Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 trường THCS Bình Giang, Hòn Đất năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 trường THCS Bình Giang, Hòn Đất năm 2015 - 2016 Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử lớp 9 có đáp án Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 có đáp án kèm theo được VnDoc sưu ...
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 trường THCS Bình Giang, Hòn Đất năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9
có đáp án kèm theo được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh lớp 9 nhằm học tốt môn Lịch sử, ôn tập lại kiến thức và tự luyện tập nhằm đạt điểm cao trong các bài thi giữa kì, thi cuối kì. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 trường THCS Bình Giang, Hòn Đất năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 trường THCS Ea Lê, Ea Súp năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 trường THCS Mỹ Tài, Phù Mỹ năm 2015 - 2016
Phòng GD&ĐT Hòn Đất
Trường THCS Bình Giang
KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ - Lớp: 9
Năm: 2015 - 2016
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: (1 điểm) Tại sao việc thống nhất các tổ chức cộng sản là cần thiết?
Câu 2: (3 điểm) Em hãy trình bày ngắn gọn diễn biến, kết quả của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954?
Câu 3: (3 điểm) Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965 – 1968) và chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" (1969 – 1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có gì giống và khác nhau?
Câu 4: (3 điểm) Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975)?
Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9
Câu 1: Việc thống nhất các tổ chức cộng sản là cần thiết vì:
- Ba tổ chức cộng sản cùng ra đời, hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau. (0,5đ)
- Yêu cầu cấp thiết là phải có một đảng thống nhất. (0,5đ)
Câu 2: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954:
Diễn biến gồm 3 đợt: (bắt đầu từ 13-3 đến hết ngày 7-5-1954) (0,5đ)
- Đợt 1: quân ta tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc. (0,5đ)
- Đợt 2: quân ta tấn công các cứ điểm ở phía đông phân khu Trung tâm. (0,5đ)
- Đợt 3: quân ta tổng công kích các cứ điểm còn lại ở phân khu trung tâm và phân khu nam, chiều 7-5 tướng Đờ ca-xtơ-ri cùng toàn bộ ban tham mưu địch đầu hàng. (0,5đ)
Kết quả: Ta tiêu diệt và bắt sống 16200 tên địch, thu và phá huỷ toàn bộ phương tiện chiến tranh, bắn rơi 62 máy bay. (1,0đ)
Câu 3: So sánh chiến lược "Chiến tranh cục bộ" và chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh"
* Giống nhau: Đều là chiến tranh thực dân mới, nhằm xâm lược và thống trị miền Nam, phá hoại miền Bắc do cố vấn Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại của Mĩ. (1,0đ)
* Khác nhau
Chiến tranh cục bộ | Việt Nam hóa chiến tranh | Điểm | |
Quy mô | Mở rộng cả nước. | Toàn Đông Dương. | 0,5 |
Lực lượng tham chiến | Quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ, quân đội Sài Gòn. | Quân đội Sài Gòn là chủ yếu, phối hợp với hỏa lực và không quân Mĩ. | 1,0 |
Vai trò của Mỹ | Mĩ trực tiếp chiến đấu. | Quân Mĩ phối hợp chiến đấu. | 0,5 |
Câu 4: Nguyên nhân thắng lợi:
- Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh... (0,5đ)
- Nhân dân giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm... Có hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh... (0,5đ)
- Sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của 3 dân tộc Đông Dương; Sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là Liên Xô, Trung Quốc. (0,5đ)
Ý nghĩa lịch sử:
- Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. (0,5đ)
- Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc – kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. (0,5đ)
- Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, cổ vũ to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.(0,5đ)