Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 môn Vật lý lớp 12 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2016 - 2017
Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 môn Vật lý lớp 12 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2016 - 2017 Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý lớp 12 có đáp án Đề kiểm tra 45 phút môn Vật lý lớp 12 là đề kiểm ...
Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 môn Vật lý lớp 12 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2016 - 2017
Đề kiểm tra 45 phút môn Vật lý lớp 12
là đề kiểm tra 1 tiết nhằm đánh giá năng lực học tập của học sinh. Phần đáp án đã được chúng tôi cập nhật đầy đủ. Mời các bạn tham khảo.
Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 môn Hóa học lớp 12 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2016 - 2017
Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2016 - 2017
Trường THPT Phan Ngọc Hiển Mã đề 121 |
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN: VẬT LÝ - LỚP 12A |
Câu 1. Khi một vật dao động điều hòa thì
A. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
B. gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
C. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn tỉ lệ với bình phương biên độ.
D. vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng
Câu 2. Khi có sóng dừng trên dây AB thì thấy trên dây có 7 nút (A, B đều là nút) với tần số sóng là 60 Hz. Với dây AB và vận tốc truyền sóng như trên, muốn trên dây có 5 nút (A, B đều là nút) thì tần số phải là.
A. 60 Hz. B. 90 Hz. C. 28 Hz. D. 40 Hz.
Câu 3. Kết luận nào sau đây không đúng khi nói về tính chất của sự truyền sóng trong môi trường?
A. Sóng truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí.
B. Sóng truyền đi không mang theo vật chất của môi trường.
C. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng.
D. Các sóng âm có tần số khác nhau nhưng truyền đi với vận tốc như nhau trong mọi môi trường.
Câu 4. Pha ban đầu của x = 5cos(-2πt - π/4) cm là:
Câu 5. Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình x = 3cos(πt + π/2) (cm). Tốc độ trung bình của vật trong hai chu kỳ là:
A. 3 cm/s B. 4 cm/s C. 5 cm/s D. 6 cm/s
Câu 6. Lực kéo về tác dụng lên một chất điểm dao động điều hòa có độ lớn
A. và hướng không đổi.
B. tỉ lệ với độ lớn của li độ và luôn hướng về vị trí cân bằng.
C. tỉ lệ với bình phương biên độ.
D. không đổi nhưng hướng thay đổi.
Câu 7. Vật dao động điều hòa, thời gian ngắn nhất vật đi từ vị trí cân bằng đến li độ cực đại là 0,2s. Chu kỳ dao động của vật là:
A. 0,2s. B. 0,4s. C. 0,6s. D. 0,8s.
Câu 8. Dao động tắt dần là một dao động có
A. biên độ giảm dần do ma sát. B. chu kỳ tăng tỉ lệ với thời gian.
C. ma sát cực đại. C. tần số giảm dần theo thời gian
Câu 9. Khi gắn quả cầu m1 vào một lò xo, nó dao động với chu kỳ 1,2s. Khi gắn quả cầu m2 vào lò xo ấy, nó dao động với chu kỳ 1,6s. Khi gắn đồng thời m1 và m2 vào lò xo đó thì chu kỳ dao động của chúng là:
A. 1,4s B. 2,0s C. 2,8s D. 4s
Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Điều kiện để xảy ra cộng hưởng là tần số góc của lực cưỡng bức bằng tần số góc của dao động riêng.
B. Điều kiện để xảy ra cộng hưởng là tần số của lực cưỡng bức bằng tần số của dao động riêng.
C. Điều kiện để xảy ra cộng hưởng là chu kỳ của lực cưỡng bức bằng chu kỳ của dao động riêng.
D. Điều kiện để xảy ra cộng hưởng là biên độ của lực cưỡng bức bằng biên độ của dao động riêng.
Câu 11. Hòn bi của một con lắc lò xo có khối lượng bằng m, nó dao động với chu kỳ T. Nếu thay hòn bi bằng hòn bi khác có khối lượng 4m thì chu kỳ con lắc sẽ là:
A. 2T B. 4T C. T√2 D. T/2
Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong dao động tắt dần, một phần cơ năng đã biến thành nhiệt năng.
B. Trong dao động tắt dần, một phần cơ năng đã biến thành hóa năng.
C. Trong dao động tắt dần, một phần cơ năng đã biến thành điện năng.
D. Trong dao động tắt dần, một phần cơ năng đã biến thành quang năng.
Câu 13. Con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng 100g và lò xo có độ cứng 1N/cm, (lấy π2 = 10) dao động điều hòa với chu kỳ:
A. 0,1s B. 0,2s C. 0,3s D. 20s
Câu 14. Người ta có thể nghe được âm có tần số
A. từ 160 Hz đến 15000 Hz B. từ thấp đến cao.
C. dưới 16 Hz. D. trên 20000 Hz.
Câu 15. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động vuông pha có biên độ A1 và A2 nhận các giá trị nào sau đây?
