Đề kiểm tra 1 tiết HK2 năm 2016 môn Hóa 11 – THPT Ngô Gia Tự
Đề kiểm tra 1 tiết HK2 năm 2016 môn Hóa 11 trường THPT Ngô Gia Tự giúp các em củng cố kiến thức chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới: ...
Đề kiểm tra 1 tiết HK2 năm 2016 môn Hóa 11 trường THPT Ngô Gia Tự giúp các em củng cố kiến thức chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới:
Xem thêm:
1. Anken là hiđrocacbon có:
A. Một liên kết pi (Π). B. Một liên kết đôi, mạch hở.
C. Công thức chung CnH2n + 2 D. Một liên kết ba, mạch hở.
2. Các ankan không tham gia loại phản ứng nào sau đây:
A. Phản ứng tách. B. Phản ứng thế. C. Phản ứng cộng. D. Phản ứng oxi hoá.
3. Cao su buna là sản phẩm trùng hợp chủ yếu của:
A. Buta-1,3-đien. B. Isopren. C. Buta-1,4-đien. D. But-2-en.
4. Dãy các chất sau đây đều làm mất màu dung dịch brom?
A. Khí cacbonic, metan, axetilen. B. Propan, propin, etilen.
C. Metan, etilen, propen D. Etilen, propilen, axetilen.
5. Trong các chất dưới đây, chất nào có tên gọi là đivinyl?
A. CH2 = CH - CH = CH2 B. CH2 = CH - CH = CH – CH3
C. CH2 = CH - CH2 - CH = CH2 D. CH3 - CH = CH - CH3
6. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12?
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.
7. Công thức chung của ankin là:
A. CnH2n+2 (n ≥2). B. CnH2n-2 (n ≥2). C. CnH2n-2 (n ≥3). D. CnH2n+2 (n ≥1).
8. Khi cho axetilen tác dụng với nước (có HgSO4/H+) thu được X. X là:
A. CH3COOH. B. CH3CHO. C. CH2=CHOH. D. C2H5OH.
9. Chất nào có đồng phân hình học cis-trans:
A. but-1-en. B. but-2-en. C. pent-1-en. D. 2-metyl but-2-en.
10. Cho ankan A có tên gọi: 3-etyl-2-metylhexan. Công thức phân tử của A là:
A. C8H18. B. C11H24. C. C10H22. D. C9H20.
11. Công thức phân tử của buta-1,3-đien và isopren tương ứng là:
A. C4H8 và C5H10 B. C4H6 và C5H10 C. C4H4 và C5H8 D. C4H6 và C5H8
12. Có bao nhiêu đồng phân ankin C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
13. Ankin X có công thức cấu tạo: C ≡ C-CH(CH3)-CH3 tên thay thế của X là:
A. 3-metylbut-2-in. B. 2-metylbut-1-in. C. 2-metylbut-3-in. D. 3-metylbut-1-in.
14. Đốt cháy a mol ankin thu được b mol CO2 và c mol H2O. Quan hệ giữa a, b,c là:
A. b<c, a=b-c. B. b>c, a=b-c. C. b>c, a= c-b. D. b>c, a=b+c.
15. Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, sản phẩm chính thu được là
A. CH3-CH2-CHBr-CH2Br. B. CH3-CH2-CH2-CH2Br.
C. CH3-CHBr -CH2 -CH3. D. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br.
16. Hỗn hợp X gồm một metan và một anken. Cho 5,6 lít X qua dung dịch brom dư thấy khối lượng bình brom tăng 7,28 gam và có 2,688 lít khí bay ra (khí đo ở đktc). CTPT của anken là:
A. C5H10 B. C4H8 C. C2H4 D. C3H6
17. Khối lượng Br2 tối đa có thể kết hợp với 5,4 gam buta-1,3-đien là:
A. 16g. B. 8g. C. 32g. D. 48g.
18. Dẫn 0,2 mol một olefin A qua dung dịch Br2 dư khối lượng bình sau phản ứng tăng 5,6 gam. CTPT của A là:
A. C2H4 B. C3H6 C. C4H8 D. C5H10
19. Cho 1,3g ankin A, chất khí ở nhiệt độ thường tác dụng với AgNO3/NH3 tạo 12g kết tủa vàng nhạt. CTPT A là:
A. C2H2 B. C3H6 C. C3H4 D. C4H4
20. Ankan Y có công thức phân tử là C6H14.Số dẫn xuất monoclo lớn nhất có thể thu được khi thực hiện phản ứng thế clo vào Y là
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
21. Hỗn hợp khí X gồm C2H6, C3H6, C4H6. Tỉ khối của X so với H2 bằng 24. Đốt cháy hoàn toàn 0,96 gam X trong oxi dư rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 1 lít dung dịch Ba(OH)20,05M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 9,85 B. 7,88 C. 13,79 D. 5,91
22. Một bình kín chỉ chứa các chất sau gồm : 0,25 mol axetilen, 0,2 mol vinylaxetilen, 0,325 mol hiđro trong bột niken. Nung nóng bình một thời gian, thu được hồn hợp khí A có tỉ khối so với H2 bằng 19,5. Khí A phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch AgNO3 1,75M trong dung dịch NH3, thu được m gam kết tủa và 5,04 lít hỗn hợp khí B (đktc). Khí B phản ứng tối đa với 44 gam bom trong dung dịch. Giá trị của m là
A. 38,2. B. 46,0. C. 92,0. D. 45,9.
23. Hỗn hợp A gồm C2H2 và H2 (tỉ lệ mol 1 :1).Lấy một lượng hỗn hợp A cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp B gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục B vào dung dịch brom dư thì khối lượng bình brom tăng 5,4 gam và thoát ra 2,24 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với He là 4. Số mol O2 cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp B là
A. 0,75 B. 1,0 C. 0,6 D. 0,5
24. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm C2H2, C3H4 và C4H4 (số mol mỗi chất bằng nhau) thu được 0,09 mol CO2. Nếu lấy cùng một lượng hỗn hợp X như trên tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thì khối lượng kết tủa thu được lớn hơn 4 gam. Công thức cấu tạo của C3H4 và C4H4 trong X lần lượt là:
PHẦN TỰ LUẬN (4,00đ)
Câu 1: Hoàn thành phương trình phản ứng sau,ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có).
a. Propen + H2O -->
………………………………………………………………………………………………………
b. Propin + H2 (xúc tác Pd/PbCO3) --->
………………………………………………………………………………………………………
c. C3H8 + Cl2 (xrightarrow[as]{1:1})
…………………………………………………………………………………………………………
Câu 2: Bằng phương pháp hoá học nhận biết các chất : Etan ,etilen ,but-1-in
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 2,42g hỗn hợp X gồm hai ankin A,B kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 4,032 lít CO2(đktc)
a.Tìm CTPT của A,B và khối lượng của mỗi ankin trong hỗn hợp X
b.Cho 2,42 g hỗn hợp X vào dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3 sau một thời gian thấy lượng kết tủa vượt quá 3 gam .Tìm CTCT của A,B
Đáp án đề kiểm tra 1 tiết HK2 năm 2016 môn Hóa 11 – THPT Ngô Gia Tự
zaidap.com
CHºC