08/05/2018, 21:20

Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 9 Học kì 1 (Đề 2)

Phần trắc nghiệm Câu 1: Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. ...của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt. A. Điện trở. B. Chiều dài. C. Cường độ. D. Hiệu điện thế. Câu 2: Muốn đo cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn cần các ...

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.

...của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt.

A. Điện trở.    B. Chiều dài.    C. Cường độ.    D. Hiệu điện thế.

Câu 2: Muốn đo cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn cần các dụng cụ gì và mắc dụng cụ đó với vật cần đo là:

A. Điện kế mắc song song với vật cần đo.

B. Vôn kế mắc nối tiếp với vật cần đo.

C. Ampe kế mắc nối tiếp với vật cần đo.

D. Ampe kế mắc song song với vật cần đo.

Câu 3: Trên hình 2 là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với hai dây dẫn khác nhau. Dựa vào đồ thị cho biết điện trở R1, R2, R3 có giá trị là:

A. R1 = 16Ω, R2 = 8Ω, R3 = 4Ω

B. R1 = 12Ω, R2 = 8,3Ω, R3 = 4,16Ω

C. R1 = 60Ω, R2 = 120Ω, R3 = 240Ω

D. R1 = 62,5Ω, R2 = 125Ω, R3 = 250Ω

Đề kiểm tra Vật Lí 9

Câu 4: Một dây dẫn dài 120m được uốn thành một cuộn dây. Khi đặt một hiệu điện thế 30V vào hia đầu cuộn dây này thì cường độ dòng điện qua nó là 125mA.

Mỗi đoạn dây dài 1m sẽ có điện trở là:

A. 1Ω    B. 2Ω    C. 3Ω    D. 4Ω

Câu 5: Một đoạn mạch điện gồm hai điện trở R1 = 6Ω, R2 = 3Ω mắc song song với nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 6V. Điện trở tương đương và cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là:

A. R = 9Ω và I = 0,6A

B. R = 9Ω và I = 1A

C. R = 2Ω và I = 1A

D. R = 2Ω và I = 3A

Câu 6: Đặt một hiệu điện thế U như nhau vào hai đầu điện trở R1 và R2, Biết R2 = 2R1. Nếu hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện là I = 0,2A. Nếu mắc hai điện trở R1 và R2 song sog vào hiệu điện thế trên thì cường độ dòng điện trong mạch chính là:

A. 0,2A    B. 0,3A    C. 0,4A    D. 0,9A

Câu 7: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 9V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,6A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn tăng lên đến 15V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là:

A. 1,2A    B. 1A    C. 0,9A    D. 1,8A

Câu 8: Một dây điện trở có chiều dài 12m và có điện trở 36Ω. Điện trở dây dẫn khi cắt ngắn dây đi 2m là:

A. 10Ω.    B. 20Ω.    C. 30Ω.    D. 40Ω.

Câu 9: Biểu thức định luật Ôm với một đoạn mạch là:

A. I = U2/R.    B. I = U2R.    C. I = U/R.    D. I = UR.

Câu 10: Cho điện trở R1 = 100Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 0,6A và điện trở R2 = 50Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 0,4A. Có thể mắc nối tiếp hai điện trở trên vào hiệu điện thế tối đa là:

A. U = 80V    B. U = 60V    C. U = 90V    D. U = 30V

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1:A

Điện trở của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt.

Câu 2:D

Muốn đo cường độ dòng điện cần mắc ampe kế nối tiếp với vật cần đo.

Câu 3:D

Ta có R = U/I. Từ đồ thị ứng với U = 10V và các giá trị I ta suy ra:

R1 = 10/0,16 = 62,5Ω; R2 = 10/0,08 = 125Ω; R1 = 10/0,04 = 250Ω.

Câu 4:B

Điện trở cuộn dây R = 30/0,125 = 240Ω.

Điện trở mỗi đoạn dây dài 1m: R1 = 240/120 = 2Ω

Câu 5:D

Điện trở mạch mắc song song

Đề kiểm tra Vật Lí 9

Cường độ dòng điện I = U/R = 6/2 = 3A

Câu 6:D

Điện trở mạch mắc nối tiếp Rnt = R1 + R2 = 3R1. Vậy U = 0,2.3R1 = 0,6.R1

Điện trở mạch mắc song song

Đề kiểm tra Vật Lí 9

Vậy cường độ dòng điện: I = U/R = 0,9A.

Câu 7:B

Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng bấy nhiêu lần. Hiệu điện thế đặt vào dây dẫn đã tăng lên 5/3 lần nên cường độ dòng điện cũng tăng lên 5/3 lần I’ = I. 5/3 = 1A.

Câu 8:C

Cắt ngắn dây đi 2m thì 10m dây còn lại có điện trở R = 10.36/12 = 30Ω.

Câu 9:C

Biểu thức định luật Ôm I = U/R

Câu 10:B

Nếu mắc nối tiếp hai điện trở thì cường độ dòng điện tối đa là 0,4A

Hiệu điện thế tối đa là: U = I(R1 + R2) = 0,4.150 = 60V.

Các đề kiểm tra Vật lí 9 có đáp án

0