14/01/2018, 16:29

Đề kiểm tra định kì cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2015 trường tiểu học Điệp Nông, tỉnh Thái Bình

Đề kiểm tra định kì cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2015 trường tiểu học Điệp Nông, tỉnh Thái Bình Đề thi học kì II môn Tiếng Việt 4 có đáp án Đề thi cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 là đề ...

Đề kiểm tra định kì cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2015 trường tiểu học Điệp Nông, tỉnh Thái Bình

Đề thi cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

là đề thi tham khảo cuối học kì II môn Tiếng Việt lớp 4 phần Đọc - Viết hay, dành cho các em học sinh tham khảo, nghiên cứu luyện đề, chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 sắp diễn ra.

Đề kiểm tra cuối năm môn Toán lớp 4 năm học 2014-2015 trường Tiểu học Trùng Khánh, Hải Dương

Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 4 năm 2015 trường Tiểu học Kim Đồng

PHÒNG GD&ĐT HƯNG HÀ
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐIỆP NÔNG

Họ tên HS: ................................................................
Lớp: ...........................................................................
SBD: ………………………….

KTĐK CUỐI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2014-2015
Môn: Tiếng Việt – Lớp 4
KIỂM TRA ĐỌC

Giám thị 

Giám thị

Điểm

A. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (1 điểm) …………

B. ĐỌC THẦM: (25 phút)

CÁ HEO Ở BIỂN TRƯỜNG SA

Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.

Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo. Buổi văn nghệ đang đầy ắp tiếng cười, bỗng biển có tiếng động mạnh, nước đập ùm ùm như có người tập bơi. Một người kêu lên: “Cá heo!”. Thì ra chú cá heo thấy các anh
chiến sĩ hò hát vui quá, gọi nhau quây đến quanh tàu để chia vui.

Cá heo giống tính trẻ em, thích nô đùa, thích được cổ vũ. Anh em ùa ra vỗ tay, hoan hô: “A! Cá heo nhảy múa đẹp quá!”. Thế là cá thích, nhảy vút lên thật cao. Có chú quá đà vọt lên boong tàu cách mặt nước đến một mét. Có lẽ va vào sắt bị đau, chú nằm
im, mắt nhắm nghiền, phía đuôi bị rách một mảng.

Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai bàn tay, nói nựng:

- Có đau không chú heo? Lần sau khi nhảy múa phải chú ý nhé, đừng nhảy lên boong tàu.

- Anh ta vuốt ve con cá rồi thả xuống nước. Cả đàn cá quay ngay lại, quay đầu về phía boong tàu, nhảy vung lên một cái như để cám ơn rồi toả ra biển rộng.

- Hôm sau, tàu nhổ neo. Đàn cá heo lại kéo đến. Đúng là đàn cá heo đêm qua…

Theo Hà Đình Cẩn

C. Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu X vào ô  trước ý trả lời đúng nhất hoặc viết câu trả lời vào chỗ chấm.

1. Tàu Phương Đông của các anh chiến sĩ buông neo ở đâu?

 Vùng biển Hoàng Sa.
 Vùng biển Trường Sa.
 Vùng biển yên tĩnh.

2. Các chiến sĩ thấy loại cá nào ở vùng biển Trường Sa của Việt Nam?

 Cá mập
 Cá voi
 Cá heo

3. Dấu hiệu nào cho thấy các anh chiến sĩ biết cá heo xuất hiện?

 Tiếng một anh chiến sĩ reo lên
 Biển có tiếng động mạnh, nước đập ùm ùm.
 Cá heo nhảy vọt lên boong tàu

4. “Cá heo giống tính trẻ em, thích nô đùa, thích được cổ vũ. Anh em ùa ra vỗ tay, hoan hô. “A ! Cá heo nhảy múa đẹp quá!”. Thế là cá thích, nhảy vút lên thật cao.

Đoạn văn trên nói lên điều gì về tính cách của cá heo?
…………………………………………………………………….