Câu 16. Ở mặt nước, có hai nguồn kết hợp A và B dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = uB = 2cos20πt (cm). Tốc độ truyền sóng là 30 cm/s. Coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyền đi. Phần tử M ở mặt nước cách hai nguồn lần lượt là 10,5 cm và 13,5 cm có biên độ dao động là
A. 4 cm B. 2 cm C. 1 cm D. 0 cm
Câu 17. Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng chu kỳ có phương trình lần lượt là: x1 = 4cos(10πt + π/3) cm; x2 = 4cos10πt. Phương trình dao động tổng hợp của hai dao động trên là:
Câu 18. Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số theo các phương trình: x1 = 2cos(5πt + π/2) (cm), x = 2cos(5πt) (cm). Vận tốc của vật có độ lớn cực đại là:
A. 10π√2 cm/s B. 10√2 cm/s C. 10π cm/s D. 10 cm/s
Câu 19. Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển thấy nó nhô lên cao 10 lần trong 18s, khoảng cách giữa hai ngọn sóng kế nhau là 4m. Vận tốc truyền sóng trên mặt biển là:
A. 1m/s B. 2m/s C. 4m/s D. 8m/s.
Câu 20. Một sợi dây đàn hồi nằm ngang có điểm đầu O dao động theo phương đứng với biên độ 8cm, T = 0,5s. Vận tốc truyền sóng là 20cm/s. Viết phương trình sóng tại M cách O đoạn 40cm.
A. uM = 5cos(4πt - 5π) (cm) B. uM = 8cos(4πt - 8π) (cm)
C. uM = 5cos(4πt - π) (cm) D. uM = 8cos(4πt - 25π) (cm)
Câu 21. Một dây dàn dài 60cm phát ra âm có tần số 100Hz. Quan sát trên dây đàn ta thấy có 3 bụng sóng. Tính vận tốc truyền sóng trên dây.
A. 4000m/s B. 400cm/s C. 40cm/s D. 40m/s
Câu 22. Hai âm có cùng độ cao, chúng có cùng đặc điểm nào trong các đặc điểm sau?
A. Cùng tần số. B. Cùng biên độ.
C. Cùng bước sóng trong một môi trường. D. Cả A và B.
Câu 23. Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B dao động điều hòa cùng pha theo phương trình thẳng đứng. Biết tốc độ truyền sóng không đổi trong quá trình lan truyền, bước sóng do mỗi nguồn phát ra bằng 12 cm. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động với biên độ cực đại nằm trên đoạn thẳng AB là
A. 3 cm B. 6 cm C. 9 cm D. 12 cm.
Câu 24. Một con lắc lò xo dao động với biên độ 4 cm. Xác định li độ của vật để thế năng của vật bằng 1/3 động năng của nó.
A. ±3√2 cm B. ±2 cm C. ±2√2 cm D. ±3 cm
Câu 25. Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A và B cách nhau 20cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình là uA = uB = 2cos50πt (cm) (với t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên chất lỏng là 1,5 m/s. Trên đoạn thẳng AB, số điểm có biên độ dao động cực đại và số điểm đứng yên lần lượt:
A. 9 và 8 B. 7 và 8 C. 7 và 6 D. 9 và 10.
Câu 26. Hai âm không cùng độ cao khi:
A. không cùng biên độ. B. không cùng tần số.
C. không cùng bước sóng. D. không cùng biên độ, cùng tần số.
Câu 27. Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có biên độ lần lượt là 10cm và 6cm. Biên độ dao động tổng hợp không thể nhận giá trị nào sau đây:
A. 4 cm. B. 6 cm. C. 10 cm. D. 17cm.
Câu 28. Khi cường độ âm tăng 100 lần thì mức cường độ âm tăng
A. 10dB B. 20dB C. 30dB D. 40dB
Câu 29. Vật dao động điều hòa, thời gian ngắn nhất vật đi từ vị trí cân bằng đến li độ cực đại là 0,2s. Chu kỳ dao động của vật là:
A. 0,2s. B. 0,4s. C. 0,6s. D. 0,8s.
Câu 30. Một chất điểm dao động điều hòa với tần số 0,5Hz và đi qua VTCB với vận tốc 8π (cm/s). Gốc thời gian lúc chất điểm có li độ 4cm và thế năng của vật đang giảm.
Đáp án đề kiểm tra 45 phút môn Vật lý lớp 12
ĐỀ 121
1D; 2D; 3D; 4C; 5B; 6B; 7D; 8A; 9B; 10D;
11A; 12A; 13B; 14A; 15A; 16A; 17B; 18A; 19B; 20B;
21D; 22A; 23B; 24B; 25C; 26B; 27D; 28B; 29D; 30A.