng gấp 2 lần nguyên tử cacbon. Nguyên tử X đó có nguyên tử khối và kí hiệu hóa học là:
A. 24 - Mg. B. 16 - O C. 56 - Fe D. 32 - S
B. TỰ LUẬN (5đ):
Câu 1: (1đ) Tính khối lượng bằng gam của nguyên tử Oxi?
Câu 2: (2 đ) Viết công thức hóa học của axit sunfuric (biết trong phân tử có 2H, 1S, 4O)
Câu 3: (2 đ)
a. Lập công thức hoá học của hợp chất có phân tử gồm: Fe (II) và Cl (I).
b. Tính hóa trị của S trong hợp chất SO2
Theo TTHN