Đề kiểm tra chương 1 (phần 3)
Câu 17: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho ba điểm A(-1; 3), B(4; 2), C(9; 1). Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Ba điểm A, B, C không thẳng hàng B. Điểm C nằm giữa hai điểm A và B C. Điểm B nằm giưac hai điểm A và C D. Điểm A nằm giữa hai điểm B và C Câu 18: Trong ...
Câu 17: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho ba điểm A(-1; 3), B(4; 2), C(9; 1). Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Ba điểm A, B, C không thẳng hàng
B. Điểm C nằm giữa hai điểm A và B
C. Điểm B nằm giưac hai điểm A và C
D. Điểm A nằm giữa hai điểm B và C
Câu 18: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC với G là trọng tâm. Biết A(-1 ; 4), B(2; 5), G(0; 3). Tọa độ đỉnh C của tam giác ABC là:
A. C(-1 ; 1) B. C(-1 ; 0) C. C(0 ; 1) D. C(1; -1)
Câu 19: Cho hình bình hành ABCD. Nếu AB→ = -CI→/2 thì mệnh đề nào sau đay là đúng?
A. I và D đối xứng với nhau qua C
B. I là trung điểm của CD
C. I và C đối xứng với nhau qua D
D. I trùng với D
Câu 20: Cho bốn điểm A(3; 1), B(2; 2), C(1; 6), D(1;-6). Điểm G(2; -1) là trọng tâm của tam giác nào sau đây?
A. Tam giác ABC
B. Tam giác ABD
C. Tam giác ACD
D. Tam giác BCD
Câu 21: Cho hai điểm M(8; -1) và N(3; 2). Nếu P là điểm đối xứng với điểm M qua điểm N thì P có tọa độ là:
A. P(-2 ; 5) B. P(13; -3) C. P(11; -1) D. P(11/2;1/2)
Câu 22: Cho M(m + 1; 1), N(1; 4), P(2; 3). Giá trị của m để ba điểm M, N, P thẳng hàng là:
A. m = 4 B. m = -5 C. m = 3 D. m = 5
Câu 23: Tam giác ABC có B(0; 5), trọng tâm G(2; 1). Tọa độ trung điểm M của cạnh AC là:
A. M(2; -4) B. M(2; 4) C. M(1; -2) D. M(-1; 2)
Câu 24: Trên mặt phẳng tọa độ cho hai điểm A(1; 2); B(3; 4). Tìm trên trục hoành điểm M sao cho MA + MB nhỏ nhất.
Tọa độ điểm M là
A. M(1; 0 ) B. M(2; 0) C. M(5/3;0) D. M(3/5;0)
Câu 25: Cho tam giác ABC. Gọi A’ là trung điểm của BC, B’ trên AC sao cho B'C→ = 3B'A→, C’ là giao điểm của A’B’ với cạnh AB. Tỉ số (C' A)/C'B bằng
A. 1/4 B. 1/3 C. 2/3 D. 3
Hướng dẫn giải và Đáp án
17-C | 18-C | 19-C | 20-B | 21-A | 22-C | 23-C | 24-C | 25-B |
Câu 17:
Ta có AC→=2AB→ nên A, B, C thẳng hàng và B nằm giữa hai điểm A cà C.
Câu 24:
Rõ ràng A và B nằm cùng phía đối với trục hoành. Lấy A’ đối xứng với A qua trục hoành thì A’ = (1; -2).
∀M ∈ Ox ta có:
Đẳng thức xảy ra <=> M ≡ N trong đó N thuộc trục hoành và A’, N, B thẳng hàng. Kiểm tra thấy M(5/3;0) thỏa mãn.