5. Khi anh chiến sĩ thả con cá heo xuống nước, đàn cá quay đầu lại boong tàu, nhảy vung lên như để làm gì?

 Cám ơn
 Tạm biệt
 Xin lỗi

6. Thành phần trạng ngữ trong câuHôm sau, tàu nhổ neo.” là:

…………………………………………………………………………

7. Câu A! Cá heo nhảy múa đẹp quá! là loại câu gì?

 Câu kể
 Câu khiến
 Câu cảm

8. Trong câu Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa. Bộ phận nào là chủ ngữ?

 Tàu Phương Đông
 Chúng tôi
 Tàu Phương Đông của chúng tôi

Đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 4 - Đề kiểm tra Viết

I. Chính tả (nghe - viết) (2 đ)

Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết tên bài, đoạn văn và tên tác giả bài Hoa học trò ( SGK TV4 Tập 2/ trang 43) đoạn từ Hoa phượng là hoa học trò đến bất ngờ vậy? - thời gian khoảng 15 phút

Hoa học trò

Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?

Theo Xuân Diệu

II. Tập làm văn (3 đ) – 25 phút.

Đề bài: Hãy viết bài văn tả một con vật nuôi mà em yêu thích nhất

Đáp án đề thi cuối kì Tiếng Việt lớp 4 

Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 4 trường tiểu học Vĩnh Gia, An Giang năm 2015 - 2016

Đề kiểm tra chất lượng cuối học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2015 trường tiểu học Điệp Nông, Thái Bình

A. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (1 điểm) giáo viên tự kiểm tra và lấy điểm khi thực hiện các tiết ôn tập tuần 35 – phần ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

B. ĐỌC THẦM:

C. Dựa vào nội dung bài đọc, học sinh đánh dấu X vào ô  trước ý trả lời đúng hoặc viết đúng các câu trả lời như sau: (Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)

  •  Vùng biển Trường Sa.
  •  Cá heo
  •  Biển có tiếng động mạnh, nước đập ùm ùm.
  • Tính cách của cá heo giống tính trẻ con (giống tính trẻ con)
  •  Cám ơn
  •  Hôm sau
  • Câu cảm
  •  Tàu Phương Đông của chúng tôi,

Đáp án Đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 4 - Đề kiểm tra Viết

I. Chính tả (2đ)

  • Đánh giá cho điểm: bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, trình bày đúng đoạn văn. (2đ)
  • Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ 0,25đ/lỗi
  • Lưu ý nếu chữ viết không rõ ràng sai về độ cao khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ (0,5đ) toàn bài.

II. Tập làm văn (3đ)

* Đảm bảo các yêu cầu sau được 3 điểm:

  • Viết được một bài văn tả một con vật nuôi mà em yêu thích; có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài, bài viết có sự sáng tạo, độ dài bài viết khoảng 15 câu trở lên.
  • Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
  • Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.

* Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho mức điểm: 2,5đ – 2,0đ - 1,5đ – 1,0đ - 0,5đ

* Mở bài:

Giới thiệu con vật định tả là con vật gì, trong hoàn cảnh nào? (0,75 điểm)

* Thân bài:

  • Tả bao quát, tả chi tiết các bộ phận nổi bật của con vật định tả. (1,0 điểm)
  • Tả các hoạt động của con vật có lồng cảm xúc của người tả. (0,5 điểm)

* Kết bài:

Nêu tình cảm, thái độ của em đối với con vật đó. (0,75 điểm)

* Lưu ý:

Tuỳ vào mức độ bài viết của các em, giáo viên có thể cho các thang điểm:

  • Mở bài: 0,75 đ – 0,5 đ – 0,25 đ
  • Thân bài: 1,5 đ – 1,25 đ – 1,0 đ – 0,75 đ – 0,5 đ
  • Kết bài: 0,75 đ – 0,5 đ – 0,25 đ
  • Lạc đề: Không cho điểm
0