Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm học 2015 - 2016 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm học 2015 - 2016 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai Đề thi giữa kì I môn Hóa lớp 11 có đáp án Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 là đề kiểm ...
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm học 2015 - 2016 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11
là đề kiểm tra định kì giữa kì 1 lớp 11 dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo. Đề thi môn Hóa có đáp án đi kèm, hi vọng sẽ giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức hiệu quả.
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm học 2015 - 2016 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm học 2015 - 2016 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai
THPT THỐNG NHẤT A
ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: HÓA HỌC 11
Thời gian làm bài: 45 phút;
Câu 1: Phản ứng nào sau đây không phải phản ứng trao đổi ion?
A. HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3 B. MgSO4 + BaCl2 → MgCl2 + BaSO4
C. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag D. 2NaOH + CuCl2 → 2NaCl + Cu(OH)2
Câu 2: Trong dung dịch H3PO4 ta sẽ tìm được mấy loại ion khác nhau:
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 3: Thể tích dung dịch NaOH 0,5 M cần để trung hòa 300ml dung dịch HCl có pH = 2 là:
A. 6 ml. B. 20 ml C. 0,6 ml. D. 12 ml.
Câu 4: Phương trình nào sau đây biểu diễn sự phân li của dung dịch H2SO3
Câu 5: Cho các dung dịch A, B, C, D chứa tập hợp các ion sau:
(A) Cl-, NH4+, Na+, SO42- (B) Ba2+, Cl-, Ca2+, OH-
(C) K+, H+, Na+, NO3- (D) K+, NH4+, HCO3-, CO32-
Trộn 2 dung dịch nào với nhau thì cặp nào không phản ứng?
A. (A) + (B) B. (D) + (A) C. (B) + (C) D. (C) + (D)
Câu 6: Cho các chất sau: NaHCO3, Zn(OH)2, Ca(OH)2, NH4HSO4, (NH4)2CO3, Al(OH)3, NaCl. Số chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH và vừa phản ứng với dung dịch HCl là:
A. 2 B. 5. C. 3 D. 4
Câu 7: Phản ứng trao đổi ion trong dd các chất điện li chỉ có thể xảy ra khi
A. tạo thành chất kết tủa. B. tạo thành chất điện li yếu.
C. tạo thành chất khí. D. có ít nhất một trong 3 điều kiện trên.
Câu 8: Một dung dịch A có [OH–] = 1,0.10-3 M. Dung dịch A có:
A. pH = 3, làm quỳ tím hóa anh B. pH = 11, làm hồng phenolphtalein.
C. pH = 3, làm quỳ tím hóa đỏ D. pH = 11, làm xanh phenolphtalein.
Câu 9: Dung dịch H2SO4 có pH = 1 thì 100 ml dung dịch đó có hòa tan lượng H2SO4 là:
A. 0, 245 g B. 0,98 g C. 0,049 g D. 0,49 g
Câu 10: Cho phương trình ion rút gọn của phản ứng sau: Ba2+ + SO42- → BaSO4↓
Phương trình hóa học của phản ứng trên là:
A. (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → B. CuSO4 + Ba(NO3)2 →
C. Fe2(SO4)3 + Ba(OH)2 → D. H2SO4 + BaSO3 →
Câu 11: Zn(OH)2 là:
A. Chất có lực bazơ mạnh
B. Chất có lực axit mạnh
C. Chất có khả năng tan hoàn toàn trong nước.
D. Chất có lực bazơ yếu.
Câu 12: Sau khi trộn 100ml dung dịch HCl 1,0 M với 400ml dung dịch NaOH 0,375M thì pH dung dịch sau khi pha trộn là:
A. 12 B. 13 C. 1 D. 2
Câu 13: Cho 100ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 1M và CuCl2 0,6M vào 100ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,4M và Ba(OH)2 0,4M, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Tính m.
A. 5,88g B. 8,58g. C. 0,98g D. 1,96g
Câu 14: Chất nào sau đây không dẫn đi n được?
A. KCl rắn, khan. B. CaCl2 hòa tan trong nước.
C. NaOH nóng chảy. D. HBr hòa tan trong nước.
Câu 15: Những ion nào sau đây cùng có mặt trong dung dịch?
A. Mg2+, SO42-, Cl-, Ba2+ B. Fe3+, OH-, Na+, Ba2+
C. H+, Cl-, Na+, Al3+ D. S2-, Fe2+, Cu2+, Cl-
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11
1. C; 2.A; 3. A; 4. B; 5. B; 6. D; 7. D; 8. B; 9. D; 10. B;
11. D; 12. B; 13. C; 14. A; 15. C; 16. A; 17. A; 18. D; 19. C; 20. C;
21. D; 22. B; 23. A; 24. B; 25. B; 26. A; 27. C; 28. B; 29. C; 30. D