14/01/2018, 18:42

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 10 trường THPT Nguyễn Trung Trực, An Giang năm học 2016 - 2017

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 10 trường THPT Nguyễn Trung Trực, An Giang năm học 2016 - 2017 Đề kiểm tra 1 tiết môn GDCD lớp 10 có đáp án Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Giáo dục ...

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 10 trường THPT Nguyễn Trung Trực, An Giang năm học 2016 - 2017

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 10

. Tài liệu giúp các bạn học sinh nâng cao kỹ năng giải để để chuẩn bị thật tốt kiến thức cũng như kỹ năng cho bài kiểm tra 1 tiết môn GDCD trong học kì 1 này. Mời các bạn tham khảo.

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 10 trường THPT Đăk Song, Đăk Nông năm học 2016 - 2017

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 10 trường THPT Đông Quan, Hà Nội năm học 2016 - 2017

Đề kiểm tra 15 phút học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 10 trường THPT Nguyễn Huệ, Bình Phước năm học 2016 - 2017

SỞ GD&ĐT AN GIANG
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: GDCD LỚP 10
Thời gian làm bài: 45 phút

I. Trắc nghiệm: (6,0 điểm)

Câu 1: Quan điểm nào sau đây là quan điểm siêu hình:

a. Sự vật hiện tượng không ngừng thay đổi.
b. Sự vật hiện tượng là bất biến, không vận động.
c. Có SVHT thì vận động, có SVHT thì không vận động.
d. Sự vật hiện tượng có mối liên hệ với nhau

Câu 2: Ví dụ nào sau đây là tri thức triết học.

a. Tổng ba góc của 1 tam giác là 180 độ.
b. Dòng điện chạy qua làm bóng điện sáng.
c. Xu thế của cái mới là phát triển và tiến bộ.
d. Ngày 19 tháng 5 là ngày sinh Bác Hồ

Câu 3: Bản chất của mỗi trường phái triết học là trả lời các câu hỏi về:

a. Vật chất.
b. Ý thức.
c. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
d. Mối quan hệ giữa ý thức và tư duy

Câu 4: Có bao nhiêu hình thức vận động cơ bản?

a. 6         b. 5            c. 4             d. Các câu trên đều sai.

Câu 5: Đâu là vận động vật lý:

a. Sự bay hơi.        b. Sự dao động của con lắc.
c. Chim bay.           d. Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.

Câu 6: Trong các câu sau đây, câu nào thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi?

a. Nước đổ lá khoai           b. Đàn gãi tai trâu
c. Gieo gió gặt bão            d. Nước chảy đá mòn

Câu 7: V.I Lê-nin viết: "Sự phát triển là một cuộc "đấu tranh" giữa các mặt đối lập". Câu đó Lê-nin bàn về:

a. Hình thức của sự phát triển.
b. Nội dung của sự phát triển.
c. Điều kiện của sự phát triển.
d. Nguyên nhân của sự phát triển.

Câu 8: Triết học là hệ thống các quan điểm chung nhất về .... và vị trí của con người trong thế giới đó

a. Thế giới         b. Xã hội          c. Tự nhiên            d. Tư duy

Câu 9: Em hãy cho biết ý kiến nào đúng?

a. Vận động vật lý có bao hàm vận động cơ học.
b. Vận động hóa học có bao hàm vận động sinh học.
c. Vận động xã hội không bao hàm vận động nào khác
d. Vận động vật lý bao hàm vận động hóa học

Câu 10: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự vận động, phát triển.

a. Sự biến đổi về lượng dẫn đến biến đổi về chất.
b. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập trong mâu thuẫn
c. Do mâu thuẫn giữa sự vật này và sự vật khác
d. Sự thống nhất giữa chất và lượng

Câu 11: Trong mỗi mâu thuẫn, "hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau". Triết học gọi đó là:

a. Sự phát triển của sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan.
b. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
c. Sự tác động lẫn nhau trở thành mâu thuẫn.
d. Sự ràng buộc nhau của các sự vật hiện tượng.

