Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 2 (Có đáp án - Trắc nghiệm + Tự luận 7)
Đề kiểm tra 15p Hóa 10 Học kì 2 - Bài số 2 (có đáp án) Thời gian làm bài: 15p Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Mn = 55, O = 16, Mg = 24, Fe=56, H = 1, Ag = 108, K = 39, Cl = 35,5, F = 19, Br = 80, I = 127, S = 32, Zn = 65, Cu = 64, Al = 27. I. Trắc nghiệm ( 3 điểm ) ...
Đề kiểm tra 15p Hóa 10 Học kì 2 - Bài số 2 (có đáp án)
Thời gian làm bài: 15p
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Mn = 55, O = 16, Mg = 24, Fe=56, H = 1, Ag = 108, K = 39, Cl = 35,5, F = 19, Br = 80, I = 127, S = 32, Zn = 65, Cu = 64, Al = 27.
I. Trắc nghiệm ( 3 điểm)
Câu 1: Hỗn hợp khí gồm: O2, Cl2, SO2, CO2 để thu được O2 tinh khiết người ta xử lý bằng cho hồn hợp khí trên tác dụng với hóa chất thích hợp, hóa chất đó là
A. nước brom. B. dung dịch HCl.
C. dung dịch NaOH. D. nước clo.
Câu 2: Nhận định nào sau về lưu huỳnh là sai?
A. S là chất rắn màu vàng.
B. S không tan trong nước.
C. S dẫn điện, dẫn nhiệt kém.
D. S không tan trong các dung môi hữu cơ.
Câu 3: Để chứng minh SO2 là một oxit axit, người ta cho SO2 phản ứng với chất nào sau đây?
A. Dung dịch brom.
B. Dung dịch kiềm.
C. Dung dịch KMnO4.
D. Dung dịch axit sunfuhiđric.
Câu 4: Phản ứng nào sau đây là sai?
A. 2FeO + 4H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.
B. Fe2O3 + 4H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.
C. FeO + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2O .
D. Fe2O3 + 3H2SO4 loãng → Fe2(SO4)3 + 3H2O.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Để pha loãng axit H2SO4 đặc ta rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh.
B. Oxi và ozon đều có tính oxi hóa mạnh nhưng tính oxi hóa của oxi mạnh hơn ozon.
C. Fe tác dụng với Cl2 và H2SO4 loãng đều tạo ra muối sắt (II).
D. H2S chỉ có tính oxi hóa và H2SO4 chỉ có tính khử.
Câu 6: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là
A. giấy quỳ tím. B. Zn.
C. Al. D. BaCO3.
II. Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm): Viết phương trình hóa học điều chế O2 trong phòng thí nghiệm và sản xuất SO2 trong công nghiệp.
Câu 2 ( 3 điểm): Nung nóng 5,8 gam hỗn hợp gồm bột Fe và bột S trong điều kiện không có không khí dến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y bằng H2SO4 loãng dư thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối của Z so với H2 là 19/3. Xác định % khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 3 ( 2 điểm): Sục từ từ 2,24 lít SO2 (ở đktc) vào 100 ml Ba(OH)2 0,75M. Kết thúc thí nghiệm thu được b gam chất rắn A và dung dịch B chứa c gam chất tan. Xác định b, c.
Đáp án và hướng dẫn giải
I. Trắc nghiệm ( 0,3 điểm/câu)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | C | D | B | B | A | D |
Câu 1: Dẫn hỗn hợp khí O2, Cl2, SO2, CO2 qua dung dịch NaOH chỉ có O2 không phản ứng. Chọn đáp án C
Câu 2: S tan tốt trong các dung môi hữu cơ. Chọn đáp án D
Câu 3: Để chứng minh SO2 là một oxit axit, cho SO2 phản ứng với dung dịch kiềm. Chọn đáp án B.
Câu 4: Fe2O3 + 4H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.. Chọn đáp án B.
Câu 5: Phát biểu đúng: Để pha loãng axit H2SO4 đặc ta rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh. Chọn đáp án A.
Câu 6:
Dùng BaCO3
- Nhận ra HCl nhờ có khí thoát ra (BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 ↑ + H2O)
- Nhận ra H2SO4 nhờ vừa có khí thoát ra vừa có kết tủa (BaCO3 + H2SO4 → BaSO4↓ + CO2 ↑ + H2O)
- KOH không hiện tượng.
Chọn đáp án D.
II. Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm):
HS viết đúng mỗi PTHH 1 điểm, không cân bằng PT hoặc thiếu điều kiện phản ứng trừ ½ số điểm mỗi PT.
- Điều chế oxi trong PTN:
- Sản xuất SO2 trong CN:
Câu 2 ( 3 điểm):
Fe + S → FeS
Theo bài ra → Y có FeS (x mol) và Fe dư ( y mol)
Cho Y vào H2SO4 loãng có phản ứng:
FeS + H2SO4 → FeSO4 + H2S
x x (mol)
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
y y (mol)
Hỗn hợp X gồm Fe(x +y mol) và S (x mol) → 88x + 56y = 5,8 (2)
Từ (1) và (2) → x = 0,029 mol, y = 0,058 mol
Câu 3 ( 2 điểm):
Tính được số mol SO2 = 0,1; số mol Ba(OH)2 = 0,075 (0,25 điểm)
→ sau phản ứng thu được 2 muối
→ sau phản ứng thu được 2 muối (0,25 điểm)
PTHH:
2SO2 + Ba(OH)2 → Ba(HSO3)2 (1) (0,25 điểm)
2x → x → x (mol)
SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O (2) (0,25 điểm)
y → y → y (mol)
Từ (1) và (2) có hpt: (0,5 điểm)
Giải hệ được x = 0,025, y = 0,05 (0,5 điểm)
→ b = 217.0,05 = 10,85 gam và c = 0,025. 299 = 7,475 gam.
Các đề kiểm tra Hóa học lớp 10 có đáp án và thang điểm