Câu 12: Đặc trưng của phương pháp luận biện chứng là:

a. Nhìn thế giới trong sự tĩnh tại, vận động và không phát triển
b. Nhìn thế giới trong sự cô lập, không vận động, không phát triển
c. Nhìn thế giới trong một chỉnh thể, luôn vận động và phát triển
d. Áp dụng một cách rập khuôn và máy móc

Câu 13: "Rượu tan trong nước" là hình thức vận động:

a. Cơ học        b. Lý học        c. Hóa học              d. Sinh học

Câu 14: Cơ sở để xem xét các mặt đối lập:

a. Tính chất của sự vật và hiện tượng
b. Đặc điểm của sự vật và hiện tượng
c. Các mặt đối lập luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau
d. Chiều hướng trái ngược nhau các mặt đối lập

Câu 15: Nguyên tắc cơ bản nào để phân chia các trường phái triết học.

a. Thời gian ra đời.
b. Thành tựu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.
c. Hai vấn đề cơ bản của triết học.
d. Đóng góp cho xã hội

Câu 16: Cây ra hoa kết trái thuộc hình thức vận động nào?

a. Cơ học        b. Lý học           c. Hóa học             d. Sinh học

Câu 17: Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng là:

a. Cái mới ra đời giống như cái cũ
b. Cái cũ bao giờ cũng tiến bộ hơn cái mới
c. Cái mới ra đời tiến bộ, hoàn thiện hơn cái cũ
d. Cái mới ra đời lạc hậu hơn cái cũ

Câu 18: Vận động nào sau đây không phải là sự phát triển?

a. Bé gái → thiếu nữ → phụ nữ trưởng thành
b. Nước bóc hơi → mây → mưa → nước
c. Học sinh lớp 10 → lớp 11 → lớp 12
d. Học lực yếu → học lực trung bình → học lực khá

Câu 19: Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra một cách:

a. Quanh co, phức tạp         b. Đơn giản, thẳng tắp
c. Từ từ, thận trọng             d. Không đồng đều

Câu 20: Quan niệm nào sau đây không đúng?

a. Cái tiến bộ chưa hẳn là cái mới
b. Mọi cái cũ đều lạc hậu
c. Cái mới chưa hẳn là tiến bộ
d. Không phải cái cũ nào cũng lỗi thời

Câu 21: Khẳng định nào sau đây là sai?

a. Dòng sông đang vận động
b. Xã hội không ngừng vần động
c. Cây cầu không vận động
d. Trái đất không đứng im

Câu 22: Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng gọi là:

a. Chất             b. Lượng            c. Độ              d. Điểm nút

Câu 23: Giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là:

a. Chất         b. Lượng           c. Độ               d. Điểm nút

Câu 24: Trong các câu sau đây, câu nào không thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi?

a. Tích tiểu thành đại               b. Nước đổ đầu vịt
c. Kiến tha lâu cũng đầy tổ      d. Góp gió thành bão

II. Tự luận: (4,0 điểm)

1/ Thế nào là mâu thuẫn? Cho ví dụ? (1.0 đ)

2/ Thế nào là phát triển? Cho ví dụ về sự phát triển của bản thân em. (1.0 đ)

3/ Tình huống: Gần đến thi HKII mà Hùng vẫn mải mê đi chơi, không chịu học bài. Thấy vậy, Bình khuyên Hùng hãy tập trung vào việc học ôn thi nhưng Hùng cho rằng việc thi cử là do vận may quyết định, không nhất thiết phải chăm học, học giỏi mới thi đậu mà hãy nên khấn lễ thường xuyên thì sẽ làm bài được. Bình phản đối và cho rằng nếu không lo học bài thì cho dù có khấn lễ nhiều đến đâu cũng không làm bài được.

a. Vận dụng kiến thức đã học, em hãy cho biết quan điểm của bạn Hùng và bạn Bình là thế giới quan gì?

b. Em đồng tình và không đồng tình quan điểm bạn nào? Vì sao?

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1 MÔN GDCD LỚP 10

I. TRẮC NGHIỆM. Mỗi câu đúng 0,25 điểm

1. B
2. C
3. C
4. B
5. A
6. D
7. D
8. A
9. A
10. B
11. B
12. C
13. B
14. D
15. C
16. D
17. C
18. B
19. A
20. B
21. C
22. C
23. D
24. B

II. TỰ LUẬN

Câu 1

  • Khái niệm mâu thuẫn: Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau. 0,5
  • Cho ví dụ: 0,5

Câu 2

  • Khái niệm phát triển: Dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện. Cái mới ra đời thay cho cái cũ, cái tiến bộ thay cho cái lạc hậu. 0,5
  • Cho ví dụ : 0,5

Câu 3

a. Bạn Hùng theo thế giới quan duy tâm, bạn Bình theo thế giới quan duy vật.

b. Đồng tình với quan điểm bạn Bình

Vì: Đây là quan điểm đúng đắn, sáng suốt, có ý thức, tinh thần trong học tập, phù hợp với thực tế cuộc sống. Phải tự tin vào năng lực bản thân, ra sức học tập rèn luyện. Đừng nên trông chờ ỷ lại vào người khác. Còn bạn Hùng mù quáng, tin vào điều mơ hồ, hoang đường, thiếu sáng suốt.

0